12 Loại Thực Phẩm Chứa Probiotic Có Lợi Cho Sức Khỏe

Probiotic thuộc nhóm vi khuẩn sống, gồm các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong hệ tiêu hóa, hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột. Chính vì vậy, các chế phẩm sinh học chứa lợi khuẩn probiotic có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nó có thể duy trì trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột, và cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta và kéo dài tuổi thọ.

Rất nhiều người chọn cách bổ sung probiotic qua các thực phẩm chức năng, nhưng cũng có thể bổ sung chúng từ thực phẩm lên men chúng ta ăn hàng ngày. Dưới đây là danh sách 11 loại thực phẩm chứa probiotic có lợi cho sức khỏe.

12 Loại Thực Phẩm Chứa Probiotic Có Lợi Cho Sức Khỏe12 Loại Thực Phẩm Chứa Probiotic Có Lợi Cho Sức Khỏe

Probiotic thuộc nhóm vi khuẩn sống, gồm các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong hệ tiêu hóa, hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột. Chính vì vậy, các chế phẩm sinh học chứa lợi khuẩn probiotic có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nó có thể duy trì trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột, và cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta và kéo dài tuổi thọ.

Rất nhiều người chọn cách bổ sung probiotic qua các thực phẩm chức năng, nhưng cũng có thể bổ sung chúng từ thực phẩm lên men chúng ta ăn hàng ngày. Dưới đây là danh sách 11 loại thực phẩm chứa probiotic có lợi cho sức khỏe.

1. SỮA CHUA

Sữa chua là một nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic tốt nhất có thể giúp tăng cường sức khỏe.

Sữa chua được làm từ sữa lên men bằng các vi khuẩn có lợi, chủ yếu là vi khuẩn của axit lactic và bifidobacteria.

Ăn sữa chua rất có lợi cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chất lượng xương. Nó cũng có lợi cho người huyết áp cao

Ở trẻ em, sữa chua có thể giúp giảm tiêu chảy gây ra bởi các vi khuẩn có hại. Nó cũng giúp giảm các triệu chứng của hội chứng kích thích ruột.

Hơn nữa, sữa chua có thể tốt hơn sữa cho những người mắc chứng không dung nạp lactose. Hiện tượng này là do các vi khuẩn chuyển hóa lactose thành axit lactic; đây cũng là lí do vì sao sữa chua có vị chua.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải loại sữa chua nào cũng chứa lợi khuẩn sống. Trong một số trường hợp, những vi khuẩn sống này bị chết trong quá trình chế biến.

Vì lí do này, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn đúng loại sữa chua có chứa hoạt khuẩn hoặc các chủng vi khuẩn sống.

2. KEFIR

Kefir là một loại sữa chua uống lên men sữa bởi probiotic và cho thêm hạt của sữa bò hoặc dê. Hạt trong kefir không phải là ngũ cốc, mà là các loại vi khuẩn axit lactic và nấm men trông hơi giống súp lơ. Từ kefir được cho là xuất phát từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là "cảm giác tốt" sau khi ăn. Kefir cũng có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Cải thiện sức khỏe của xương, tiêu hóa và bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Sữa chua có lẽ là nguồn cung cấp probiotic phổ biến nhất trong chế độ ăn phương Tây, nhưng kefir còn là nguồn tốt hơn. Kefir chứa một số chủng vi khuẩn và nấm men da dạng và tốt hơn rất nhiều.

3. SAUERKRAUT

Sauerkraut là món bắp cải thái nhỏ đã được lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Đây là một trong những thực phẩm truyền thống lâu đời nhất và phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Âu.

Sauerkraut thường được ăn kèm với xúc xích hoặc như một món ăn phụ. Món ăn này có vị chua, mặn và có thể lưu trữ được trong nhiều tháng trong thùng kín.

Ngoài việc chứa nguồn lợi khuẩn chất lượng cao, dưa cải bắp còn giàu chất xơ, cũng như các vitamin C, B và K. Nó cũng chứa nhiều natri và chứa sắt và mangan. Sauerkraut cũng chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mắt.

4. PHO MÁT

Không phải tất cả pho mát đều là nguồn chế phẩm sinh học tốt cho cơ thể, nhưng một số pho mát mềm lên men, chẳng hạn như cheddar, pho mát Thụy Sỹ, pho mát Parmesan... có chứa probiotics có thể tồn tại trong ruột, giúp làm sạch đường ruột và tăng cường sức khỏe cho bạn.

Những loại pho mát này được sản xuất bởi vi khuẩn axit lac tic lên men trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm. Bạn có thể bổ sung 30g pho mát mềm hoặc ½ chén phô mai mềm vào khẩu phần ăn nhẹ vào các ngày trong tuần, vừa giúp cung cấp probiotic, lại tăng cường protein, canxi cho cơ thể.

5. BƠ

Qua quá trình lên men, axit lactic cũng khiến cho bơ có một lượng probiotic dồi dào. Nhưng có một điều bạn cần phải biết là nhiệt độ cao sẽ làm cho thực phẩm này dễ bị hỏng. Vì vậy, để sử dụng bơ như một nguồn cung cấp probiotic tốt cho cơ thể, bạn nên hạn chế cách chế biến qua nhiệt độ cao như nấu, nướng... Thay vào đó bạn dùng cách thêm nó vào đồ uống, canh lạnh hay làm salad.

6. RƯỢU

Nghiên cứu cho thấy rằng hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày hoặc một loại rượu không cồn và rượu gin thì sau bốn tuần, số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với những bệnh nhân cao huyết áp, béo phì thì cần hạn chế 1 ly mỗi ngày để tránh làm gia tăng mức cholesterol.

7. TEMPEH

Tempeh là sản phẩm lên men đậu nành, dạng đặc màu trắng, nguyên hạt, có nguồn gốc từ Indonexia. Nó là một loại ngũ cốc vô cùng giàu probiotic và giàu vitamin B12 giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe nói chung. Bạn có thể dùng thực phẩm này để xào, nướng hoặc trộn salad. Chính vì vậy, nó có thể là nguồn thay thế tốt cho thịt hoặc đậu phụ nếu bạn không muốn ăn các thực phẩm đó.

8. TRÀ KOMBUCHA

Trà Kombucha là một loại trà lên men có chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic nên có tác dụng giúp cho đường ruột khỏe mạnh.

Vi khuẩn này tác động giống như lợi khuẩn thường có trong các loại sữa chua lên men. Uống trà này giống như hình thức uống sống probiotic đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và được cho là giúp tăng cường năng lượng, an sinh và thậm chí giúp giảm cân. Tuy nhiên, cần chú ý là trà Kombucha không phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề với nấm candida.

9. QUẢ HỒ TRĂN

50-100g mỗi ngày quả hồ trăn mỗi ngày sẽ làm tăng mức độ khỏe mạnh của hệ thực vật đường ruột. Tuy nhiên, lưu ý là các loại quả tự nó không chứa probiotic, chỉ chứa prebiotic. Prebiotic là thức ăn của probiotic, khi đi vào cơ thể, chúng được giữ nguyên và chỉ đến khi vào ruột già mới kích thích sự hoạt động của probiotic.

10. SÚP MISO

Miso làm từ lúa mạch đen, đậu nành hoặc gạo lên men, quá trình này sẽ sản xuất ra chế phẩm sinh học. Nó là một trong những thực phẩm cổ truyền Nhật Bản và thường được sử dụng trong nấu ăn chay nhằm tác dụng điều chỉnh tiêu hóa. Thêm một muỗng canh miso với nước nóng sẽ tạo ra một món canh cực kỳ giàu probiotic. Tuy nhiên, vì miso chứa nhiều muối nên bạn cần kiểm soát lượng dùng hàng ngày.

11. KIM CHI

Kim chi là loại bắp cải muối lên men rất chua cay, thường được dùng trong các bữa ăn tại Hàn Quốc. Kim chi là một trong những thực phẩm probiotic tốt nhất bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình, tất nhiên, để vừa miệng bạn có thể gia giảm các gia vị cho phù hợp. Bên cạnh vi khuẩn có lợi, kim chi còn là một nguồn Beta-carotene, canxi, sắt và vitamin A, C, B1 và B2 giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm.

12. CHUỐI, BỘT YẾN MẠCH, MẬT ONG

Ba loại thực phẩm này có chứa men vi sinh, nhưng chúng chỉ chứa prebiotic. Chúng là các loại đường phức tạp, và quan trọng nhất, chúng giúp kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi, và không gây bệnh và là mối đe dọa của các vi khuẩn có hại hoạt động. Bạn có thể kết hợp các thực phẩm này trong cùng một món ăn cho bữa sáng. Chúng có thể sẽ cung cấp các chế phẩm sinh học chất lương cao cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy sức khỏe đường ruột.

LƯU Ý:

Probiotic nhìn chung rất dễ hấp thu và được xem là an toàn đối với hầu hết mọi người.

Tuy nhiên, trong vài ngày đầu tiên, bạn có thể gặp các phản ứng phụ liên quan đến tiêu hóa, bao gồm đầy bụng và khó chịu nhẹ ở bụng.

Sau khi giai đoạn thích ứng ban đầu này kết thúc, việc tiêu hóa của bạn sẽ tốt hơn trước.

Probiotic có thể nguy hiểm và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch đã bị tổn thương. Số này bao gồm những người nhiễm HIV, AIDS và một số tình trạng sức khoẻ khác.

Nếu bạn đã có tiền sử bệnh lý thì chắc chắn là sẽ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung probiotic.

Hoàng Quyên

Từ khóa » Các Loại Thực Phẩm Chứa Probiotic