NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHO TRẺ BÚ SỮA MẸ

  • Trang nhất
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu Sở Y tế
      • Sự hình thành và phát triển
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Đơn vị trực thuộc
      • Danh bạ Điện thoại - Email
    • Chức Năng - Nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
    • Đơn vị trực thuộc
    • Danh bạ Điện thoại - Email
    • Liên hệ
    • Người phát ngôn
  • Tin Tức - Sự kiện
    • Khám chữa bệnh
    • Y tế dự phòng
    • Dược, trang thiết bị
    • Y học cổ truyền
  • Thông tin văn bản
    • Giấy mời
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Góp ý dự thảo văn bản
    • Thông báo đình chỉ lưu hành thuốc, mỹ phẩm
    • Thông tin về Dịch bệnh COVID-19
      • Phân công thường trực phòng, chống dịch COVID-19
      • Thông tin về dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Định
  • Cải cách hành chính
    • Danh mục thủ tục hành chính
    • Văn bản thủ tục hành chính
    • Văn bản về CCHC
    • Danh mục TTHC trực tuyến
      • Danh mục TTHC UBND đã công bố
      • Danh mục TTHC liên thông VP UBND tỉnh
      • Danh mục TTHC qua Bưu điện
      • Danh mục TTHC theo cơ chế một cửa
    • Thư Xin lỗi
  • Hỏi - Đáp
  • Thư điện tử
  • Tim kiếm
  • RSS
  • Sơ đồ cổng
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • Truyền thông Giáo dục sức khoẻ
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHO TRẺ BÚ SỮA MẸ Thứ hai - 24/08/2020 15:17 Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên để trẻ tận hưởng món quá quý giá này, người mẹ cần biết cách cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách để nguồn sữa mẹ đạt hiệu quả nhất đối với sức khỏe của trẻ.
Nhân viên y tế TTYT Quy Nhơn hướng dẫn người mẹ cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách sau sinh và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. (ảnh Hạnh Nga)
Nhân viên y tế TTYT Quy Nhơn hướng dẫn người mẹ cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách sau sinh và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. (ảnh Hạnh Nga)
Người mẹ hãy nên cho trẻ bú đúng cách Cho trẻ bú sớm: Bắt đầu cho trẻ bú ngay trong 1 giờ đầu sau khi sinh. Việc cho bú ngay sau sinh giúp trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cần nhất cho trẻ mới ra đời, giúp co hồi tử cung, tránh mất máu mẹ và giúp mẹ bài tiết sữa sớm. Không nên cho trẻ ăn những thức ăn hay đồ uống khác, đặc biệt là sữa ngoài (sữa bột) và không cho trẻ bú bình trong khi sữa mẹ chưa có. Nếu trẻ ăn các thức ăn hay đồ uống khác thay thế sữa mẹ sẽ làm mẹ giảm tiết sữa và làm cho bà mẹ không đủ sữa nuôi con, có thể trẻ cũng chọn sữa công thức mà không chịu bú mẹ. Cho trẻ bú như thế nào: Trong 6 tháng đầu, trẻ chỉ cần bú mẹ, không cần ăn bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác, tiếp tục cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng. Trẻ cần được bú theo nhu cầu, thường xuyên khi trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. Số lần bú khoảng 8-12 lần trong 24 giờ phụ thuộc vào kích cỡ dạ dày của trẻ.Kích cỡ dạ dày của trẻ: thể tích dạ dày của trẻ mới sinh như sau: 1-2 ngày: 5-7ml (quả nho); 3-4 ngày: 22-27ml (quả chanh) và 10 ngày: 60-80ml (quả trứng gà).Trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết nhiều sữa. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối giàu dinh dưỡng. Dấu hiệu trẻ đòi bú mẹ: Xoay xở, không nằm yên.Há miệng và quay đầu sang hai bên.Đưa lưỡi ra vào.Mút ngón tay hoặc mút nắm tay.Mỗi lần cho trẻ bú kéo dài chừng nào trẻ còn muốn bú cho đến khi trẻ tự nhả vú ra. Nếu một lần bú kéo dài hơn 30 phút hoặc các lần bú quá gần (các lần chỉ cách nhau 60-90 phút) là dấu hiệu trẻ không được ngậm bắt vú đúng và bú không có hiệu quả, cần kiểm tra đánh giá lại. Nếu trẻ đi tiểu ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ, đó là dấu hiệu của bú mẹ đủ (trong 2 ngày đầu khi bú sữa non thì chỉ làm ướt 1-2 tã/ngày). Nếu không, cần cho bú mẹ thêm hoặc kĩ thuật cho bú cần được xem xét lại có đúng hay không.Khi trẻ bị ốm (bệnh), vẫn tiếp tục cho trẻ bú, cần cho bú thường xuyên hơn và lâu hơn. Không nên cho trẻ bú bình. Nếu trẻ bú bình trước khi bú mẹ lần đầu thì trẻ khó có thể mút vú có hiệu quả. Thậm chí những trẻ đã bú mẹ trong vài tuần sau đẻ rồi bú bình, đến khi bú mẹ lại vẫn có thể bú không hiệu quả. Tư thế bú đúng Tư thế:Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn. Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.Ngoài đỡ đầu và mông, cần phải đỡ mông trẻ nếu là trẻ sơ sinh. Cách ngậm bắt vú đúng: Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.Miệng trẻ mở rộng.Môi dưới hướng ra ngoài. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ. Hậu quả ngậm bắt vú sai:Đau hay tổn thương núm vú (có thể nứt cổ gà).Cương tức vú, tắc tia sữa.Vú sẽ tạo ít sữa đi.Trẻ đòi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ.Trẻ tăng cân kém. Vắt sữa Cách vắt sữa: Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau như giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa. Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú. Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ ăn trong khi tập bú trở lại.Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi trẻ không thể bú được.Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm xa hoặc mẹ bị ốm không trẻ bú được. Đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau.Kỹ thuật vắt sữa bằng tay: (nên để bà mẹ tự làm lấy) Rửa tay sạch Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái và giữ một cốc đựng sữa ở gần vú Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Không nên ấn mạnh quá vì có thể làm tắc ống dẫn sữa. Ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần. Việc này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai. Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả các khoang sữa. Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra.Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3-5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên Những khó khăn khi cho con bú Không đủ sữa: Muốn tạo được nhiều sữa bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ, cho trẻ bú nhiều lần, bú đúng cách để kích thích phản xạ Prolactin và Oxytoxin. Nên cho trẻ bú nhiều vào ban đêm cũng là một cách để tăng cường sự tạo sữa. Nếu bà mẹ phải đi làm, không có điều kiện cho con bú thường xuyên thì bà mẹ phải vắt sữa thường xuyên để kích thích vú tạo sữa. Với nguyên tắc là vú phải luôn rỗng thì mới tạo được nhiều sữa. Nứt núm vú: Thường do nguyên nhân trẻ ngậm bắt vú sai. Nếu trẻ ngậm bắt vú sai, trẻ sẽ kéo núm vú vào và đẩy ra trong khi nó mút vú và chà sát da của núm vú lên miệng trẻ. Điều này làm cho bà mẹ rất đau, sau nhiều lần bú kiểu này, da ở núm vú sẽ bị tổn thương gây nứt núm vú. Điều trị bằng cách cải thiện sự ngậm bắt vú tốt, triệu chứng đau sẽ giảm đi. Cương tức vú: Nguyên nhân: Không cho bú sớm, không cho bú thường xuyên, ngậm bắt vú kém, hạn chế thời gian mỗi bữa bú. Phòng ngừa bằng cách cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt. Điều trị: Nếu trẻ bú được thì phải cho trẻ bú thường xuyên, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Trước khi cho bú dùng gạc ấm đắp lên vú. Sau khi cho bú thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề. Tắc ống dẫn sữa và viêm vú: Khi ống dẫn sữa bị tắc làm sữa bị ứ trệ gây ra viêm vú, có thể viêm từ không nhiễm trùng đến viêm nhiễm trùng. Điều trị: trước hết phải cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa sau đó tìm nguyên nhân để xử trí nếu sau 24 giờ các triệu chứng không giảm phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh, giảm đau và nghỉ ngơi hoàn toàn. Núm vú phẳng và bị tụt vào trong: Điều trị trước đẻ thường không có giá trị, ngay sau khi đẻ phải giúp bà mẹ tin tưởng rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, giúp bà mẹ cho trẻ ngậm vú tốt, cố gắng cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau. Giúp bà mẹ làm cho vú dài ra bằng cách sử dụng bơm hút đầu vú ra. Nên chăm sóc nguồn sữa mẹ Chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú: Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu chế độ ăn của bà mẹ quá nghèo nàn, không đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm bà mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa, bà mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bà mẹ cần được ăn, uống nhiều hơn bình thường, không kiêng khem quá mức. Nên hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị, không uống rượu, cà phê, và hút thuốc lá. Sau sinh bà mẹ cần nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú: Bà mẹ ăn uống đầy đủ, đủ chất sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú.Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường.Uống nhiều nước (1.5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa. Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi).Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.Sau 6 tháng tránh thai tự nhiên, người phụ nữ có thể sử dụng một biện pháp tránh thai, nhưng không nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa. Phản xạ tạo sữa của mẹ Phản xạ tiết sữa (phản xạ Prolactin): Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin. Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa. Phần lớn Prolactin ở trong máu khoảng 30 phút sau bữa bú, chính vì thế nó giúp cho vú tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. Điều này cho thấy rằng nếu trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm là rất có ích để duy trì sự tạo sữa. Phản xạ phun sữa (Phản xạ Oxytoxin): Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết oxytoxin. Oxytoxin đi vào máu, đến vú và làm cho các tế bào cơ xung quanh nang sữa co lại đẩy sữa ra ngoài. Nếu phản xạ Oxytoxin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa. Mặc dù vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra. Phản xạ Oxytoxin dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ. Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ Oxytoxin. Ức chế tiết sữa: Trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo sữa. Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì vậy muốn vú tạo nhiều sữa thì phải tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra./.

Tác giả bài viết: Hạnh Nga (Khoa Dinh dưỡng – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật)

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 7 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • TẦM QUAN TRỌNG CỦA NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

    (24/08/2020)
  • Phù Cát: Vừa phòng, chống dịch vừa sản xuất kinh doanh

    (28/08/2020)
  • Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại Bình Định

    (25/09/2020)
  • Cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

    (02/11/2020)
  • Trạm Y tế Phường Bình Định làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân

    (14/12/2020)
  • Những điều cần biết về Bệnh võng mạc đái tháo đường

    (29/12/2020)
  • ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    (30/12/2020)
  • Bệnh nhân Đái tháo đường cần biết

    (30/12/2020)
  • Cách nhận biết thừa cân béo phì ở trẻ

    (30/12/2020)
  • Phòng, chống thiếu Vitamin A ở trẻ em

    (30/12/2020)

Những tin cũ hơn

  • DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

    (21/08/2020)
  • Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú

    (28/07/2020)
  • Khuyến cáo phòng chống Covid-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng

    (28/07/2020)
  • Tập huấn về phòng chống bạo lực giới cho cán bộ Ngành Y tế trong chăm sóc người khuyết tật tại Bình Định.

    (17/06/2020)
  • Kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2020.

    (27/05/2020)
  • Bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong điều trị Covid-19.

    (13/04/2020)
  • Huyện An Lão lập chốt kiểm soát phòng chống Covid-19

    (10/04/2020)
  • Vĩnh Thạnh: Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

    (10/04/2020)
  • Tuy Phước tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid 19.

    (10/04/2020)
  • Bộ Y tế Khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch.

    (03/03/2020)
Danh mục Văn bản Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 Văn bản hướng dẫn Phòng, chống dịch Đậu mùa khỉ Văn phòng điện tử Công dân hỏi - CQNN trả lời Cung cấp dvc trực tuyến Thư viện Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, Quy trình kỹ thuật và các Tài liệu chuyên môn khám chữa bệnh Công bố cơ sở KCB - CS thực hành trong đào tạo  khối ngành sức khỏe CÔNG BỐ CƠ SỞ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC - GSP DVC - Quản lý Trang thiết bị y tế Lien kết An toàn sinh học Công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động Công bố đủ điều kiện tiêm chủng Công khai tài chính Công khai kết luận thanh tra kiểm toán Công bố cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe thuộc thẩm quyền của Sở Y tế Công bố cơ sở KCB đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe thuộc thẩm quyền của Sở Y tế Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức hướng dẫn thực hành đối với điều dưỡng viên mới Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức hướng dẫn thực hành đối với bác sĩ đa khoa Công bố thông tin thuộc lĩnh vực diệt côn trùng, diệt khuẩn Thông báo hồ sơ công bố hợp quy Cơ sở đủ điều kiện thực hiện tình trạng nghiện ma túy Đường dây nóng về Covid-19 Thư Xin lỗi người dân, doanh nghiệp Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở KBCB Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Rất đẹp. Đẹp. Bình Thường. Tất cả các ý kiến trên Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay504
  • Tháng hiện tại545,906
  • Tổng lượt truy cập53,456,849
Liên kết Web - Select website - UBND Tỉnh Bình Định Bộ Y tế Trung tâm KSBT Chi cục ATVSTP Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bệnh viện YHCT và PHCN Bệnh viện Tâm thần Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Bệnh viện Mắt Bình Định Trung tâm Y tế TX. An Nhơn Trung tâm Y tế TX. Hoài Nhơn Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh Trung tâm Y tế TP Quy Nhơn Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Cho Bú 1 Bên Sữa Chảy Một Bên