12 Sự Thật Thú Vị Về đầu Nhũ Hoa: Đầu Ti To/nhỏ Có Bình Thường Không?
Nhũ hoa (đầu nhũ hoa) không chỉ là một bộ phận trên cơ thể chúng ta mà còn chứa nhiều thông tin thú vị liên quan đến tình trạng sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.
Nhũ hoa là bộ phận quan trọng ở vùng ngực, đặc biệt đối với phụ nữ. Chúng thực hiện những chức năng đầy thiết thực, giúp bé bú mẹ, tăng khoái cảm khi “yêu” và báo hiệu các vấn đề về sức khỏe. Thế nhưng, bạn có biết nhũ hoa như thế nào là bình thường không?
Nhũ hoa có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Cùng tìm hiểu 12 sự thật về đầu nhũ hoa để hiểu rõ hơn về bộ phận này nhé.
1. Đầu nhũ hoa có nhiều dạng khác nhau
Đầu ti của bạn có thể thuộc 1 trong 8 dạng phổ biến sau:
- Phồng lên
- Hơi nhô ra
- Bằng phẳng
- Đầu ti gồ ghề
- Đầu ti thụt vào
- Đầu ti nhiều lông
- 1 bên đầu nhũ hoa thụt vào, bên còn lại nhô lên (mà dân gian hay đùa là “bên thò, bên thụt” hay “nhất bên trọng, nhất bên khinh”).
2. Nhũ hoa không phải là toàn bộ quầng vú
Nhũ hoa nằm ở chính giữa bầu ngực và được liên kết với các tuyến vú, nơi sữa mẹ được sản xuất. Quầng vú là vùng màu đậm hơn và bao quanh núm ti.
3. Tình trạng núm vú bị thụt là điều bình thường
Nhũ hoa bị thụt thay vì nhô ra ngoài thực sự không hề ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này. Do đó, bạn không cần phải lo lắng quá nếu như đầu ti của mình khác với mọi người và việc nhũ hoa sẽ “lồi ra” là điều khả thi.
Núm vú bị thụt có xu hướng biến mất sau khi bạn trải qua quãng thời gian cho con bú và sẽ không can thiệp vào việc bé bú mẹ. Hành động kích thích hoặc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh cũng có thể khiến núm vú nhô ra.
Có thể bạn quan tâm
Khi nào tụt núm vú cảnh báo tình trạng sức khỏe nguy hiểm?4. Có thể có 2 đầu ti trên 1 quầng vú
Nghe qua có vẻ khó tin nhưng đầu nhũ hoa của bạn có thể phân nhánh và chúng vẫn sẽ sản xuất được sữa mẹ như bình thường. Tuy nhiên khi bú, trẻ sơ sinh có thể thấy khó khăn khi phải 1 lúc ngậm cả 2 đầu ti.
5. Đầu nhũ hoa có thể mọc lông
Những vết sần nhỏ xung quanh quầng vú đôi khi là những nang tóc. Chúng hiện diện ở cả nam lẫn nữ. Lông có thể tối màu cũng như xoăn khá nhiều nhưng bạn có thể nhổ, tỉa, wax hoặc cạo chúng mà không gặp quá nhiều khó khăn.
6. Kích thước trung bình của nhũ hoa bằng một con bọ rùa
Nhiều chị em thường tự mặc định rằng núm vú nhỏ hoặc núm vú to dựa vào cảm nhận của bản thân thay vì so sánh với con số được nghiên cứu.
Bạn có biết, trong một nghiên cứu năm 2009 khảo sát trên 300 đầu nhũ hoa và quầng vú của phụ nữ, kết quả cho thấy đường kính trung bình của quầng nhũ hoa rơi vào khoảng 4cm (nhỏ hơn một chút so với quả bóng golf), đường kính trung bình của đầu ti là 1,3cm và chiều cao núm vú trung bình ở mức 0,9cm (kích thước của 1 chú bọ rùa).
7. Phái đẹp thường bị đau nhũ hoa
Bạn có thể bị đau nhũ hoa khi chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm hoặc khi cho con bú. Việc các mẹ bỉm sữa cảm thấy khó chịu ở nhũ hoa là điều bình thường bởi nhiều lý do, chẳng hạn như khi con không ngậm ti mẹ đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn quá đau và cũng chẳng rơi vào thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc nội tiết tố có sự thay đổi.
Bênh cạnh đó, việc nhũ hoa bị đau hay bỗng nhiên có hiện tượng nhũ hoa bên to bên nhỏ hay đột nhiên đầu ti to có sao không… không thể bỏ qua nghi vấn của dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nếu nhận thấy nhũ hoa tiết dịch hoặc chảy máu.
8. Đầu ti có thể thay đổi kích cỡ
Nhiều chị em bầu bí thường thắc mắc tại sao núm vú to ra khi mang thai hay đầu vú to khi mang thai, khi mang thai nhũ hoa to hơn bình thường là do đâu?
Nhũ hoa phụ nữ sẽ thay đổi kích cỡ khi mang thai. Một nghiên cứu năm 2013 trên 56 phụ nữ mang thai cho thấy đầu ti của họ phát triển cả về chiều dài và chiều rộng. Bên cạnh đó, diện tích quầng vú cũng tăng đáng kể.
Bạn có thể nhận thấy đầu ti to rõ rệt khi mang thai hoặc sắp đến ngày hành kinh. Nếu đầu ti bị to không do 2 tình trạng này và kèm theo biểu hiện đau nhức, bạn cần được kiểm tra sức khỏe.
9. Đầu ti có thể thay đổi màu sắc
Núm vú của bạn có thể thay đổi màu sắc do nhiệt độ, quá trình mang thai (như đã đề cập ở trên) và theo thời gian nó sẽ trở nên sẫm màu hơn.
10. Bạn có thể sinh ra mà không có nhũ hoa
Tại sao không có nhũ hoa? Tình trạng không có nhũ hoa được gọi là tật không có đầu ti (athelia). Để điều trị, bác sĩ sẽ tái tạo cho bạn đầu nhũ hoa bằng cách lấy mô từ bụng, lưng hoặc mông.
11. Bạn có thể sở hữu nhiều đầu ti
Hiện tượng đa núm ti có tên tiếng Anh là supernumerary nipples. Người ta ước tính rằng cứ 18 người thì sẽ có 1 người mang nhiều đầu ti trên 1 bầu ngực. Thú vị hơn, 1 trường hợp được ghi nhận là sở hữu một núm ti trên bàn chân và bộ phận này có mô mỡ, nang lông và những hạch nhỏ chẳng khác nào đầu ti bình thường!
12. Xỏ khuyên ở ti mang đến cảm giác tích cực
Trong một nghiên cứu từ năm 2008 trên 362 người, 94% nam giới và 87% phụ nữ được thăm dò về việc xỏ khuyên ở nhũ hoa cho biết họ cảm thấy hài lòng về quyết định này và muốn được thực hiện lần nữa. Không chỉ vì xỏ khuyên khiến bạn trông thật “oách” ở bề ngoài mà còn đem đến các cảm giác tích cực nhất định, chẳng hạn như dễ đạt được khoái cảm hơn trong chuyện chăn gối. Mặc dù vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện điều này.
Bạn có thể thấy, đầu nhũ hoa ở mỗi người là khác nhau, cả về kích thước, màu sắc và số lượng. Do đó, bạn không nên quá lo lắng khi gặp phải các tình trạng như đầu ti to, đầu ti bé (nhũ hoa bên to bên nhỏ) hoặc núm vú nhỏ hay bị thụt vào trong. Tuy nhiên, nếu cảm thấy vướng mắc về các vấn đề liên quan đến nhũ hoa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để an tâm và chủ động chăm sóc núm vú tốt hơn.
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » Tí Của Con Gái Như Thế Nào
-
Nhận Biết Vú Gái Còn Trinh Như Thế Nào? - Gunshop
-
Cực Khoái Núm Vú Có Thật Không Và Làm Thế Nào để đạt được?
-
Nhũ Hoa Thâm đen Nghĩa Là đã Quan Hệ? Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Cách Hôn Ngực Như Thế Nào để Kích Thích Ham Muốn Của Nàng?
-
6 Cách Nhận Biết Phụ Nữ đã Quan Hệ Nhiều Lần Chính Xác Nhất
-
Ngực Con Gái ở Tuổi Dậy Thì Phát Triển Như Thế Nào | Vinmec
-
Bé Gái 8 Tuổi Có Dấu Hiệu Ngực Nhô Lên Có Phải Dậy Thì Sớm Không?
-
Bé Gái 8 Tuổi Phát Triển Ngực Có Phải Dấu Hiệu Của Dậy Thì Sớm Không?
-
Tìm Hiểu Về Tuổi Dậy Thì Của Con Gái
-
Tuổi Dậy Thì, “núi đôi” Phát Triển Thế Nào? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thư Gửi Con Yêu - Sacombank
-
Độ Tuổi Dậy Thì Là Gì? Đặc điểm Của Tuổi Dậy Thì ở Nam Và Nữ Giới
-
Giải Mã Nguyên Nhân Con Gái Dễ Cáu Gắt Trong Ngày đèn đỏ - Ferrovit
-
Cách Nhận Biết Con Gái Còn Trinh Và Dấu Hiệu Mất Trinh điển Hình Nhất