12 Loại Bánh Kẹo Mứt Ngày Tết Gắn Liền Với Tuổi Thơ - Vntrip

Tết đến, gần như trong tất cả các gia đình Việt Nam vào dịp Tết đều chuẩn bị một khay bánh kẹo – mứt để tiếp đãi khách đến chơi nhà, hoặc là để nhâm nhi.

Nội dung chính

  • 1. Kẹo bắp
  • 2. Kẹo đậu phộng
  • 3. Socola đồng tiền
  • 4. Bánh gấu
  • 5. Mứt dừa
  • 6. Mứt hạt sen
  • 7. Mứt trứng chim
  • 8. Hạt dưa
  • 9. Hạt hướng dương
  • 10. Nho khô
  • 11. Táo tàu
  • 12. Ô mai hoa đào

Tuỳ theo mức sống, sở thích, mà khay bánh kẹo của mỗi gia đình sẽ có nhiều loại đồ ăn khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Nhưng dù có bao nhiêu loại mứt bánh hiện đại mới ra thì khi nhắc về Tết, chắc chắn không thể thiếu sự xuất hiện của những huyền thoại đi vào lòng người như hạt dưa, kẹo bắp, mứt dừa,…

1. Kẹo bắp

Dù mỗi năm có hàng chục loại kẹo mới ra mắt, từ kẹo trong nước đến kẹo nhập khẩu với đủ hương vị như vani, sô cô la, dâu, việt quất, nhưng kẹo bắp dẻo với đặc trưng là tạo hình bắp ngô vàng, khi cắn thấy dẻo dẻo, thơm thơm mùi ngô từng có sức hấp dẫn khó tả này vẫn luôn là đối thủ nặng ký vào mùa Tết của các loại kẹo khác. Suốt 20 năm qua, món kẹo này vẫn luôn “đứng vững” trong khay mứt bánh ngày Tết, cứ nhắc đến Tết là dĩ nhiên phải có kẹo bắp.

Kẹo bắp dẻo vẫn là đối thủ của rất nhiều loại kẹo khác vào mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

Kẹo bắp dẻo vẫn là đối thủ của rất nhiều loại kẹo khác vào mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

2. Kẹo đậu phộng

Kẹo đậu phộng cũng là một thức quà giản dị không thể thiếu trên khay bánh kẹo Tết cổ truyền xưa. Nguyên liệu làm kẹo đậu phộng luôn được tuyển chọn một cách kỹ càng, nào lạc, đường kính, nào mạch nha… Kẹo động phộng ngày xưa đều được làm thủ công bằng tay, pha đường, nha theo tỷ lệ thích hợp rồi vừa đun vừa khuấy liên tục, lơ là một chút thôi là sẽ làm chát, coi như bỏ luôn cả mẻ kẹo. Nha được đun đến lúc nào có màu vàng nâu cánh gián thì trộn lạc cho đến khi dẻo quánh rồi đổ ra, cán mỏng, cắt thành khối chữ nhật dài hoặc khối vuông tuỳ ý.

Nhâm nhi kẹo đậu phộng và nước trà nóng thì hết sẩy. Hình: Sưu tầm

Nhâm nhi kẹo đậu phộng và nước trà nóng thì hết sẩy. Hình: Sưu tầm

Kẹo lạc ngon là lạc phải giòn, phần đường nha cũng vừa đủ để tạo nên vị ngọt vừa phải. Miếng kẹo khi ăn thì giòn tan, vị ngọt hơi gắt nhẹ nhưng uống với nước trà nóng thì đúng là “số dzách” luôn đấy.

3. Socola đồng tiền

Năm mới mà trong mâm bánh kẹo ngập tràn màu vàng kim óng ánh của socola đồng tiền thì đúng là không thể chê vào đâu được, thấy phát tài phát lộc liền luôn đó. Ngày xưa, đám nhóc nhỏ trong nhà còn có màn đua nhau khoe “ai giàu hơn ai” mà đơn vị đo độ giàu chỉ có thể là mấy chiếc đồng tiền to tướng được làm từ socola này đây.

Socola đồng tiền huyền thoại mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

Socola đồng tiền huyền thoại mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

Tuy không có hương vị quá ngon như những loại socola thượng hạng khác, nhưng socola đồng tiền vẫn được ưa chuộng ở Việt Nam vì dễ mua, cả già trẻ đều có thể nhâm nhi. Trẻ em khoái nhất món này trong ngày Tết vì được ăn tha hồ trên khay bánh mứt. Có những năm Tết Nguyên đán trùng hoặc sát với Valentine, không ít topic trên mạng xã hội còn đề xuất tặng socola đồng tiền này trong Valentine nữa đó.

4. Bánh gấu

Bánh gấu hay bánh gấu kem sữa là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người. Tuy kích thước khá nhỏ nhưng hương vị thì phát nghiện với sự hòa quyện hoàn hảo của lớp vỏ bánh quy giòn rụm bên ngoài cùng lớp sữa thơm béo mùi bơ bên trong. Chính phần kem gây nghiện này mà dù trong dịp Tết, với rất nhiều món ăn khác, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều phải ăn cho bằng được món bánh này, bất chấp tăng cân. Chưa hết, nếu thuộc hội “sành ăn”, chắc chắn không thể bỏ qua cách thưởng thức là tách đôi ra ăn phần kem bên trong trước đúng không nào?

Bánh gấu với phần kem gây nghiện mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

Bánh gấu với phần kem gây nghiện mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

Ngày nay, bánh gấu vẫn xuất hiện khắp mọi nơi, đặc biệt là vào dịp Tết, bạn có thể dễ dàng tìm mua trong các khu chợ hay xe đẩy hàng rong, hoặc nếu khéo tay, bạn có thể tự làm tại nhà luôn nha.

5. Mứt dừa

Không chỉ là thức quà vặt thơm ngon vào dịp Tết xưa, mà đến nay, mứt dừa xuất hiện “trường tồn” trong khay bánh kẹo ngày Tết Nguyên đán. Mứt dừa vừa dễ làm, vừa dễ ăn, nên dễ dàng trở thành hương vị đặc trưng ngày Tết, nếu thiếu đi vị ngọt bùi của mứt dừa thì có lẽ hương vị Tết cũng sẽ không trọn vẹn.

Mứt dừa với đủ màu sắc. Hình: Sưu tầm

Mứt dừa với đủ màu sắc. Hình: Sưu tầm

Những ngày Tết xưa, hầu như mọi nhà đều có thể tự làm mứt dừa vì cách làm khá đơn giản mà tận dụng được dừa của nhà trồng được. Nhưng để làm sợi mứt dài và mỏng như những hộp mứt Tết bày bán thì không phải ai cũng làm được. Ngày nay, mứt dừa được bày bán khắp mọi nơi, không chỉ có màu trắng mà còn có mứt dừa ngũ sắc, càng làm cho khay bánh bẹo ngày Tết thêm rực rỡ.

6. Mứt hạt sen

Khay bánh kẹo Tết thời nào cũng vậy, sẽ chẳng tròn đầy nếu thiếu đi đĩa mứt hạt sen. Ngày xưa, những thứ liên quan đến hạt sen lúc nào cũng có mức giá đắt đỏ, vì vậy những “con dân hảo ngọt” chỉ chực chờ đến ngày Tết để được thưởng thức món mứt quý giá này mà thôi.

Mứt hạt sen bổ dưỡng. Hình: Sưu tầm

Mứt hạt sen bổ dưỡng. Hình: Sưu tầm

Mứt sen được chế biến cũng khá cầu kỳ. Hạt sen được phơi khô rồi đem ninh thật nhừ, sau đó ngào đường cho đủ ngấm hoàn toàn vào viên sen, giúp giữ nguyên độ mềm bên trong. Mỗi viên mứt sen ngọt sắc, mang màu vàng ươm mới chuẩn vị. Những ngày Tết, trong khi ông ba, bố mẹ lựa chọn mứt hạt sen để nhâm nhi cùng trà nóng để mời khách, thì đám trẻ nhỏ chỉ chờ đợi để được bỏ túi vài hạt ăn vặt.

7. Mứt trứng chim

Những người trưởng thành thế hệ 8X, 9X ngày nay hẳn không thể nào quên khay bánh kẹo tuổi thơ đầy ắp những viên kẹo nhỏ và tròn như trứng chim. Thành phần chính của kẹo trứng chim là lạc. Những hạt lạc được để nguyên vỏ, rang cho chín đều, giòn tan.

Sau đó, người ta bọc bột nếp với đường, tạo nên những viên nhỏ hình tròn có màu trắng tinh. Chính vì vẻ ngoài đặc biệt mà những viên kẹo bọc đường này có tên là kẹo trứng chim. Thật lòng mà nói, kẹo trứng chim không phải món gì quá ngon. Thậm chí, trong một hộp mứt còn có bao nhiêu loại mứt khác như mứt dừa, mứt bí, nho khô… còn ngon hơn nhiều. Ấy thế mà chẳng hiểu sao mứt trứng chim vẫn là một món “cao cấp” mà đứa trẻ nào cũng yêu thích.

Những hạt kẹo trứng chim với thành phần chính là lạc. Hình: Sưu tầm

Những hạt kẹo trứng chim với thành phần chính là lạc. Hình: kenh14

Những hạt trứng chim trắng muốt, tròn xinh khiến cho hộp bánh kẹo Tết thêm phần đầy đặn. Mứt trứng chim giờ vẫn được bày bán nhiều, tuy nhiên trước những loại bánh đa dạng, trứng chim không còn là lựa chọn phổ biến của các gia đình ngày Tết nữa.

8. Hạt dưa

Hạt dưa là một món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Cho dù sau này có rất nhiều loại hạt khác xuất hiện, thì hạt dưa vẫn không có đối thủ cạnh trạnh trong khay mứt bánh ngày Tết, chỉ cần thấy đĩa hạt dưa vỏ đỏ thôi là cũng đã đủ thấy không khí Tết rộn ràng rồi.

Loại hạt huyền thoại mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

Loại hạt huyền thoại mỗi dịp Tết. Hình: Sưu tầm

Bên cạnh những giá trị tinh thần, hạt dưa còn mang lại những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Hạt dưa có lợi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, duy trì chức năng thần kinh, cơ bắp, tim, xương và tăng cường hệ miễn dịch, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và chuyển hóa năng lượng, phòng chống đau tim, đột quỵ và giảm cholesterol xấu và nhiều công dụng khác mà rất ít người biết.

9. Hạt hướng dương

Bên cạnh hạt dưa thì hạt hướng dương cũng là món để chủ nhà cùng khách vừa nhâm nhi, vừa uống trà, trò chuyện rôm rả giúp không khí Tết thêm gần gũi và ấm áp.

Hạt hướng dương cùng tách trà nóng khiến những ngày Tết rôm rả hơn. Hình: Sưu tầm

Hạt hướng dương cùng tách trà nóng khiến những ngày Tết rôm rả hơn. Hình: Sưu tầm

Trong hạt hướng dương có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Vì có chưa nhiều magie, chất khoáng sẽ làm khỏe cấu trúc xương trong cơ thể. Bên cạnh đó, ăn hạt hướng dương có thể làm dịu những triệu chứng của viêm khớp, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp. Các axit béo trong hạt tạo ra collagen và elastin, có tác dụng kháng khuẩn, giúp da luôn mịn màng, và tươi sáng nữa nha.

10. Nho khô

Ngày xưa, nho khô được làm bằng phương pháp hoàn toàn thủ công. Để sản xuất nho khô, người ta đặt những quả nho trên khay giấy màu nâu giữa các hàng nho và để khô dưới nắng ánh mặt trời khi được thu hoạch, sấy khô tự nhiên để biến thành nho khô.

Trong suốt quá trình này, nho tự tạo ra lượng đường bên trong nên  có màu nâu sẫm hay màu đen bên ngoài một cách tự nhiên. Vì không có bất kì chất phụ gia nào, những quả nho khô này có vị ngọt thanh, không bị ngấy, là món ăn khoái khẩu của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, nho khô mà nhâm nhi với tách trà nóng dịp Tết thì đúng là “hết sẩy” .

Nho khô không chỉ ngon mà còn có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Hình: Sưu tầm

Nho khô không chỉ ngon mà còn có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Hình: Sưu tầm

Nho khô còn có tác dụng hỗ trợ tuyệt vời cho việc tiêu hóa, ngăn ngừa thiếu máu, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, giảm lượng đường trong máu, bảo vệ khỏi các rối loạn về mắt và cả giữ gìn tốt sức khỏe làn da.

11. Táo tàu

Táo tàu vốn là một vị thuốc bắc, nhưng với vị ngon vừa ngọt pha chút đắng nhẹ, táo tàu là một trong những món được yêu thích nhất những ngày còn bé, đặc biệt là vào mỗi dịp Tết. Quả táo tàu trông vẻ ngoài có vẻ quắt queo, nhưng bên trong phần thịt lại vô cùng thơm dẻo, khiến bao đứa trẻ phải “chết mê chết mệt”.

Táo tàu trông vẻ ngoài có vẻ quắt queo, nhưng bên trong phần thịt lại vô cùng thơm dẻo. Hình: Sưu tầm

Táo tàu trông vẻ ngoài có vẻ quắt queo, nhưng bên trong phần thịt lại vô cùng thơm dẻo. Hình: Sưu tầm

Ngày trước, trong hộp mứt thập cẩm chỉ có từ 2 đến 3 miếng táo tàu, các anh chị em phải chia nhau cho đỡ thèm. Ngày nay có thể tìm mua riêng táo tàu, hoặc nếu khéo tay cũng có thể tự làm.

12. Ô mai hoa đào

Không chỉ xuất hiện trong những ngày Tết truyền thống cách đây 10-20 trước, ô mai hoa đào còn là món quà vặt quen mặt của thế hệ 9X, 8X. Những viên ô mai nhỏ xíu, chua chua, mặn mặn được đám trẻ con khi xưa yêu thích vô cùng.

Năm xưa, cứ những ngày giáp Tết, đám trẻ con lại nhì nhèo đòi mẹ mua bằng được những gói ô mai vỏ đỏ để bày trên khay bánh kẹo. Bây giờ, ô mai hoa đào không còn được ưa chuộng như trước nữa, thức quà ngày Tết đã được thay bằng nhiều loại ô mai khác dinh dưỡng hơn, nhưng cái vị chua chua ngọt ngọt của ô mai hoa đào vẫn là hương vị khiến thế hệ 8X, 9X không bao giờ quên.

Ô mai hoa đào - thức quà mang hương vị Tết xưa. Hình: Sưu tầm

Ô mai hoa đào – thức quà mang hương vị Tết xưa. Hình: Sưu tầm

Nhà bạn đã sắm Tết tới đâu rồi, nhớ đừng bỏ quên siêu phẩm nào trên đây hết nhé!

Từ khóa » Kẹo Mứt Ngày Tết