12 điều Y đức Ngành Y Tế Giúp Liên Hệ đạo đức Bản Thân Người Cán Bộ

Để trở thành một thầy thuốc, bác sĩ được nhiều người yêu mến và kính nể, ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm chữa bệnh ra thì đạo đức, lương tâm hành nghề cũng là điều quan trọng cần được chú trọng. Sau đây là 12 điều y đức mà những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, y dược cần phải ghi nhớ.

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Y đức là gì?
  • 12 điều y đức trong ngành y tế
  • Chuẩn mực đạo đức ngành y tế

Y đức là gì?

Từ nhỏ, mỗi một công dân đều được gia đình và nhà trường dạy dỗ, rèn luyện về tính kỉ luật, kỉ cương, bồi dưỡng nhân cách và đạo đức sao cho trở thành một con người tốt, có ích cho xã hội.

Đối với những người làm trong lĩnh vực giáo dục và y tế thì việc đào tạo này lại mang đến một ý nghĩa quan trọng gắn liền với đạo đức và tiêu chuẩn hành nghề, được gọi là y đức.

Y đức của một người thầy thuốc, bác sĩ chính là hình ảnh mà người đó mang lại khi tiếp đón, phục vụ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của mình. Một người bác sĩ có y đức là một người luôn luôn có thái độ niềm nở, tiếp đón tận tình, quan tâm chăm sóc những người bệnh mà không mang mục đích trục lợi, ý đồ riêng.

Ngoài ra, y đức còn được thể hiện thông qua kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc học tập, chữa trị và sáng kiến đổi mới, phát triển sự nghiệp của một người trong ngành y tế. Vì vậy, nếu không có y đức, một bác sĩ sẽ không thể đạt được những thành tựu trong sự nghiệp của mình.

Y đức là gì

12 điều y đức trong ngành y tế

Nhận thấy tầm quan trọng của y đức trong công tác hành nghề của tất cả các cán bộ bác sĩ, y tá, nhân viên công tác xã hội. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Bộ Y Tế đã đưa ra văn bản, quy định về 12 điều y đức trong ngành y tế áp dụng với tất cả cán bộ nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực y dược, kể cả ở nước ngoài hay trong lãnh thổ Việt Nam.

12 điều y đức này đã trở thành lời nhắc nhở, lời gối đầu của không biết bao nhiêu thế hệ y sĩ, bác sĩ, dược sĩ tại các bệnh viện, trung tâm sức khỏe, trường y trên cả nước và chắp cánh cho sự phát triển của rất nhiều bác sĩ giỏi hàng đầu trong lĩnh vực y khoa ở nước ta. Dù điều trị ở bất kì đâu, căn bệnh nào, đặc biệt là những căn bệnh người dân hay bị như ung thư, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp,… thì cũng đều cần giữ trọn vẹn những điều lệnh này.

Vì vậy, đây là điều mà những người hoạt động trong lĩnh vực y tế bắt buộc phải ghi nhớ,  thuộc lòng nếu muốn trở thành người bác sĩ giỏi, lương y tốt trong mắt mọi người. Sau đây là tóm tắt về 12 điều y đức của ngành y tế Việt Nam:

  • Ghi nhớ, thực hiện theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp luật, quy chế hành nghề, chuyên môn lĩnh vực hoạt động. Không đem người bệnh ra để thí nghiệm, chẩn đoán hay điều trị bằng các phương pháp chưa được cấp phép của Bộ Y tế cũng như có được sự đồng ý từ phía bệnh nhân.
  • Tôn trọng về quyền và nghĩa vụ của bệnh nhân, quyền riêng tư, quyền được thăm khám và điều trị bệnh, tuyệt đối không được phân biệt đối xử giữa người với người. Không được thể hiện thái độ ban ơn, lạm dụng chức quyền để gây phiền hà, khó dễ cho người bệnh.
  • Có thái độ ân cần, tận tình, niềm nở, chu đáo khi thăm khám cho người bệnh, có trang phục, tác phong chuyên nghiệp khi tiếp xúc với người nhà bệnh nhân.
  • Xử lý kịp thời vấn đề cho người bệnh, cấp cứu nhanh chóng cho những trường hợp nguy cấp.
  • Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc một cách hợp lý, phù hợp và an toàn. Không vì lợi ích nhỏ của cá nhân mà thực hiện kê đơn kém chất lượng, không giải quyết được tình hình của bệnh.
  • Khi đang trong thời gian làm việc, làm nhiệm vụ tuyệt đối không được rời bỏ vị trí.
  • Khi bệnh nhân xuất viện cần dặn dò, khuyến cáo ân cần, chu đáo.
  • Trong trường hợp người bệnh bị tử vong cần cảm thông, chia sẻ nỗi buồn với người nhà bệnh nhân.
  • Đoàn kết, kỷ luật và tôn trọng đồng nghiệp. Kính trọng bậc tiền bối, thầy hay các bạn đồng nghiệp có kiến thức chuyên môn cao. Tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm một cách nghiêm túc, cầu tiến.
  • Khi thiếu sót, sai phạm cần kiểm điểm bản thân, nhận lấy trách nhiệm và có phương án khắc phục sai sót.
  • Tích cực tham gia và gương mẫu trong các phong trào, hoạt động tuyên truyền về giáo dục sức khỏe của bệnh viện, trung tâm sức khỏe.

12 điều y đức trong ngành y tế

Chuẩn mực đạo đức ngành y tế

Nghề y vẫn luôn là một nghề cao quý và được tôn vinh từ bao thế hệ nay. Điều này được hình thành là do công sức cũng như hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ bác sĩ, thầy thuốc vì lợi ích cộng đồng.

Tuy nhiên, chỉ vì một vài bộ phận nhỏ cán bộ nhân viên làm trong lĩnh vực y dược mà hình ảnh cao đẹp của những người thầy thuốc, lương y đã dần phai nhạt mà thay vào đó là những mặt xấu khiến cho người dân ngày càng mất niềm tin vào y tế Việt Nam.

Để giữ và nâng cao hình ảnh nét đẹp của các cán bộ nhân viên y tế, ngoài 12 điều y đức đã được ban hành, các lãnh đạo cấp cao của Bộ Y tế đã đưa ra những quy tắc ứng xử dành cho những bác sĩ, y tá, lương y đang hoạt động trong lĩnh vực y dược.

Sau đây là những quy tắc ứng xử và đạo đức của người thầy thuốc:

  • Thái độ tiếp đón niềm nở, nhã nhặn khi người bệnh đến thăm khám và điều trị.
  • Chăm sóc ân cần, nhiệt tình, chu đáo.
  • Hết mình chăm lo cho sức khỏe bệnh nhân.
  • Không hách dịch, lạm dụng quyền lực để trục lợi cho bản thân.
  • Tuân thủ pháp luật, không làm trái lương tâm, đạo đức hành nghề.
  • Thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp, những người làm trong lĩnh vực y tế.

Như vậy trên đây là 12 điều y đức dành cho tất cả các cán bộ nhân viên, bác sĩ, y tá và các đối tượng đang hoạt động trong lĩnh vực y tế theo chỉ thị từ Bộ Y tế. Hi vọng với những thông tin bên trên, mọi người đã nắm rõ về những quy tắc ứng xử, đạo đức mà người thầy thuốc bắt buộc phải có để có thể nâng cao hình ảnh đẹp đẽ trong mắt người bệnh.

Nguyễn Bá VưỡngNguyễn Bá Vưỡng

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

Sở y tế Hà NộiSở Y Tế Hà Nội: Lịch hoạt động, cơ cấu tổ chức, địa chỉ và chức năng Sở Y Tế TP.HCMSở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM): Cơ cấu tổ chức, địa chỉ và thông tin Bệnh viện phổi Đà NẵngBệnh viện phổi đà nẵng, thanh hóa, nghệ an: Địa chỉ, khoa khám bệnh, bảng giá Default ThumbnailLuật bảo hiểm y tế là gì, thông tin sửa đổi và bổ sung mới nhất Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ngườiQuá trình tiêu hóa thức ăn ở người nói chung và ở dạ dày, ruột non nói riêng

Từ khóa » Trình Bày 12 điều Y đức