PHƯƠNG PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG Ở TRẺ
Có thể bạn quan tâm
Tin tức & Sự Kiện
PHƯƠNG PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG Ở TRẺ14 Tháng Bảy, 2020 Đăng Bởi IMA VN
Chứng mất tập trung gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng học tập của trẻ. Làm thế nào để biết con mình đang trong tình trạng giảm khả năng tập trung và có những phương pháp nào cải thiện được tình trạng này? Các vị phụ huynh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn cho các con những cách chữa phù hợp nhé!
I. Dấu hiệu con bạn đang bị giảm khả năng tập trung
Nếu các bé nhà mình đang có một trong những dấu hiệu dưới đây, các bậc phụ huynh nên kiểm tra lại và tìm cách điều chỉnh phù hợp cho bé vì rất có khả năng bé đang trong tình trạng giảm khả năng tập trung.
1. Hay quên
Bình thường trẻ nhỏ có xu hướng rất tập trung khi chơi, xem phim, nghe nhạc hay làm bất cứ việc gì đó. Thế nhưng, vào một ngày bé làm việc gì cũng hay quên, chẳng hạn, không nhớ đồ chơi vừa chơi để ở đâu, hay bộ phim, biết tên bài hát đang nghe nhưng không nhớ hết được tên bài là gì, hoặc bút, sách không nhớ để đâu…thì cha mẹ hãy chú ý nhé vì các bé có thể đang mắc phải tình trạng giảm khả năng tập trung.
Nếu tập trung cao độ vào việc đang làm chắc chắn bé sẽ không hay quên như vậy. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tới tình trạng mau quên ở con.
2. Hay xao nhãng
Hay xao nhãng cũng là một trong những biểu hiện của những bé bị mất tập trung trong học tập. Bé thường cảm thấy chán nản, không để tâm, không dồn công sức vào công việc chính phải làm, dễ dàng bị lôi cuốn vào những thứ khác.
Một số ví dụ điển hình như:
-
Bé đang học bài nhưng học được tầm 5 phút đã đứng lên chạy lại xem bộ phim hoạt hình đang xem dở hoặc táy máy nghịch các vật dụng xung quanh
-
Bé đang ăn cơm nhưng bé lại không ngừng nói chuyện về những việc khác hoặc chú tâm vào câu chuyện của các thành viên trong gia đình và quên không ăn
-
Cha mẹ đang dạy bé một điều gì đó thì bé lại đặt câu hỏi về một vấn đề khác hẳn,…
3. Không tuân thủ các chỉ dẫn của người khác
Độ tuổi càng nhỏ, các bé càng cần phải được sự chỉ dẫn tỉ mẩn của người lớn để học cách thức làm việc gì. Tuy nhiên, thay vì nghe theo lời của thầy cô, cha mẹ, ông bà… một số bé lại không tuân thủ, không chấp hành theo những điều được hướng dẫn. Đây chính là biểu hiện của chứng giảm khả năng tập trung.
Khi mất tập trung, trẻ bỏ qua những kiến thức và hướng dẫn quan trọng. Do vậy, bé sẽ gặp khăn khi muốn hoàn thành nhiều công việc vì bé không hiểu, không biết làm…dẫn đến việc bé có xu hướng bỏ bê mọi việc, chán nản.
4. Học tập, vui chơi không có tổ chức
Một trong những dấu hiệu để nhận biết trẻ có bị mất tập trung hay không chính là ở việc bé học tập hay vui chơi đều không có tổ chức. Trong học tập, bé sẽ thích làm bài tập hơn học lý thuyết hoặc làm bài tập luôn, không cần học kỹ lý thuyết, hay các kiến thức được học bé thích nhớ gì thì nhớ, thích học gì thì học thay vì phải học theo một trình tự từ cơ bản đến nâng cao. Cũng như vậy, khi vui chơi, đặc biệt là những hoạt động vui chơi nhóm cùng bạn bè, bé sẽ không tuân thủ theo những gì thầy cô đưa ra.
II. Nguyên nhân làm giảm khả năng tập trung
Tình trạng suy giảm khả năng tập trung ở trẻ nhỏ thông thường gây ra bởi 5 nguyên nhân sau:
1. Chế độ dinh dưỡng
Bé bị mất tập trung khiến chân tay bồn chồn, không thể ngồi yên trên ghế cũng không thế đứng nguyên một chỗ cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé nhà bạn đang có một chế độ dinh dưỡng thiếu chất. Một trong những chất thường bị thiếu nhất là sắt.
Ngày nay, rất nhiều bé thường được bố mẹ cho ăn quá nhiều đồ ăn vặt, chứa hàm lượng đường cao như bánh kẹo hay đồ ăn nhanh, khiến bé thừa năng lượng, no bụng và đến bữa cơm bé sẽ không ăn được nữa. Trong khi đó, bữa ăn chính lại rất quan trọng vì có rất nhiều thực phẩm tươi như rau xanh, trứng hay sữa giúp bổ sung sắt và các loại chất khoáng cùng vitamin cần thiết cho não bộ. Thiếu sắt gây mệt mỏi thể chất, giảm chú ý, làm mất tập trung và gây ra những vấn đề về trí nhớ.
2. Không gian làm việc nhiều xao nhãng
Không gian xung quanh có ảnh hưởng rất nhiều tới sự tập trung của bé. Những tiếng ồn, tiếng cười đùa, hay một bản nhạc sôi động, một bộ phim hoạt hình vui nhộn hoặc một trò chơi hấp dẫn…đều là những nhân tố thu hút bé. Bé sẽ bỏ dở công việc đang làm để tìm đến những thứ hấp dẫn hơn thay vì làm xong rồi mới nghỉ.
3. Thiếu ngủ
Sau 1 ngày dài học trên lớp, về nhà là lúc bé cần được chơi đùa và nghỉ ngơi. Sau khi ăn cơm, nghỉ ngơi và học bài xong, các bé sẽ thường đòi mẹ xem phim, đi chơi, đọc sách truyện, vẽ vời hay được chơi một trò nào đó. Rất nhiều bé thường mải chơi quên cả ngủ, khiến bé đi ngủ muộn. Chính vì vậy, sáng hôm sau bé sẽ dậy muộn, không muốn đi học hoặc khi đến lớp vào cơ thể bé sẽ rất uể oải, buồn ngủ và mệt mỏi mất tập trung học bài.
Giấc ngủ ban đêm quan trọng nhất nhưng giấc ngủ trưa cũng khá quan trọng. Vì giờ học chiều khá sát nên thay vì ngủ khoảng 15 đến 30 phút bé thường để thời gian đó chơi hoặc làm bất kỳ một việc khác. Điều này cũng rất dễ khiến bé buồn ngủ ngay những tiết học đầu và khiến bé giảm tập trung khi nghe giảng và học bài.
4. Sử dụng nhiều thiết bị công nghệ
Hiện nay, không chỉ giới trẻ hay người lớn mới biết dùng các thiết bị công nghệ hiện đại. Những đứa trẻ tầm tuổi mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở…tuổi còn nhỏ nhưng đã biết dùng ipad, smartphone nhanh nhạy để chơi game, xem hoạt hình… Các bé tiếp xúc hàng ngày với các thiết bị đó và dần trở thành một thói quen dẫn đến “nghiện”.
Với nhiều bé, tần suất sử dụng các thiết bị công nghệ trong ngày của bé còn nhiều hơn cả việc học hoặc chơi với người thân, bạn bè, khiến trẻ trở nên chậm chạp, ít nói và kém tập trung. Việc sử dụng thiết bị công nghệ và tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh từ màn hình máy tính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung của trẻ.
5. Căng thẳng trong học tập
Khi bắt đầu đến tuổi đi học bé sẽ phải tiếp cận và học khá nhiều kiến thức, càng lên lớp cao kiến thức càng nhiều và càng khó. Chính vì vậy, bé sẽ cảm thấy rất căng thẳng khi ở trên lớp hay ở nhà. Khi quá căng thẳng làm việc gì bé cũng sẽ không tập trung được vì não bộ luôn cảm thấy quá tải. Bên cạnh đó, căng thẳng quá cũng khiến bé bị đau đầu, dẫn đến tình trạng không ổn định, mệt mỏi khó tập trung.
III. 7 Cách khắc phục bệnh mất tập trung
Nắm bắt được các biểu hiện và nguyên nhân gây giảm khả năng tập trung ở trẻ, cha mẹ nên tìm cho các bé những phương pháp để có cách khắc phục bệnh mất tập trung phù hợp cho con trẻ. Mời quý bậc phụ huynh tham khảo 7 cách sau
1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Như đã nói, một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự mất tập trung ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy hạn chế cho các con ăn đồ ngọt, nước ngọt, mà thay vào đó cho các bé ăn nhiều đồ ăn, đồ uống chứa nhiều chất sắt. Đặc biệt, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các đồ ăn khác trước khi ăn bữa chính. Các bữa chính của bé nên có nhiều rau củ, sữa,…đảm bảo có chất sắt. Các bậc phụ huynh cũng nên chú ý cho các bé ăn trong chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn đủ.
2. Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon sẽ khiến con người đủ năng lượng để làm việc, học tập trong một ngày. Thực tế, trẻ em cần ngủ từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày, tính cả giấc ngủ trưa và ban đêm. Cũng giống như người lớn khi không được ngủ đủ giấc sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện như vậy, chán nản, uể oải, giảm chú ý, trí nhớ kém. Chính vì vậy, các bé cần được ngủ đủ giấc, đúng giờ để đảm bảo về cả thời gian và chất lượng.
3. Tạo không gian làm việc thoải mái, yên tĩnh
Không gian xung quanh cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung của bé. Một không gian ồn ào, bí bách, không thoải mái sẽ khiến bé không chịu tập trung học bài hoặc làm xong việc. Chính vì vậy, thời gian đầu mới rèn luyện sự tập trung thì cha mẹ nên tạo không gian yên tĩnh để bé học bài.
Tuy nhiên, khả năng tập trung là điều có thể luyện tập được. Khi trẻ đã tập được thói quen tập trung cao độ, thì dù môi trường xung quanh ồn ào, trẻ vẫn có thể học bài hiệu quả.
Để rèn luyện phương pháp tập trung cao độ thì phụ huynh có thể đưa trẻ đến IMA Việt Nam để học chương trình “Số học trí tuệ thông minh”. Đây là một chương trình đã được kiểm nghiệm chuẩn Quốc tế, có nguồn gốc từ Malaysia, học thông qua công cụ bàn tính gảy và các con số rất đặc biệt và hiệu quả.
Tại IMA, qua nhiều hoạt động tính toán với bàn tính gảy, viết số nhanh,… trẻ được luyện tập để có thể tập trung tính toán và tư duy nhanh ngay cả trong môi trường ồn ào và có nhiều yếu tố gây xao nhãng xung quanh.
4. Tránh xa các thiết bị công nghệ và mạng xã hội
Các thiết bị công nghệ và mạng xã hội có thể là nguồn giải trí thư giãn lý tưởng sau ngày dài bận rộn. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng, chúng không chỉ gây hại cho sức khỏe và đôi mắt của trẻ mà còn khiến não bộ của trẻ hoạt động bất ổn, dẫn đến tình trạng mất tập trung.
Thêm vào đó, việc sử dụng quá nhiều giờ các thiết bị công nghệ như ipad, smartphone rất dễ khiến bé quên đi việc mình phải học bài, vui chơi cùng bạn bè, người thân. Thậm chí, khi học hay chơi bé còn rất dễ xảy ra tình trạng lơ là, không để tâm đến việc mình đang làm vì cứ ngẩn ngơ, mơ tưởng đến việc sử dụng những thiết bị vui chơi không tốt đó.
Cha mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ của trẻ để đảm bảo con không ngồi bên máy tính quá lâu.
5. Không làm nhiều việc một lúc
Từ lúc bắt đầu đi học, ngoài việc trẻ phải tiếp cận với một lượng kiến thức dày đặc, khó các bé còn phải làm khá nhiều bài tập. Lượng bài tập này nếu không được xử lý theo ngày thì có thể bị dồn cụm lại thành một khối lượng rất lớn.
Các bé không nên dồn kiến thức, bài tập hay ôn tập một lúc vào cuối tuần mới học. Thay vì vậy, bé nên học đến đâu nhớ và làm bài tập áp dụng hết tới đó. Không chỉ học tập, với các công việc khác, bé cũng nên làm từng việc một, không vì quá áp lực, cần nhanh nhanh chóng chóng mà vội vã làm thật nhiều việc một lúc.
Cha mẹ nên sát sao với việc học của con, nhắc con học đúng giờ chứ không nên dồn ép con học quá nhiều và ép con làm bài nhanh. Hãy cho con khoảng thời gian học cần thiết và không ôm đồm bắt con học thêm nhiều.
6. Tập thể dục
Cha mẹ có thể tập thể dục cùng con để khuyến khích con vận động
Tập thể dục hàng ngày cũng là một phương pháp có thể giúp các bé tăng khả năng tập trung cao độ. Sau những giờ học hành căng thẳng trên lớp, cha mẹ nên cho bé đi học các lớp về thể thao, khiêu vũ, hay chạy bộ, tập thể dục cùng cha mẹ…để một phần nâng cao sức khỏe, một phần giúp bé thư giãn đầu óc, để nâng cao khả năng tập trung học và làm những công việc tiếp theo.
7. Rèn luyện tập trung một cách từ từ
Với mong muốn rèn luyện để nâng cao khả năng tập trung, cha mẹ đôi khi mong muốn con em mình rèn luyện một cách dồn dập, nhanh chóng để sớm đạt được hiệu quả. Đa phần phụ huynh không hiểu rằng làm việc gì một cách vội vã cũng phản tác dụng, rèn luyện tập trung cũng vậy. Chính vì vậy, bằng những phương pháp mình lựa các em hãy từ từ rèn luyện khả năng tập trung hàng ngày và hợp lý. Dần dần khả năng tập trung của các em sẽ được nâng cao và đạt được hiệu quả mình mong muốn. Bệnh mất tập trung thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 4 đến 14 tuổi. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lựa chọn cho các bé những phương pháp học phù hợp. Để đạt được hiệu quả nhanh chóng và lâu dài hơn, các bậc phụ huynh nên cho các bé đến các trung tâm uy tín để học. Ở Việt Nam hiện nay, chương trình bàn tính và số học trí tuệ thông minh IMA đang là một trong những phương pháp hàng đầu nhận được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh và các em để rèn luyện tránh được tình trạng giảm khả năng tập trung ở trẻ nhỏ.
-
Chương trình dựa trên việc luyện tập tính toán thường xuyên với công cụ bàn tính gảy cùng nhiều hoạt động số học khác để kích thích trẻ từ 4 đến 14 tuổi tư duy và phát triển não bộ.
-
Mang đến cho các em một bộ não khỏe mạnh, ổn định, phát triển toàn diện, đồng nghĩa với việc khả năng tập trung của các em cũng được cải thiện
———————————
TÌM HIỂU THÊM VỀ IMA VIỆT NAM: ▶️ Tham khảo chương trình: https://imavietnam.com/hoi-dap/ ▶️ Truyền hình nói về IMA: https://bitly.com.vn/3YQhf ▶️ Chuyên gia nói gì về IMA: https://bitly.com.vn/EybU3 ▶️ Phụ huynh và học sinh nói về IMA: https://bitly.com.vn/5WspL
Bình Luận
Chương trình IMA
- Kỹ Năng Sống
- Tiếng Anh
- Toán Tư Duy
- Văn Hóa
Tin Tức & Sự Kiện
NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH GIÁO DỤC – CƠ HỘI ĐẦU TƯ HẤP DẪN
31 Tháng Mười, 2024
TUYỂN SINH LỚP TOÁN TƯ DUY – CHƯƠNG TRÌNH SỐ HỌC TRÍ TUỆ THÔNG MINH TẠI NGHỆ AN
28 Tháng Mười, 2024
Tư Duy Ngôn Ngữ Là Gì? Tại Sao Nên Học Tiếng Anh Cùng Hệ Thống Giáo Dục IMA Việt Nam?
24 Tháng Mười, 2024
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC QUỐC TẾ IEC
0973962456 admin@imavietnam.com Số 7, Đại Lộ Lê Nin, Thành phố Vinh, Nghệ An © 2024 IMA VIỆT NAM 0973 962 456 ×Từ khóa » Cách Rèn Sự Tập Trung Cho Trẻ
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ - Superbrain
-
Chín Cách Giúp Trẻ Tập Trung - VnExpress
-
Cha Mẹ Làm Gì để Rèn Tính Tập Trung Cho Trẻ? - CTH EDU
-
Trẻ Mất Tập Trung Và 12 Phương Pháp Giúp Con Cải Thiện
-
Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ 0-6 Tuổi - Hotkids Việt Nam
-
13 Cách Giúp Trẻ Rèn Luyện Khả Năng Tập Trung Xử Lý Công Việc Hiệu Quả
-
Cách để Tập Trung Học Bài Cho Trẻ đạt Hiệu Quả Cao - Chilux
-
9 Phương Pháp Dạy Con Học Tập Trung Hiệu Quả Nhất - Hanoi Academy
-
5 Cách Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ Mẹ Nên Biết - POH Thai Giáo
-
Phương Pháp Dạy Con Tập Trung Học Bài Hiệu Quả - AFamily
-
Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ - YouTube
-
Bí Quyết Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ Ba Mẹ Nên Biết - My Kingdom
-
CÁCH RÈN LUYỆN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ MẦM NON HIỆU QUẢ
-
12 Cách Giúp Trẻ Tăng động Tập Trung Chú ý, Học Hành Tốt Hơn!