Trị Tiểu đường Bằng Lá Sung: Tác Dụng, Cách Dùng & Lưu ý - MPsuno

Trị tiểu đường bằng lá sung là phương pháp dân gian được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, lá sung có thực sự có tác dụng chữa bệnh tiểu đường như lời đồn hay không? Bài viết sau đây đội ngũ Dược sĩ gia đình MPG sẽ cung cấp cho bạn thông tin về thực hư tác dụng và cách dùng lá sung trong điều trị đái tháo đường.

Nội dung bài

  • 1. Tác dụng trị tiểu đường của lá sung
  • 2. Cách trị tiểu đường bằng lá sung
  • 3. Các tác dụng khác của lá sung
  • 4. Những đối tượng bị tiểu đường không nên sử dụng lá sung
  • 5. Các biện pháp kết hợp với lá sung để trị tiểu đường

1. Tác dụng trị tiểu đường của lá sung

Lá sung cho người bị tiểu đường

Lá sung có thể làm giảm nhu cầu insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Có rất nhiều người đang sử dụng insulin như liệu pháp cứu cánh cho bệnh tiểu đường của mình. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh tiểu đường có thể đang ẩn náu trong vườn nhà bạn. Đó là cách trị tiểu đường bằng lá sung.

Nat Hawes, một chuyên gia từ Anh Quốc công bố rằng lá sung là phương thuốc chữa bệnh tiểu đường. Đặc tính của lá sung là giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy các loại trà được chiết từ lá sung có thể làm giảm nhu cầu insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Nó cũng có thể giảm lượng đường trong máu sau khi ăn.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, lá sung có tác dụng đáng kể đối với các enzym chuyển hóa carbohydrate, có lợi trong các hoạt động hạ đường huyết. Đây là một tin đầy hứa hẹn ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), lá sung là một trong những nguồn cung cấp chất xơ và canxi cao nhất. Lá sung chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, magiê, đồng, mangan, canxi và vitamin A, B, C và K. Bên cạnh những loại vitamin này, lá sung còn chứa axit folic, natri và kẽm.

Các chất chống oxy hóa thực vật (polyphenol) trong lá sung có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Kali, canxi và chất xơ góp phần ổn định huyết áp và giảm cholesterol máu. Điều này cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể.

Chính vì vậy, sử dụng lá sung thường xuyên góp phần quan trọng trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Vậy sử dụng lá sung như thế nào cho đúng cách và hợp lý?

Có thể bạn quan tâm:

  • Phát hiện công dụng tuyệt vời trong trị tiểu đường của đậu bắp
  • Cách dùng tỏi đen cho người tiểu đường hiệu quả & lưu ý khi dùng

2. Cách trị tiểu đường bằng lá sung

Trà lá sung trị bệnh tiểu đường

Trà lá sung là phương pháp được sử dụng phổ biến, vừa phát huy tối đa tác dụng

Có rất nhiều cách thức để sử dụng lá sung, ví dụ như ăn sống, sắc,… Tuy nhiên, hãm lấy trà uống vừa là phương pháp được sử dụng phổ biến, vừa phát huy tối đa tác dụng điều trị tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • Lá sung khô đã cắt nhỏ hoặc một túi trà lá sung (8 – 12g).
  • 1 lít nước.

Cách hãm trà:

  • Bước 1: Cho 4 thìa cà phê lá sung vào nồi với 1 lít nước, rồi đặt lên bếp.
  • Bước 2: Đun sôi, đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp trong 10 – 15 phút hoặc đến khi nồi cạn còn một nửa.
  • Bước 3: Sau đó, tắt bếp, từ từ lọc lấy nước trà.
  • Bước 4: Để nguội bớt là có thể uống ngay.

Trà lá sung khá ngon và thơm. Bạn nên uống 1 đến 2 tách trà thảo mộc này mỗi ngày và uống vào buổi sáng là tốt nhất.

Bạn nên uống trà khi còn ấm. Có thể đổ vào phích hay bình giữ nhiệt nếu bạn muốn uống nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể cất phần trà dư vào trong tủ lạnh, khi cần bỏ ra hâm nóng lại rồi uống.

Nếu không có sẵn là sung khô, bạn cũng có thể sử dụng lá sung tươi. Nhưng trong trường hợp này, bạn sẽ cần một lượng lá sung gấp đôi so với lá khô.

Lưu ý khi uống trà lá sung bạn cần biết:

Lá sung dùng để làm trà cho người tiểu đường

Lá sung dùng để làm trà cho người tiểu đường nên chọn lá non, lành không sâu bệnh

  • Nên chọn lá bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá. Bạn cần lựa bỏ những lá bị sâu, bị hỏng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng trà.
  • Phơi khô lá cũng không làm thay đổi nhiều hàm lượng các thành phần có hoạt tính so với lá sung tươi. Nên nếu muốn bảo quản lá lâu hơn để sử dụng, bạn có thể rửa sạch rồi thái nhỏ, phơi khô để hãm trà dần.
  • Nếu bạn đang dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường của mình, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu muốn dùng thêm lá sung. Lá sung làm giảm lượng đường máu trong cơ thể nên bạn có thể sẽ cần phải giảm liều lượng insulin để tránh đường huyết giảm quá mức.
  • Lá sung có tác dụng làm giảm đường máu, nếu lạm dụng mà uống quá nhiều có thể sẽ gây tụt đường huyết. Vì vậy, bạn chỉ nên uống vừa đủ và cần kiểm tra đường huyết sau khi uống để điều chỉnh cho phù hợp.

Hãy uống trà lá sung mỗi ngày và bạn sẽ cảm nhận được tình trạng tiểu đường của mình đang dần được cải thiện.

3. Các tác dụng khác của lá sung

Lá sung dùng để trị mụn cơm trên da

Ngoài các công dụng cho người tiểu đường thì lá sung còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác

Lá sung không chỉ biết đến với công dụng chữa bệnh tiểu đường, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

  • Chữa bệnh phong thấp: Lá sung không chỉ có hoạt tính chống viêm, mà nguồn canxi dồi dào trong lá sung thúc đẩy xương chắc khỏe hơn, hỗ trợ trong điều trị phong thấp.
  • Chữa bệnh gan: Dịch chiết xuất lá sung làm giảm đáng kể mức SGOT, SGPT, phosphatase kiềm và bilirubin huyết thanh. Do đó, lá sung có thể chống lại carbon tetrachloride (tác nhân gây tổn thương gan).
  • Chữa bệnh mỡ máu: Thành phần sterol trong lá sung có tác dụng giảm lipid máu, đặc biệt là cải thiện HDL. Điều này góp phần trong điều trị mỡ máu.
  • Hạ huyết áp: Glycoside từ dịch chiết lá sung có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp.
  • Chữa giời leo, mụn cóc: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống viêm của lá sung. Nhựa mủ có tác dụng như một chất chống viêm, làm sạch da nên góp phần trị mụn trứng cá và mụn nhọt, mụn cóc
  • Tác dụng khác: Lá sung còn được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm, sốt rét, thiếu sữa,…

Chúng ta đều biết những lợi ích vàng mà lá sung đem lại. Nhưng liệu có phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng được loại lá này hay không?

Xem thêm: Tỏi đen cho người tiểu đường: Tác dụng, cách dùng & lưu ý

4. Những đối tượng bị tiểu đường không nên sử dụng lá sung

Lá sung nhìn chung khá lành tính, nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên sử dụng loại lá này.

Nếu bạn bị tiểu đường kèm theo chảy máu âm đạo hay trực tràng thì không nên sử dụng lá sung cho đến khi ngưng chảy máu. Nhiều nguồn tin cho biết ăn lá sung hay uống trà lá sung có thể khiến bệnh thận trở nặng hơn.

Một số người bị dị ứng lá sung thì không nên sử dụng. Bởi khi tiếp xúc có thể gây kích ứng da, nổi mẩn, ngứa,… Chính vì vậy, trước khi sử dụng, hãy tìm hiểu thật kỹ về bản thân và những độc tính của loại lá này.

5. Các biện pháp kết hợp với lá sung để trị tiểu đường

Chế độ ăn tốt cho người tiểu đường

hế độ ăn uống lành mạnh giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, không dư thừa hay thiếu hụt

Lá sung có tác dụng giảm tình trạng kháng insulin và kiểm soát đường máu cơ thể. Tuy nhiên, loại lá này sẽ phát huy công dụng tốt hơn nếu người bệnh kết hợp với nhiều biện pháp khác nhau:

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cho cơ thể chúng ta bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, không dư thừa hay thiếu hụt. Đặc biệt, nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Thường xuyên luyện tập điều độ giúp bạn giảm tình trạng kháng insulin của cơ thể một cách hiệu quả.
  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ: Điều này vô cùng quan trọng. Bởi vì các bác sĩ là chính là những người hiểu tình trạng bệnh của bạn và đưa ra cho bạn những biện pháp và lời khuyên hữu ích để cải thiện sức khỏe của mình.
  • Sử dụng kết hợp với sản phẩm hỗ trợ đường huyết MPSUNO: MPSUNO được biết đến với hiệp đồng tác dụng của 3 nano chiết xuất dược liệu (nano dây thìa canh, nano cam thảo đất, nano curcumin) với công nghệ hiện đại, đạt chuẩn giúp gia tăng hiệu quả gấp hàng chục lần các dạng bào chế thông thường. Chính vì vậy, sử dụng MPsuno giúp tiểu đường cải thiện rõ rệt.
sản phẩm hỗ trợ đường huyết MPSUNO

Sử dụng MPsuno giúp tiểu đường cải thiện rõ rệt so với các sản phẩm khác trên thị trường

Tóm lại, lá sung có tác dụng trong việc giảm đường huyết và tăng dung nạp insulin của cơ thể. Do đó, sử dụng lá sung cùng với các biện pháp điều trị, hỗ trợ khác có thể đem lại hiệu quả tích cực cho các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá sung, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một cách hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của mình.

Nếu còn băn khoăn về công dụng và cách trị tiểu đường bằng lá sung, bạn vui lòng liên hệ Dược sĩ Gia đình MPG 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

5/5 (1 Review)

Từ khóa » Cách Dùng Lá Sung Chữa Bệnh Tiểu đường