12 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Chủ Chốt Giúp Bạn Không Bao Giờ Thất ...

Yếu tố giúp bạn có được một công việc phù hợp không chỉ nằm ở chuyên môn và còn là kỹ năng nghề nghiệp. Một hồ sơ xin việc với vô số thành tích học tập và chứng chỉ quả là xịn sò đấy. Nhưng đứng về phía nhà tuyển dụng, họ cũng tìm kiếm ở ứng viên những kỹ năng cần thiết khác.

Vậy rốt cuộc kỹ năng nghề nghiệp bạn cần có là gì? Trong bài viết này Glints tổng hợp 12 kỹ năng cần thiết nhất mọi thời đại.

1. Kỹ năng giao tiếp

Bạn cần giao tiếp để làm việc với người khác. Tuy nhiên, nó không đơn giản chỉ là nói chuyện bình thường. Sự thành bại trong công việc phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp của bạn. Giao tiếp hiệu quả giúp ban có được sự đồng thuận và hợp tác thiện chí từ đồng nghiệp, đối tác, và khách hàng.

Thực tế, kỹ năng giao tiếp là một phạm trù khá rộng bao gồm các nhân tố như ngôn ngữ, cử chỉ, thậm chí cảm nhận và cách vận dụng chúng. Một người giao tiếp tốt sẽ biết truyền tải thông điệp của mình đến người nghe. Người đó đồng thời phải biết lắng nghe, thấu hiểu, và phản hồi người nghe một cách chân thành.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Theo các chuyên gia nhân sự, gần ⅓ mô tả công việc hiện nay đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng này khi ứng tuyển. Với những ngành phức tạp và sử dụng đầu óc để phân tích nhiều như CNTT, truyền thông, chiến lược… thì kỹ năng này được xem là điều cốt lõi giúp ích công việc rất nhiều.

Người có khả năng giải quyết vấn đề sẽ đủ năng lực chịu trách nhiệm với những phần việc của mình; nhờ đó hoàn thành nó tốt nhất.

kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề

Vì bạn không thể lường trước điều gì sẽ xảy ra trong quá trình làm việc và không thể đảm bảo luôn có chuyên gia bên cạnh giúp mình xử lý khủng hoảng.

Kỹ năng giải quyết vấn đề được đặt ra để biết chắc ứng viên đó có đủ khả năng xử lý khủng hoảng hay không. Nói tóm lại, người có kỹ năng này sẽ có khả năng đưa ra quyết định tốt; và có nhiều cơ hội việc làm hơn người khác.

3. Kỹ năng ngoại giao

Ngoại giao ở đây được hiểu là kỹ năng giao tiếp và networking. Các mối quan hệ được bạn xây dựng và duy trì giúp ích cho công việc rất nhiều.

Một vài vị trí công việc như nhân viên PR; Sale; Marketing sẽ đòi hỏi ứng viên cần có kỹ năng này. Đây đều là các công việc cần đến xây dựng networking để giúp ích cho công việc của tổ chức.

Việc rèn luyện kỹ năng này tốn khá nhiều thời gian, nhất là với những ai hướng nội. Cơ hội tiếp xúc và gặp gỡ sẽ cho bạn môi trường để luyện tập khả năng giao tiếp. Bạn có thể đến các buổi hội thảo; workshop chuyên ngành để gặp gỡ người có chung sở thích trước; rồi sau đó mở rộng sang nhiều lĩnh vực không liên quan sau.

Tham gia các khóa học hoặc các buổi hẹn cà phê cùng bạn bè; cuộc hẹn giấu mặt cũng là cách hay để rèn luyện kỹ năng này. Đừng quên dành thời gian quan tâm các mối quan hệ cũ như bạn bè đại học; đồng nghiệp công ty trước đó;… Họ đều có thể trở thành khách hàng, đối tác tiềm năng của bạn trong tương lai.

4. Kỹ năng phản biện

Máy móc giúp bạn lưu trữ và phân tích lượng lớn thông tin để đưa ra kết quá gần đúng hoặc đúng nhất dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng những kết quả này vào thực tế làm việc lại là chuyện khác. Đến lúc này, bạn cần cả phản biện để đánh giá những cơ sở này đúng hay sai; nên dùng hay không.

Lúc này, kỹ năng phản biện giúp bạn xử lý thông tin; lập luận vấn đề và lần lượt đưa ra các phản hồi chính xác; thuyết phục được đối phương. Đây được xem là kỹ năng quan trọng cần có của một nhà lãnh đạo hoặc những người thường làm công việc liên quan đến chiến lược; và tham gia các cuộc họp với khách hàng.

Và để làm được điều này, bạn cũng cần một kiến thức nền vững chắc, đó là lý do tại sao chúng ta cần đến kỹ năng cứng dưới đây.

5. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Bạn không chỉ làm việc một mình. Xung quanh bạn còn có đồng nghiệp, quản lý, và khách hàng. Sự cộng tác để cùng đạt được mục tiêu chung là không thể thiếu trong một môi trường làm việc hiện đại. Do đó, làm việc nhóm hiệu quả là một kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng.

kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm

Có rất nhiều trường hợp nhân viên cực kỳ suất sắc khi làm việc độc lập nhưng lại gặp khó khăn khi làm việc với người khác. Đối với nhà tuyển dụng, người có thể làm tốt trong cả hai trường hợp này luôn được ưu tiên. Làm việc nhóm cũng thường xuất hiện trong câu hỏi về kỹ năng mềm hay tình huống mà nhà tuyển dụng hay đưa ra trong buổi phỏng vấn.

6. Kỹ năng chủ động tự học không bao giờ lỗi thời

Thật sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn mới cần đến kỹ năng tự học. Thực tế, đây là một kỹ năng nghề nghiệp bạn nên trau dồi dù ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời.

Đặc biệt khi bắt đầu một công việc hay dự án mới, bạn sẽ cần học hỏi rất nhiều. Nếu chỉ dựa dẫm vào chương trình đào tạo và hướng dẫn của công ty, bạn sẽ mất nhiều thời gian để nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn. Chìa khoá để thành công là phải biết tự tìm hiểu, nghiên cứu, và học hỏi từng ngày.

7. Ngoại ngữ cũng là một kỹ năng nghề nghiệp được săn đón

Thông thạo 1 đến 2 ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở việc giúp bạn có một công việc lương cao gấp hai gấp 3. Nó mở ra cho bạn những cơ hội và kiến thức mà bạn không ngờ tới. Đơn giản như việc biết 1 ngoại ngữ phổ biến là tiếng Anh sẽ giúp bạn tiếp cận được nguồn tài liệu nước ngoài khổng lồ phục vụ cho công việc và học tập.

Hơn thế, xu hướng hội nhập toàn cầu đòi hỏi bạn kỹ năng ngoại ngữ để có thể làm những công việc có phạm vi trong khu vực và quốc tế.

Đọc thêm: Ứng Dụng Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Từng Kỹ Năng Có Thể Bạn Chưa Biết

8. Sử dụng công nghệ

Ngay ở hiện tại, chúng ta đang sống và làm việc một cách hiện đại và thuận tiện hơn nhờ công nghệ. Hãy tưởng tượng 5 hay 10 năm tới, công nghệ sẽ còn phát triển mạnh như thế nào. Nếu không bắt kịp với thời đại và sử dụng công nghệ thành thạo, bạn rất có thể trở nên bị động trong công việc.

9. Kỹ năng lập trình

Đây là một trong những kỹ năng nghề nghiệp “hot” nhất trong những năm gần đây. Ngành lập trình cũng được dự đoán sẽ càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nếu vốn không theo học ngành này nhưng có đam mê và hứng thú, bạn có thể tự học lập trình từ đầu. Có rất nhiều khoá học và tài liệu online giúp bạn dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu về lập trình.

Đọc thêm: Bạn Cần Học Bao Nhiêu Ngôn Ngữ Lập Trình Để Trở Thành Developer?

10. Kỹ năng lãnh đạo và ảnh hưởng

Bạn không cần phải có định hướng làm một leader, quản lý, hay sếp thì mới cần đến kỹ năng này. Đương nhiên việc trở thành một leader đòi hỏi bạn phải có tư duy và kỹ năng lãnh đạo.

kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo

Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn cần đến sự quyết đoán và khả năng dẫn dắt của một người leader trong nhiều tình huống. Chẳng hạn như việc trở thành trưởng nhóm một dự án, hay đơn giản là quản lý thời gian và công việc của bạn.

Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn tìm được hướng đi đúng đắn cho mình và đội nhóm; đồng thời đưa ra những quyết định sáng suốt.

11. Trí tuệ cảm xúc (EQ)

Nhà tuyển dụng chắc hẳn sẽ rất hài lòng nếu tìm được một ứng viên có EQ cao. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận thức, cảm nhận, đánh giá và điều tiết cảm xúc mỗi cá nhân và người khác.

Bên cạnh trí thông minh (IQ), trí tuệ cảm xúc giúp con người giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tinh thần, các mối quan hệ, đối nhân xử thế, v.v. Vì lẽ đó, đây là một kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong tương lai.

12. Đầu tư bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn (hay kỹ năng cứng)

Kỹ năng cứng thường có được thông qua giáo dục hoặc đào tạo cụ thể. Chúng có thể là cách sử dụng máy móc, phần mềm, công cụ và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực bạn đang theo học. Cụ thể như:

Đối với ngành bán lẻ, bạn có thể biết cách sắp xếp một cách hệ thống các điểm bán hàng.Nếu đã tham gia một lớp học kế toán, bạn có thể sử dụng thành thạo Microsoft Excel.Hoặc khi bạn học ngành Ngôn ngữ, bạn có thể sử dụng mạch lạc ngôn ngữ đó.

Mỗi công việc sẽ yêu cầu một số kỹ năng cứng cụ thể cho ngành công nghiệp đó. Vị dụ, bạn muốn làm việc như một kiến trúc sư, bạn sẽ cần biết cách sử dụng phần mềm soạn thảo, lên bản vẽ 3D, chọn lựa màu phù hợp cho tường và sàn nhà…

Để kiểm tra kỹ năng chuyên môn, một vài công ty; nhất là doanh nghiệp lớn; sẽ yêu cầu ứng viên thực hiện tài test chuyên môn và đạt điểm quy định. Yêu cầu đầu vào này đảm bảo bạn không ứng tuyển sai vị trí và có đủ năng lực để được nhận việc.

Các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có bài kiểm tra riêng biệt, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm tốt trong công việc. Một số nhà tuyển dụng có thể sẽ sẵn để hướng dẫn bạn kỹ năng cứng nhất định. Nhưng với kỹ năng mềm, nó tốt hơn là nên có trước đó để nâng cao giá trị bản thân; và thương lượng lương dễ dàng hơn.

Kết luận

Dành thời gian để cải thiện kỹ năng nghề nghiệp quan trọng trên đây có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân nhanh chóng. Với những kỹ năng được trau dồi và nâng cấp; bạn có thể được áp dụng để thăng tiến trong sự nghiệp hiện tại; hoặc mở rộng để tìm kiếm cơ hội việc làm trong một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp mới đều được.

Nguồn tham khảo

Top 15 Skills of 2025

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Khả Năng Tìm Việc