Vài Nhận Xét Về 12 điều Lệ Y đức Của Việt Nam - TaiLieu.VN
Có thể bạn quan tâm
- 12 điều y đức
- Sinh lý máu
- Điều dưỡng cơ bản
- Bệnh học nội khoa
- Phục hồi chức năng
- HOT
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
Chia sẻ: Nguyễn Ngân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8
Thêm vào BST Báo xấu 589 lượt xem 27 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủVài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức, được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện và trung tâm y tế. Nhưng ít người thuộc 12 điều này, và càng ít hơn số người thực hiện theo 12 điều y đức đó. Theo ý kiến của người viết bài này, 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi, vì một số điều không thích hợp và có những trùng lập cũng như mâu thuẫn. Phần lớn các nguyên...
AMBIENT/ Chủ đề:- 12 điều lệ y đức
- Thành tựu khoa học
- nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu y khoa
- thành tựu y học
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
- Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức, được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện và trung tâm y tế. Nhưng ít người thuộc 12 điều này, và càng ít hơn số người thực hiện theo 12 điều y đức đó. Theo ý kiến của người viết bài này, 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi, vì một số điều không thích hợp và có những trùng lập cũng như mâu thuẫn. Phần lớn các nguyên tắc y đức trên thế giới tập trung vào 4 khía cạnh chính: chuyên môn, bệnh nhân, luật pháp, và cộng đồng. Nhưng đọc qua 12 điều y đức của Việt Nam, tôi không thấy một bố cục logic như thế; thay vào đó là những câu văn dài, lượm thượm, thiếu tính liên tục, và thiếu tính khúc chiết. Chẳng hạn như Điều 1 viết “Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.” Thật ra, câu văn này không thể xem là qui ước, điều lệ, hay nguyên tắc y đức, mà là phát biểu mang tính khẩu hiệu. Ngành nghề phục vụ nào cũng cao quí, chứ chẳng riêng gì ngành y tế. Người phu quét đường hay người thợ hớt tóc cũng là những nghề cao quí. Điều 1 còn nói đến “lời dạy của Bác Hồ” nhưng không một chỗ nào trong 12 điều y đức nói đến những lời dạy đó là gì! Theo tôi, đoạn này nên bỏ vì thừa và không cần thiết. Điều 1 còn yêu cầu người thầy thuốc chẳng những không ngừng học tập mà còn “tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn”. Thật ra, điều lệ này giống như một tiêu chuẩn hơn là qui ước, và cũng rất khó thực hiện, bởi vì không phải bác sĩ hay y sĩ nào cũng có điều kiện nghiên cứu khoa học. Không một trường y hay bệnh viện nào ở nước ta có đủ sách vở và tập san y khoa
- để sinh viên và thầy cô tham khảo, thì làm sao đòi hỏi người thầy thuốc học tập liên tục được. Ở nước ngoài mà tôi biết (như Mĩ và Úc), không có qui ước này trong các nguyên tắc y đức. Do đó, tôi đề nghị bỏ điều này và thay vào một điều khác thực tế hơn, chẳng hạn như “Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi và trao dồi chuyên môn, và duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành ở mức cao nhất”. Điều 10 yêu cầu người thầy thuốc phải “Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau” tuy không có gì quá đáng, nhưng mang màu sắc thời bao cấp. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đáng được duy trì, nhưng không ai có thể kính trọng thầy cô làm sai hay thầy cô bất tài hay thiếu y đức. Do đó, khái niệm “đoàn kết” ở đây có thể bị lạm dụng để bao che cho những đồng nghiệp và bậc thầy thiếu tư cách và vô y đức. Thật ra, về mối quan hệ với đồng nghiệp, các qui ước y đức quốc tế cho phép người thầy thuốc báo cáo cho nhà chức trách biết những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo. Theo tôi, điều này cần phải sửa và viết lại theo các chuẩn mực quốc tế. Tham khảo qui ước y đức của Hiệp hội Y khoa Thế giới và Mĩ, và so sánh với 12 điều y đức của Việt Nam tôi thấy một số điều … không giống ai. Chẳng hạn như Điều 5 viết “Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh,” nhưng tôi không thấy trên thế giới có điều lệ y đức này. Ngoài ra, Điều 7 (“Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của ng ười bệnh”), Điều 8 (“Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe”) và Điều 9 (“Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết”) thật ra không phải là qui ước đạo đức, mà thực chất là những thủ tục hành chính. Đành rằng, chúng ta không bắt chước ai, nhưng vẫn có một số nguyên lí và nguyên tắc logic
- cần phải tuân thủ, và như phân tích trên, những điều này không phải là qui ước y đức, nên cần phải loại bỏ khỏi qui ước y đức. Trong trường y, người ta thường nói “hoặc là anh có đạo đức, hoặc là không”. Đạo đức, theo quan điểm này, là một tính bẩm sinh. Nhưng quan điểm mới trong các trường y ngoài này là y đức cũng cần được dạy, chứ không để mặt cho cảm tính chi phối (như thông cảm) được. Một nghiên cứu mới đây trên tập san Academic Medicine cho thấy khi bác sĩ được cho cơ hội học tập và thảo luận về y đức (bao gồm đạo đức, cách thể hiện cảm xúc với bệnh nhân, cách nói chuyện và cầm tay bệnh nhân, v.v…) mỗi tuần, chỉ sau 6 tháng họ có cải tiến rõ rệt về y đức so với nhóm bác sĩ không được dạy về y đức. Nếu kinh nghiệm từ nước ngoài là một bài học, có lẽ một cách thực tế nhất để nâng cao y đức là huấn luyện và thường xuyên thảo luận về qui ước y đức trong các trường y và bệnh viện. Nhưng để thực hiện việc này, chúng ta cần một qui ước hoàn chỉnh. Qui ước y đức nước ta đã trải qua 13 năm, và trong thời kì kinh tế hiện nay cùng với sự hội nhập của đất nước, đã đến lúc các qui ước y đức Việt Nam cần được xem xét hay soạn lại sao cho phù hợp với giá trị văn hóa Việt Nam và chuẩn mực y đức thế giới. Thật ra, đọc qua những điều lệ y đức của Việt Nam như trình bày trên, tôi thấy ta chẳng giống ai. Chẳng hạn như Điều 5 viết “Khi cấp cứu phải khẩn tr ương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh,” nhưng tôi không thấy trên thế giới có điều lệ y đức này. Ngoài ra, Điều 7 (“Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của ng ười bệnh”), Điều 8 (“Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe”) và Điều 9 (“Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết”) thật ra không phải là qui ước đạo đức, mà thực chất là những thủ tục hành chính. Đành rằng, chúng ta không bắt chước ai, nhưng vẫn có một số
- nguyên lí và nguyên tắc logic cần phải tuân thủ, và như phân tích trên, những điều này không phải là qui ước y đức, nên cần phải loại bỏ khỏi qui ước y đức. So sánh qui ước y đức Việt Nam và Mĩ Lời thề Hippocrate 12 điều y đức Nguyên tắc đạo đức y khoa (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm (Hội Y học Mĩ) công tác y tế) (Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 1. Người thầy thuốc phải tận 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng 1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi danh dự và quyền con người. người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy 2. Người thầy thuốc phải duy trì của Bác Hồ. Phải có lương tâm và các chuẩn mực của chuyên trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, ngành, thành thật trong tất cả luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất các giao tiếp chuyên môn, và đạo đức của thầy thuốc. Không phấn đấu báo cáo nhà chức ngừng học tập và tích cực nghiên trách những thầy thuốc thiếu cứu khoa học để nâng cao trình độ tư cách, hay bất tài, hay liên chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua đới đến những vụ lừa đảo. mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- 3. Người thầy thuốc phải tôn 2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện trọng luật pháp và nhận lãnh nghiêm túc các quy chế chuyên trách nhiệm theo đuổi những môn. Không được sử dụng người cải cách nhằm đem lại lợi ích bệnh làm thực nghiệm cho những tốt nhất cho bệnh nhân. phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận 4. Người thầy thuốc phải tôn của người bệnh. trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân 3. Tôn trọng quyền được khám viên y tế khác, và phải bảo vệ bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn sự riêng tư của bệnh nhân trọng những bí mật riêng tư của trong phạm vi luật pháp cho người bệnh; khi thǎm khám, chǎm phép. sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. 5. Người thầy thuốc phải liên tục Không được phân biệt đối xử với học hỏi, ứng dụng, và trao dồi người bệnh. Không được có thái độ kiến thức khoa học; duy trì ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và học thuật y khoa; cung cấp gây phiền hà cho người bệnh. Phải những thông tin liên quan đến trung thực khi thanh toán các chi phí bệnh nhân, đồng nghiệp, và khám bệnh, chữa bệnh. công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên 4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia khác khi cần thiết theo chỉ gia đình họ, luôn có thái độ niềm định. nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho
- người bệnh. Phải giải thích tình hình 6. Người thầy thuốc (ngoại trừ bệnh tật cho người bệnh và gia đình các trường hợp cấp cứu) họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; trong điều kiện thích hợp, có phổ biến cho họ về chế độ, chính quyền chọn lựa ai để phục vụ, sách, quyền lợi và nghĩa vụ của ai cần liên hệ, và có quyền người bệnh; động viên an ủi, chọn môi trường để cung cấp khuyến khích người bệnh điều trị, dịch vụ y khoa. tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu 7. Người thầy thuốc phải nhận chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng lãnh trách nhiệm tham gia vào thời thông báo cho gia đình người các hoạt động nhằm cải thiện bệnh biết. cộng đồng và y tế công cộng. 5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không 8. Người thầy thuốc trong khi được đùn đẩy người bệnh. chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối 6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn vụ bệnh nhân là trên hết. đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc 9. Người thầy thuốc phải ủng hộ kém phẩm chất, thuốc không đúng mọi thành phần trong xã hội với yêu cầu và mức độ bệnh. được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa. 7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh. 17/6/ 2001
- Nguồn: AMA 8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe. 9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. 10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. 11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. 12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một vài nhận xét điều chỉnh về phương pháp A.B.A. trong lãnh vực phục vụ trẻ Tự Kỷ
3 p | 88 | 7
-
Nhận xét kết quả sớm phẫu thuật điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ dưới 12 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
5 p | 30 | 2
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Trình Bày 12 điều Y đức
-
12 điều Y đức Của Ngành Y Tế Việt Nam
-
12 điều Y đức | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Mười Hai (12) điều Y đức: Quy Chế Bệnh Viện
-
TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ
-
12 Điều Y đức Và Quy Tắc ứng Xử - Luật Hoàng Phi
-
12 điều Y đức Ngành Y Tế Giúp Liên Hệ đạo đức Bản Thân Người Cán Bộ
-
12 Điều Y Đức Trong Ngành Y Tế Cần Nắm Rõ Và Ghi Nhớ
-
Tóm Tắt 12 điều Y đức Người Làm Công Tác Ngành Y Tế Phải Ghi Nhớ
-
Quyết định 2088/BYT-QĐ "Quy định Về Y đức" - Thư Viện Pháp Luật
-
Y ĐỨC VÀ NGHĨA VỤ NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG
-
12 Điều Y đức Của Ngành Y Tế - Y Khoa Bắc Việt
-
12 Điều Y Đức Ngành Y Tế
-
Mười Hai điều Y Đức - Ha Dong Medical College
-
Vài Nhận Xét Về 12 điều Lệ Y đức Của Việt Nam