12 Loại Lá Chữa Tiểu đường Hiệu Quả Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y thì trong dân gian cũng truyền tai nhau rất nhiều mẹo chữa bệnh tiểu đường bằng các loại lá cây. Sau đây là 12 loại lá được sử dụng phổ biến nhất.
Lá xoài
Nhiều công trình nghiên cứu từ Ấn Độ, Trung Quốc đã cho thấy, lá xoài giúp kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giảm chậm thu glucose vào máu và điều hòa nồng độ cholesterol trong máu. Nhờ đó, lá xoài giúp giảm đường huyết lúc đói, hạ đường huyết sau ăn, giảm các triệu chứng mệt mỏi, tiểu đêm thường xuyên và ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Lá xoài chữa bệnh tiểu đường - Từ bài thuốc dân gian đến giải pháp hiện đại
Cách sử dụng: Lấy 3 - 5 lá xoài non hãm với một cốc nước sôi, để qua đêm rồi uống vào sáng sớm hôm sau. Nếu lá xoài già thì phơi trong bóng râm hoặc sấy khô, xay thành bột để dùng dần, mỗi ngày 2 lần, pha cùng nước ấm, uống trước khi ăn. Cách này giúp giảm và ổn định đường huyết, huyết áp sau vài tuần.
Lá sung
Lá sung có tác dụng giảm đề kháng insulin và chống viêm loét. Chỉ cần nhai vài lá sung mỗi sáng sẽ giúp ngăn biến chứng viêm loét do tiểu đường. Ngoài ra, lá sung còn có tác dụng giảm cholesterol và chất béo trong cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch.
Cách sử dụng: Lấy 300g lá sung (chọn lá bánh tẻ không quá già, không quá non), rửa sạch, để ráo, vò sơ cho hơi nát. Đun 1 lít nước sôi, sau đó cho lá sung vào đun thêm 15 phút. Người bệnh dùng nước lá sung thay nước uống hàng ngày, nên chia đều trong ngày, uống vừa đủ để cơ thể hấp thu được tốt nhất.
Lá dứa
Nhờ chứa các thành phần như glycosides, alkaloid, chất diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa, lá dứa có tác dụng chống oxy hóa tế bào, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống viêm mạnh, giúp ngăn chặn các gốc tự do phá hủy thành mạch máu, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 10 lá dứa, rửa sạch, đem phơi khô trong bóng mát, cắt nhỏ nấu cùng với 2,5 lít nước, đun cho đến khi còn 2 lít nước là uống được. Chia đều phần nước uống trong ngày, nên uống trước khi ăn 20 phút và kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.
Lá cây mật gấu
Cây Mật gấu hay cây lá đắng là loại cây khá quen thuộc với người dân Nam Bộ. Nghiên cứu thành phần của cây mật gấu cho thấy trong lá và thân cây chứa nhiều hoạt chất như berban amin, oxyacanthin, berberin. Những chất này có tác dụng hạ đường huyết, nhưng trên thực tế, chỉ có lá mật gấu được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, lá mật gấu còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và giảm cholesterol máu. Nhờ đó, sử dụng loại lá này giúp cải thiện biến chứng khớp và ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Cách dùng lá mật gấu cho người bệnh tiểu đường rất đơn giản. Bạn chỉ cần hãm 30 - 40g lá mật gấu với nước sôi để uống hàng ngày như một loại trà.
Trị tiểu đường bằng lá cây mật gấu rất đơn giản, có thể áp dụng tại nhà
Lá dâu tằm
Hoạt chất 1-deoxynojirimycin trong lá dâu tằm có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy carbohydrate thành đường, làm chậm quá trình hấp thụ đường trong ruột, đồng thời giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu đã cho thấy lá dâu tằm giúp giảm hơn 20% tổng lượng đường được hấp thụ vào máu. Nhờ đó giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, nhịp tim và cải thiện biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng: Lấy 100g lá dâu tằm rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi cùng với 1 lít nước lọc đã chuẩn bị sẵn, nấu trong 10 phút. Để nguội sau đó uống thay nước lọc trong ngày.
Lá đu đủ
Lá đu đủ cải thiện khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, nên giúp hạ đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và các kháng sinh tự nhiên nên lá đu đủ giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, giúp nhanh lành các vết thương, ngăn ngừa hiện tượng viêm loét ở người bệnh tiểu đường .
Cách sử dụng: Lá đu đủ tươi đem xắt nhỏ rồi phơi khô, không dùng lá vàng úa, đã rơi rụng. Cho lá đu đủ vào bình trà, đun nước sôi, hãm nước trà như chè xanh, để khoảng 5 phút là dùng được.
Lưu ý: chất papain có trong lá đu đủ rất dễ gây kích ứng dạ dày, thậm chí có thể gây xuất huyết. Vì vậy nếu người bệnh có bị bất kỳ dấu hiệu như đau bụng, đầy bụng, ợ chua thì phải ngừng sử dụng ngay.
Lá lốt
Lá lốt thường được sử dụng làm thảo dược ngâm chân, nhằm giúp đào thải độc tố thông qua các huyệt đạo tại gan bàn chân; giảm nhức mỏi, viêm khớp do biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, việc ngâm chân thường xuyên mỗi tối trước khi đi ngủ đối với người bệnh tiểu đường còn giúp ổn định đường huyết, an thần, ngủ ngon. Đây cũng là một liệu pháp tinh thần cho người bệnh sau một ngày mệt nhọc, cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giãn.
Sau khi ngâm chân bằng lá lốt, người bệnh cần lau khô và ủ ấm chân ngay lập tức
Cách thực hiện: Lấy một nắm lớn lá lốt (có thể dùng toàn bộ cây lá lốt: thân, lá, hoa) đem rửa sạch rồi cắt thành khúc bằng đốt ngón tay. Cho lá lốt vào nồi và thêm vào khoảng 1,5 lít nước, đun đến khi sôi và để thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Bỏ thêm một ít muối biển vào nước, để nguội bớt rồi ngâm chân khoảng 10 – 20 phút.
TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0962 326 300 - 0936 057 996 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Lá sa kê
Sa kê là loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Lá sa kê chứa quercetin, campherol có tác dụng hạ huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường và trị u. Ngoài ra, lá sa kê còn chứa lượng chất xơ lớn nên làm chậm hấp thu glucose từ thức ăn.
Cách sử dụng: Dùng 100g lá sa kê vàng vừa rụng, 100g trái đậu bắp tươi, 50g lá ổi non tươi, tất cả đem sắc với 1,5 lít nước uống đến khi còn 100ml và uống duy trì hằng ngày.
Lá vối
Theo nghiên cứu của Nhật Bản, lá vối và nụ vối giúp ổn định đường huyết sau ăn, giảm mỡ máu và ngăn chặn các biến chứng mạn tính do tiểu đường. Với hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol và flavonoid cao cùng hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase, lá vối có tác dụng chống oxy hóa mạnh, từ đó hạn chế các tổn thương đến tế bào beta của tuyến tụy, ngăn chặn biến chứng về mắt ở người bệnh tiểu đường type 2.
Cách dùng đơn giản như sau: Mỗi ngày dùng khoảng 20 - 30g lá vối hoặc nụ vối, cho vào ấm lọc, hãm uống như trà, thay nước uống hàng ngày.
Lá Neem
Hoạt chất Meliacinolin trong lá Neem(hay còn gọi là lá sầu đâu) có tác dụng làm chậm hấp thu đường sau ăn bằng cách ức chế các men phân cắt tinh bột thành đường, nhờ đó không làm đường huyết tăng nhanh sau ăn. Đồng thời, chúng còn kích thích tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin và làm tăng độ nhạy cảm của insulin (giảm kháng insulin) với tế bào. Ngoài ra, lá sầu đâu còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, từ đó làm chậm nguy cơ biến chứng xơ vữa mạch do tiểu đường, bảo vệ tế bào thần kinh, giúp ngăn chặn các cơn đau do biến chứng thần kinh của tiểu đường.
Lá sầu đâu giúp giảm biến chứng tiểu đường
Cách dùng: Lấy khoảng 5 - 10g lá sầu đâu tươi đem phơi trong bóng râm cho đến khi lá hơi héo. Rửa sạch, nấu nước uống hàng ngày. Nước lá sầu đâu có vị đắng nên hơi khó uống. Người bệnh tiểu đường cần cố gắng duy trì uống một thời gian để thấy được kết quả.
Lá cây ca-ri
Ngoài khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, lá cari còn giúp giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu. Từ đó giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 béo phì có thể giảm bớt cân nặng, tránh nguy cơ biến chứng xơ vữa mạch máu, đột quỵ.... Khi cân nặng được giảm, bệnh nhân tiểu đường cũng dừng đi tiểu ra glucose.
Cách sử dụng rất đơn giản: ăn 8 - 10 lá cây ca-ri vào buổi sáng trong vòng khoảng 3 tháng.
Lá ổi
Một nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Nutrition & Metabolism cho thấy, lá ổi có thể giảm tác dụng của enzyme alpha - glucosidase (enzyme có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành đường glucose trong máu), từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Cách sử dụng: Chuẩn bị 4 - 5 lá ổi tươi, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi trong 5 phút. Lọc lấy nước và uống sau mỗi bữa ăn.
Thông tin cho bạn: Giải pháp hiệu quả giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, đồng thời ổn định đường huyếtViệc sử dụng riêng một loại lá cây chữa bệnh tiểu đường thường không đem lại hiệu quả cao do quá trình hãm sắc làm mất đi phần lớn hoạt chất. Các chuyên gia khuyên rằng, người tiểu đường nên lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược đã được bào chế dưới dạng viên nén với công thức hoạt chất cụ thể.
TPBVSK Hộ Tạng Đường với sự kết hợp từ 4 thảo dược quý bao gồm: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn là giải pháp hỗ trợ giúp người tiểu đường:
- Hạ và ổn định chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn, làm chậm sự xuất hiện của biến chứng tiểu đường.
- Cải thiện các biến chứng tiểu đường như tê bì tay chân, mờ mắt, khô ngứa da, nóng rát da, giảm sinh lý…
- Giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ, nhồi máu tim, suy thận ở người tiểu đường.
Để tìm hiểu giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường từ Hộ Tạng Đường, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn:
Xem thêm: TPCN Hộ Tạng Đường - Ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường
Trên đây là những loại lá cây chữa bệnh tiểu đường rất dễ kiếm và cách sử dụng cũng khá đơn giản. Việc kết hợp đồng bộ các giải pháp bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc và thảo dược hỗ trợ sẽ đem đến hiệu quả điều trị tiểu đường tốt nhất.
Từ khóa » Cách Dùng Lá Sung Chữa Bệnh Tiểu đường
-
Chữa đái Tháo đường Bằng Lá Sung đơn Giản - Siêu Thị Y Tế
-
Chữa Bệnh Tiểu đường Bằng Lá Sung Có Hiệu Quả Không?
-
Cách Sử Dụng Lá Sung Chữa Bệnh Tiểu đường ít Người Biết
-
Chữa Bệnh Tiểu đường Bằng Lá Sung – Loại Lá Dân Gian Dùng ăn Sống
-
Trị Tiểu đường Bằng Lá Sung: Tác Dụng, Cách Dùng & Lưu ý - MPsuno
-
Trị Tiểu đường Bằng Lá Sung Có Thật Không?
-
Cách Làm Bài Thuốc Lá Sung Chữa Tiểu Đường Cho Bạn Tham Khảo
-
Lá Sung: Bài Thuốc Quý Chặn đứng Bệnh Tiểu đường Cực đơn Giản
-
LÁ SUNG CHỮA NHIỀU BỆNH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG ...
-
Quả Sung Chữa Bệnh Tiểu đường?
-
Lá Sung Có Những Công Dụng Gì
-
Cách Chữa Bệnh Tiểu đường Bằng Lá Sung Hiệu Quả An Toàn
-
Lá Sung Chữa được Nhiều Bệnh Nguy Hiểm, Nếu Không Biết Phí Cả ...
-
Bất Ngờ Với Những Lợi ích Của Trà Lá Sung đối Với Sức Khỏe