BÁNH MỨT BA MIỀN NGÀY TẾT CÓ GÌ ? - Viettourist

Một hình ảnh không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền Việt Nam chính là những khay bánh kẹo. Ngày Tết Việt Nam, hầu như gia đình nào cũng bày trên bàn tiếp khách của mình đủ loại bánh kẹo, mứt Tết. Trước là để đãi khách đến chơi, sau là để cả nhà cùng quây quần bên nhau thưởng thức. Người ta còn cho rằng độ thịnh vượng, phú quý của một ngôi nhà thông qua khay mứt, hạt được trưng bày vào ngàyTết của gia đình ấy. Một khay mứt Tết không chỉ thơm ngon bởi hình thức bên ngoài mà mỗi một loại hạt mứt đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nhiều loại mứt được trưng bày trên cùng một khay còn có ý nghĩa mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên.

Và vì đặc trưng vùng miền mà mỗi nơi lại bày ra những khay kẹo mứt với vô vàn các món khác nhau!

Tour Tết nguyên đán: https://viettourist.com/tours/tet-nguyen-dan-cid-259.html

MIỀN BẮC

Tết về trênđất Bắc, người ta lại thấy khắp các nẻo đường tràn ngập những cành đào, cây quất đem đến không khí ngày Tết khiến ai nấy cũng đều háo hức chờ mong. Cây quất được biết đến như là biểu tượng của mùa xuân đất Bắc, có lẽ bởi vậy mà nhắc đến mứt Tết người ta không thể không nhắc tới mứt quất the the, chua chua mà ngọt ngọt, ăn hoài mà không hề thấy ngán.

Xem thêm: Tour du lịch tết miền Bắc

Mứt quất

Đã qua bàn tay khéo léo của các mẹ các bà sẽ đem đến hương vị chua chua ngọt ngọt hài hòa, cái vị the the của tinh dầu quất khiến người ta chỉ cần cắn một miếng nhỏ thôi mà hương vị vẫn còn lưu mãi. Ngoài là món quà Tết, mứt quất còn có tác dụng chữa ho, trị đau họng rất hiệu quả, thế nên không chỉ là ngày Tết, mứt quất cũng rất được yêu thích cả những ngày thường.

Mứt gừng

Là món ăn vặt ngày Tết khá phổ biến. Từng lát gừng vàng nhẹ được phủ bên ngoài lớp đường dày li ti, khi ăn sẽ thấy vị cay cay, ngọt ngọt hài hòa. Cắn nhẹ miếng mứt gừng, nhâm nhi cùng bát chè nóng (người miền Bắc gọi tách là bát, trà là chè) sẽ góp phần đem đến những câu chuyện càng thêm rôm rả ngày Tết. Mứt gừng cũng giống như mứt quất ngoài là món quà Tết, món ăn vặt ngày Tết rất được mọi nhà ưa chuộng, mứt gừng còn là “thần dược” quý trong việc chữa trị bệnh cảm rất hiệu quả. Ngày Tết miền Bắc thường có những đợt rét và mưa xuân khá buốt, khiến nhiều người hay bị cảm cúm, chỉ cần ăn vài miếng mứt gừng thì sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều.

Mứt hạt sen

Hay còn được gọi là mứt sen trần là một món mứt đặc trưng của người Hà Nội. Không chỉ Hà Nội mới có sen, nhưng mứt hạt sen Hà Nội lại có hương vị rất đặc trưng, hiếm có nơi nào có hương vị thơm ngon sánh được. Mứt hạt sen của người Hà Nội có vị ngọt sắc, hạt sen ăn rất bở và ngọt hơn cả đường, thích hợp nhâm nhi cùng tách trà nóng sẽ dung hòa vị ngọt của mứt hạt sen đem đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon khó cưỡng. Vì có vị ngọt sắc nên mứt hạt sen khá kén người ăn, thích hợp cho các em nhỏ hảo ngọt hay những người khách thích thưởng thức trà nóng cùng mứt hạt sen. Mứt hạt sen vừa có thể làm quà Tết hay món ăn vặt tiếp khách ngày Tết cũng đều rất hợp và ý nghĩa.

Mứt khế

Được mệnh danh là một món mứt bình dị nhất, mứt khế khá quen thuộc với mọi người dân đất Bắc. Từng quả khế như những ngôi sao năm cánh được chọn lựa cẩn thận không quá chín không bị dập nát, được rửa sạch rồi đem chế biến với đường, với gừng cay mang lại một vị dai dai bên ngoài, mềm dẻo bên trong làm nên món mứt ngày Tết đậm đà hấp dẫn.

MIỀN TRUNG

Riêng miền Trung lại nổi tiếng bánh Thuẫn, loại bánh được làm từ bột và trứng gà. Cứ cận Tết là nhà nhà đổ bánh thơm nức cả khu xóm, đến tận bây giờ món bánh này vẫn được những người con xa xứ yêu thích và không thể thiếu trong khay bánh kẹo ngày Tết. Chưa hết, còn có bánh xoài, kẹo me dẻo và cả hạt dưa nâu đỏ.

Xem thêm: Tour du lịch tết miền Trung

Bánh Thuẫn

Màu vàng ươm, nở bung ra như những cánh hoa mai là loại bánh đặc trưng của người miền Trung không thể thiếu trong năm mới. Cùng với bánh tét, dưa món, chân giò hầm măng... bánh Thuẫn là món bánh để đãi khách trong những ngày Tết của người miền Trung. Trước Tết khoảng 5 - 6 ngày, người dân ở đây bắt đầu rộn ràng với việc đổ bánh thuẫn. Trong những ngày giáp Tết, đi bất cứ con đường làng quê nào ở miền Trung, bạn đều sẽ được ngửi thấy hương thơm phức của bánh thuẫn. Ngoài món bánh để cúng ông bà trong ngày Tết, bánh Thuẫn được ưa thích vì có mùi thơm dịu, lại không quá ngọt như các loại bánh mứt khác.

Hạt dưa:

Tết xưa không bị ảnh hưởng nhiều bởi các thiết bị công nghệ thông minh như ngày nay nên mọi người thường rôm rả trò chuyện. Vì vậy, những đĩa hạt dưa không thể thiếu được để làm đầu câu chuyện. Ngày nay, nào là hạt điều, hạt dẻ cười, hạt óc chó... đa dạng cho các mẹ lựa chọn bày trên khay bánh kẹo Tết.

Kẹo lạc

Thức quà giản dị này không thể thiếu trên khay bánh kẹo Tết cổ truyền xưa. Không cầu kỳ, đa dạng như ngày nay, trên bàn nước đãi khách ngày Tết khi xưa chỉ có đĩa kẹo lạc giòn, ngọt, bùi cùng tách trà nóng cũng đủ để làm nên câu chuyện đầu năm ấm áp. Kẹo lạc ngày xưa được làm thủ công bằng tay, pha đường, nha rồi đun tới khi có được màu vàng nâu thì trộn lạc cho đến khi dẻo quánh thì đổ ra, cán mỏng, cắt thành khối chữ nhật dài hoặc khối vuông tuỳ ý.

Cốm sữa

​Là món ngon ngày Tết đặc biệt nhất ở Phan Thiết. Trước đây cốm được đóng bằng hộc gỗ nên gọi là cốm hộc. Sau này người ta ép khuôn rồi đem sấy giòn, từ đó dùng được quanh năm và trở thành đặc sản ngon làm say mê du khách gần xa. Đặc biệt có thêm chút hương vị sầu riêng thơm thơm đặc trưng. Cốm sữa không cao sang, không cầu kỳ, mà ăn rồi nhớ mãi.

Mứt nho

Không còn xa lạ với nhiều người trong những ngày cận Tết. Không những thế, bạn còn có thể dễ dàng bắt gặp các lọ mứt nho trong các cửa hàng tiện lợi mỗi ngày. Với vị chua ngon đặc trưng của mứt nho, không chỉ mang lại hương vị khó quên mà còn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vì thế, nó luôn là nguyên liệu được tìm kiếm nhiều dù giá thành không rẻ so với các loại trái khác.

MIỀN NAM

Mứt dừa

Đối với người miền Nam, mứt dừa hẳn phải là loại mứt quen thuộc nhất bởi xứ dừa phương Nam trù phú tự nhiên. Nhưng mứt dừa ngon nhất thiết phải được làm từ loại dừa trồng tại nơi cù lao màu mỡ Bến Tre mới cho chất lượng không đâu sánh được. Ngày nay, người ta nghĩ là nhiều cách nhuộm màu cho mứt, khiến mứt dừa không chỉ có màu trắng của dừa, màu vàng của sầu riêng mà còn có thể mang màu xanh biếc của lá dứa, tim tím lá cẩm, đỏ au màu gấc ra chừng đẹp mắt lắm.

Xem thêm Tour du lịch tết miền Nam

Mứt gừng

Cứ tầm sau hai ba tháng chạp, chợ Tết miền Nam lại nhộn nhịp các bà, các cô mua gừng về chuẩn bị làm mứt. Mứt gừng miền Nam ưa loại mứt dẻo, không quá cay, chẳng quá ngọt, chỉ vừa đủ.

Mứt me

Cũng là mứt nhưng mứt me không những giữ được vị chua dìu dịu của trái me, mà còn ngọt ngào thoảng thơm khiến món mứt cũng trở nên thân thiết với Tết của người miền Nam. Mứt me làm từ trái me to nhưng còn xanh, mắt thẳng, cơm dày để cho nhiều thịt làm mứt. Làm mứt me cầu kỳ hơn các loại mứt khác.

Mứt mãng cầu

Cũng mang vị chua ngọt dễ chịu như mứt me, nhưng có cách chế biến giản đơn hơn một chút là mứt mãng cầu. Người miền Nam tuy khiêm nhường, giản dị nhưng trong ẩm thực cũng tinh tế vô cùng. Mãng cầumiền Nam ngon nhất là mãng cầu xiêm miền Tây, cho trái ngọt, vị thanh, cơm dày, làm mứt có độ dai vừa phải.

Mứt mãng cầu dai dai, dẻo dẻo cũng gói trong giấy bóng kính đẹp mắt, vị chua ngọt đan xen đã ngon miệng lại chẳng ngấy. Trẻ nhỏ tới chơi nhà đã ăn một chiếc, lại muốn nhón thêm đôi ba chiếc cầm đi đường ăn chơi. Người lớn thấy vậy lại được cùng nhau cười xòa trong không khí đầm ấm của những ngày đầu xuân.

Mứt thơm

Làm từ trái thơm (dứa, hay mứt khóm) vừa qua độ xanh nhưng không được quá chín. Trái khóm gọt vỏ rửa sạch, cắt làm bốn và bỏ cùi đi rồi tiếp tục thái thành lát mỏng có hình tam giác. Tương tự như sên mứt gừng, khóm được cho vào chảo khi đường đã nóng chảy. Thông thường, để nhận biết lúc mứt vừa ăn, người sên mứt vít một ít mứt cho vào ly nước, nếu thấy mứt sánh lại trong nước là thành công.

Mứt sen

Không chỉ quen thuộc với tết cổ truyền của người miền Bắc mà còn là món mứt rất đỗi gần gũi với người miền Nam. Những cánh đồng sen bát ngát miệt vườn sông nước cho loại mứt bình dị mà không kém phần cao sang. Hạt sen thuộc giống quà quý giá đắt tiền nên nhà nào cũng muốn có trong nhà chút mứt sen để bày tỏ tấm chân thành với khách tới thăm hỏi ngày xuân mới.

Có lẽ, chỉ mỗi dịp Tết đến xuân vềthì khay kẹo mứt bánh lại trở nên ngọt ngào và ý nghĩa đến vậy. Những đứa trẻ mắt cứ long lanh và háo hức chờ ngày đi chơi Tết. Viettourist tin rằng mỗi một người, dù ở bất cứ độ tuổi nào vẫn giữ trong tim mình những kỉ niệm ngọt ngào, hạnh phúc về ngày Tết Việt Nam như thế.

--------------------------

VIETTOURIST – KỲ DIỆU TỪ SỰ KHÁC BIỆT!

Tổng đài: 19001868 - 0909886688

Khiếu nại / CSKH: 0908886688

∎ HỒ CHÍ MINH: 93 Lê Quốc Hưng, P.13, Quận 4.

∎Văn phòng HN: 58-60 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình - Hà Nội

#Viettourist #Dulichviettouris #DulichTet #DulichTetNguyenDan #Tourtetviettourist #DulichtetViettourist #Tetviettourist #NgayTet3mien #Khaybanhmut #BanhmutMienBac #BanhmutMienTrung #BanhmutMienNam

Từ khóa » Kẹo Mứt Ngày Tết