12 Loại Gia Vị Của Nhật - Bí Quyết Món ăn Chuẩn Nhật - Vietmart
Từ xa xưa đến nay, nền ẩm thực độc đáo của Nhật Bản luôn khiến cả thế giới phải ngả mũ trầm trồ. Làm nên tiếng vang ấy, người Nhật tinh tế từ cách chọn gia vị nêm nếm. Ngoài những gia vị thông thường như những nước khác, gia vị của Nhật Bản còn có những loại truyền thống, độc đáo mà càng khám phá lại càng lí giải được vì sao nền ẩm thực ấy lại lôi cuốn con người đến vậy. Hãy cùng Vietmart tìm hiểu về các loại gia vị của Nhật nhé!
XEM NHANH
- Mù tạt vàng – Wasabi – Đặc trưng cho gia vị của Nhật
- Gừng hồng Gari
- Nước tương Shoyu
- Muối
- Tiêu
- Nước sốt
- Bột ớt Shichimi
- Mirin
- Giấm
- Miso
- Rượu Sake
- Bột Dashi
Mù tạt vàng – Wasabi – Đặc trưng cho gia vị của Nhật
Mù tạt vàng được làm từ hạt cải cay, là gia vị của Nhật không thể thiếu khi ăn oden. Nó là một loại gia vị có màu vàng giống như bột nhão, không cay bằng mù tạt wasabi xanh… Bạn có thể ăn nó với oden hoặc sử dụng với các món thịt nướng, xúc xích, há cảo…
Wasabi có nguồn gốc từ thân củ của cây Wasabi, là một loại của mù tạt nhưng có màu xanh lá cây sáng. Nó chủ yếu được tìm thấy trong các nhà hàng Nhật Bản, được sử dụng khi ăn sushi và sashimi. Wasabi cay nồng, kích thích mạnh khiến mũi ngứa ran bởi vậy những người ăn lần đầu có thể thấy hơi sốc tuy nhiên khi quen với mùi vị này rất nhanh có thể trở nên nghiện nó.
Gừng hồng Gari
Gừng cắt nhỏ ngâm cùng hỗn hợp dấm và đường, công thức đơn giản nhưng lại là gia vị của Nhật không thể thiếu của khi ăn sushi. Gừng ngâm chua có vị ngọt, cay, giòn lại có màu đỏ giúp món ăn trở nên tươi sáng và tạo cảm giác ngon miệng.
Nước tương Shoyu
Đây là một loại gia vị của Nhật Bản rất nổi tiếng thế giới được biết đến như một loại gia vị truyền thống của Nhật Bản. Shoyu được làm từ các loại ngũ cốc (đậu tương, đậu nành, lúa mỳ) tạo nên một loại gia vị có màu hơi đen và mặn với hương vị thơm ngon. Chính nhờ sự cân bằng giữa 50 % là đậu nành và 50% lúa mỳ mà nước tương shoyu của Nhật lại ít mặn và thơm ngon hơn các loại nước tương bình thường.
Công thức tạo ra Shoyu: đậu nành được mang ra ngâm rồi hấp, trộn với lúa mì rang xay. Dùng nấm Koji cho lên men (ủ từ khoảng 9 tháng đến 2 năm). Màu và vị của Shoyu sẽ phụ thuộc vào thời gian ủ. Ủ càng lâu thì màu và vị Shoyu càng đậm. Shoyu cũng là gia vị không thể thiếu khi ăn sashimi và sushi.
Muối
Muối – một loại gia vị tồn tại ở mọi quốc gia, cũng có thể tìm thấy ở hầu hết các nhà hàng Nhật Bản. Tuy nhiên gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện một số loại gia vị muối đặc biệt như muối mỏ và muối matcha. Muối matcha được người Nhật ăn cùng với Tempura tạo nên một hương vị mới lạ, đặc biệt thơm ngon.
Đôi khi bạn có thể bắt gặp các hạt lớn màu trắng có trong các hộp đựng muối ở một số nhà hàng Nhật. Đây chính là các hạt gạo có tác dụng để hút ẩm cho muối.
Tiêu
Giống như muối, nó là một loại gia vị mà bạn có thể thấy ở bất cứ đâu trên thế giới. Có hai loại tiêu là tiêu đen và tiêu trắng. Hạt tiêu trắng thường được tìm thấy trong các nhà hàng Trung Quốc. Khi sử dụng, hãy cẩn thận để không nhầm tiêu với muối vì chúng đều có màu trắng. Còn tiêu đen thường là loại tiêu tự xay.
Nước sốt
Nước sốt là một gia vị vô cùng quan trọng, có thể coi là linh hồn của một món ăn. Nước sốt Nhật Bản thường có màu đen hoặc nâu. Có nhiều loại nước sốt ở Nhật, điển hình như nước sốt Worcestershire được làm từ rau, trái cây, gia vị, đường, nước tương,…Ở Nhật Bản, loại sốt mang cái tên khó nhớ này được gọi đơn giản là “nước sốt”. Ngoài ra còn có những loại nước sốt đặc, sệt hơn, thông dụng như là sốt Nakano, sốt Tonkatsu, sốt Okonomiyaki, sốt Gomadare,…
Bột ớt Shichimi
Bột ớt Shichimi là một loại gia vị bột có màu đỏ, hầu như luôn được tìm thấy trong các nhà hàng soba và nhà hàng udon. Hạt tiêu là ớt bột, và Shichimi là sự pha trộn của hạt tiêu với các loại gia vị khác. Bạn nên chú ý đừng cho quá đầy Shichimi vì nó rất cay.
Mirin
Mirin là 1 loại gia vị có màu vàng, ngọt như đường vì vậy nó được dùng thay thế như đường nhưng lại tạo nên vị ngọt thanh, tự nhiên hơn.
Mirin có hai loại: Hon mirin và gia vị kiểu mirin. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại này là chúng có chứa cồn hay không. Hon mirin là gia vị có chứa cồn nên khi đun nấu, tốt nhất nên cho mirin vào trước. Bởi cũng giống như rượu sake, nó có chức năng khử mùi hôi của nguyên liệu và giúp nguyên liệu ngấm vị hơn. Mặt khác, gia vị kiểu mirin không chứa cồn. Nó chủ yếu được sử dụng để tạo hương vị, vì vậy giống như miso và nước tương, khi đun nấu, bạn hãy nêm nó vào cuối cùng để không làm mất hương vị của mirin.
Giấm
Giấm là một loại gia vị của Nhật nhận được rất nhiều sự quan tâm do tác dụng của giấm đối với sức khỏe của chúng ta. Axit axetic và axit xitric có trong giấm được cho là không chỉ ngăn chặn sự gia tăng huyết áp và lượng đường trong máu mà còn có tác dụng giảm mệt mỏi.
Ngoài việc tăng thêm độ chua cho các món ăn, giấm còn có tác dụng khử trùng giúp ngăn chặn sự hư hỏng của nguyên liệu, và rất hữu ích ở Nhật Bản từ những ngày công nghệ bảo quản còn khan hiếm. Có nhiều loại giấm khác nhau như giấm gạo, giấm hoa quả, giấm đen,… Giấm gạo là loại giấm được sử dụng nhiều nhất ở Nhật Bản, thường được sử dụng khi làm giấm gạo cho sushi.
Miso
Miso, giống như nước tương, là một loại gia vị của Nhật Bản lên men độc đáo được làm bằng từ đậu nành. Hương vị độc đáo của miso là sự kết hợp của ngọt, mặn và umami, có thể nói là hương vị quê hương mà chỉ có thể trải nghiệm ở Nhật Bản. Miso dùng để làm nước sốt, nước tương, để muối rau, nguyên liệu không thể thiếu của món súp Miso truyền thống.
Công thức chế biến: đậu nành được xay vụn rồi trộn đều với muối. Gạo, lúa mạch nấu chín ở 100-120 độ C, rồi trộn đều với men. Trộn hai hỗn hợp lại rồi đưa vào nơi ủ ở nhiệt độ khoảng 30 độ C. Từ 1-2 tháng, sẽ thu được tương Miso trắng, ủ từ 4-5 tháng là tương Miso đỏ, trên 1 năm thành tương Miso đen. Khi men đã ngấm, bỏ lớp trên cùng sẽ thu được tương Miso.
Rượu Sake
Rượu Sake lên men từ gạo có nồng độ cồn cao được người Nhật sử dụng để khử mùi tanh cũng như làm tăng vị ngọt của các loại thịt cá. Đặc biệt, rượu Sake còn có tác dụng làm mềm, tăng vị tươi ngon của món ăn.
Bột Dashi
Có thể nói bột Dashi chính là ‘’mì chính quốc dân’’ trong lòng người Nhật. Ở Nhật, khi muốn tạo vị ngọt cho các món súp, người Nhật sẽ dùng bột Dashi. Bột được làm từ cá ngừ, nước cốt cá ngừ, đường, muối,…tạo vị ngọt tự nhiên cho nước dùng.
Tổng kết
Bỏ túi 12 loại gia vị của Nhật Bản trên, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị với những món ăn mang hương vị Nhật Bản độc đáo, truyền thống lại thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
VIETMART – SIÊU THỊ THỰC PHẨM VIỆT TẠI NHẬT – CHỢ VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN
Hotline: 080-3844-7999 Địa chỉ: 〒544-0001 大阪府大阪市生野区新今里 3-3-1 Website: vietmartjp.com Tổng hợp chương trình ưu đãi: Xem tại đây
Từ khóa » Dấm Cua Nhat
-
Phân Biệt Các Loại Gia Vị Của Nhật
-
Dấm Gạo Maki Sushi Mizkan 500ml Nhật Bản | Shopee Việt Nam
-
Giấm Nấu ăn, Giấm Làm Sushi Nhật Bản | Xem Tại
-
Dấm Mitsukan 1,8 L - Thực Phẩm Nhật Bản - Hương Nam Food
-
Điểm Danh 17 Loại Gia Vị ở Nhật SỐNG CHẾT Phải Có Trong Các Món ...
-
Dấm Gạo Mizkan Nhật Bản - GOFOOD
-
Giấm Gạo Hinode-Hàng Nhật Bản Thực Phẩm
-
Sản Phẩm Dấm Nhật Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng
-
Dấm Gạo Mizkan 500ml - Konni39
-
HÀNG NHẬT DẤM GẠO MIZKAN LÀM SUSHI 500ML
-
Dấm Nhật - BáchHó
-
Dấm Gạo Hinode Nhật Bản - Giấm - BáchHó
-
Dấm Đen Gạo Lứt Mizkan Của Nhật Bản - Giảm Cân An Toàn