12 Sự Thật Các Bà Mẹ Cần Biết Khi Cho Con Bú - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là những sự thật đáng ngạc nhiên giúp bạn hiểu được những gì cơ thể thực sự trải qua.
1. Sữa mẹ không phải lúc nào cũng màu trắng
Sữa mẹ là thường có màu trắng hoặc màu kem, nhưng nó cũng có thể là màu xanh lá cây, xanh dương, vàng, hoặc da cam. Bạn cũng có thể nhận thấy sữa mẹ đặc hơn trong ngày nào đó và loãng hơn vào ngày tiếp theo. Sữa mẹ có thể có nhiều hình thức khác nhau, điều đó hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng, Sara Chana Silverstein, nhà tư vấn về cho con bú và là nhà sáng lập ứng dụng Savvy Breastfeeding cho biết.
2. Một bên ngực sẽ cho nhiều sữa hơn
Cũng giống như hai bàn tay, ngực của bạn cũng có kích cỡ khác nhau. Vì vậy, một bên ngực của bạn sẽ cho nhiều sữa hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không đủ sữa cho bé. Hãy bắt đầu cho ăn ở bên ngực cho nhiều sữa hơn để cân bằng hai bên.
3. Bạn có thể cảm thấy ngực lớn lên một cách kỳ lạ
Có thể đây không phải là điều bạn mong đợi khi quyết định sinh con, nhưng hãy chuẩn bị sẵn sàng để có một bộ ngực căng sữa và lớn nhất từ trước đến giờ, đặc biệt lúc bạn mới sinh. "Lượng sữa tăng vọt trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi sinh”, Cindy Shelton, một y tá và là chuyên viên tư vấn về cho con bú tại Bệnh viện Los Robles ở Thousand Oaks, California Mỹ, nói.
Ngực lớn lên ở mức nào phụ thuộc vào tính đàn hồi của làn da. Khi bé lớn lên và bạn ăn ít hơn, ngực sẽ không được căng sữa nữa. Khi bạn ngừng cho con bú, ngực của bạn có thể sẽ nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với trước khi có thai.
4. Sữa mẹ không chỉ chảy ra từ núm vú
Vì có khoảng 15-25 ống dẫn sữa ở mỗi bên ngực nên có nhiều lỗ ở mỗi bên ngực nơi sữa có thể chảy ra, sữa không chỉ chảy ra ở núm vú.
5. Bạn sẽ bị trào sữa
Hãy tích trữ các miếng đệm vú. Đặc biệt là trong thời gian mới sinh, khi em bé khóc, ngực của bạn sẽ tự động tiết sữa ở cả hai bên. Sữa cũng có thể trào ra khi bạn nhìn con, bức ảnh của con hoặc đến giờ cho con ăn.
6. Sex có thể gây đau đớn
Thiếu estrogen có thể gây khô âm đạo và làm cho chuyện ấy trở nên đau đớn. Bạn nên sử dụng chất bôi trơn hoặc nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa để được giúp đỡ.
7. Bạn có thể có quá nhiều sữa
Một số phụ nữ có phản xạ tiết sữa mạnh khiến sữa mẹ chảy vọt. Một số bé thậm chí còn bị nghẹt thở vì không bú kịp với dòng sữa chảy ra. Bạn nên nói chuyện với chuyên gia tư vấn về kỹ năng để có thể làm chậm lại dòng chảy.
8. Cảm xúc thay đổi khi tiết sữa
Oxytocin - hormone chịu trách nhiệm tiết sữa - khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái, thậm chí buồn ngủ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có phản xạ tiết sữa mạnh có thể bị buồn nôn, suy nhược, đổ mồ hôi và lo lắng vì sự thay đổi hormone quá mạnh, Silverstein nói. Một số phụ nữ cũng có thể cảm thấy rất khát nước và cần phải bổ sung thêm khoáng chất. Bạn nên nói chuyện với chuyên gia tư vấn về cho con bú để được giải quyết vấn đề.
9. Bạn không cần thêm canxi
Uống sữa sẽ không giúp bạn có thêm sữa. Tuy nhiên, cho con bú có thể khiến xương của bạn thu nhỏ lại. Một tin tốt là một khi bạn ngừng cho con bú, các chuyên gia nói rằng mật độ xương sẽ phục hồi. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy cho con bú có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương. Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ khuyến cáo các bà mẹ cho con bú cần hấp thụ 1.000 mg canxi mỗi ngày từ sữa, rau, các loại hạt. Tập thể dục cũng giúp bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương.
10. Đạt cực khoái có thể làm cho ngực tiết sữa
Vì oxytocin được giải phóng khi bạn đạt cực khoái, bạn có thể tiết sữa trong thời điểm này. Một chiếc áo ngực với miếng đệm có thể giúp ích khi đó.
"Đừng xấu hổ, nhiều phụ nữ đã trải nghiệm điều này," Shelton nói.
11. Bạn có thể ăn nhiều hơn mà vẫn giảm cân
Khi cho con bú, cơ thể bạn mất đi từ 300 đến 500 calo mỗi này. Tuy nhiên, thay vì lo lắng rằng bạn đang ăn no, chỉ cần lắng nghe cơ thể và bạn sẽ giảm cân dần dần theo thời gian.
12. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị ngừng lại
Nếu đang cho con bú và cho ăn theo nhu cầu của con, chu kỳ của bạn có thể bị ngừng lại, Shelton nói. Một số phụ nữ sẽ bắt đầu có chu kỳ 6 tuần sau khi sinh, hoặc chỉ có kinh khi bắt đầu cai sữa hoặc ngừng cho con bú hoàn toàn. Tuy nhiên, không có kinh nguyệt không có nghĩa là không rụng trứng, vì vậy, bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai nếu không muốn sớm có thêm một em bé nữa.
Quỳnh Trang (theo foxnews)
- Kiêng khem ăn uống khi cho con bú
- Những lý do khiến mẹ không đủ sữa cho con bú
Từ khóa » Cho Bú 1 Bên Sữa Chảy Một Bên
-
Bé Bú 1 Bên Sữa Chảy Một Bên Có Sao Không? Các Mẹ Nên Làm Gì?
-
Những Vấn đề Có Thể Gặp Khi Cho Con Bú Quá Nhiều Một Bên - Vinmec
-
Làm Gì Khi Cho Bé Bú Chảy Sữa Nhiều? MarryBaby
-
Những điều Cần Biết Khi Cho Con Bú
-
Gỡ Rối Cho Mẹ Sữa: Cách Kích Sữa 1 Bên Và Chuyện Ngực Nhỏ, Ngực To
-
Khi Bé Bú Vú Còn Lại Chảy Sữa - Webtretho
-
Bé Bú Một Bên Phải Làm Sao? Mách Bạn Cách Xử Lý Nhanh, Gọn
-
Mách Mẹ Cách Chặn Sữa Khi Cho Con Bú Nếu Sữa Xuống Quá Mạnh
-
Top 15 Cho Bú 1 Bên Sữa Chảy Một Bên
-
Trẻ Bú Một Bên Sữa Chảy Phải Làm Sao để Khắc Phục?
-
Tiết Lộ Nguyên Nhân Khiến Bé Chỉ Bú Một Bên Các Mẹ Cần Biết
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHO TRẺ BÚ SỮA MẸ
-
Không Nên Cho Trẻ Bú Một Bên - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé Bú Mà Ngực Bên Kia Không Chảy Sữa/Câu Chuyện Sữa Mẹ P10