Giải Mã Nguyên Nhân Con Gái Dễ Cáu Gắt Trong Ngày đèn đỏ - Ferrovit

Dù muốn hay không thì mỗi phụ nữ đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng một lần. Nhiều bạn gái còn gặp các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Các triệu chứng khó chịu như đau đầu, đau bụng kinh… xuất hiện ở mỗi người với cường độ khác nhau. Về tâm lý, một số bạn dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường. 

Vậy nguyên nhân tại sao lại dẫn đến tình trạng này và ngày đèn đỏ nên làm gì để giảm đau bụng kinh, hãy cùng Iron Woman tìm hiểu nhé!

Tâm lý con gái ngày đèn đỏ diễn ra thế nào?

1. Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Bước vào chu kỳ kinh nguyệt, lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ xuống ở mức thấp. Estrogen là một loại hormone có vai trò trong việc hình thành các đặc điểm nữ giới và làm gia tăng hoạt động của serotonin – một hóa chất có tác dụng điều chỉnh tâm trạng. Đó là lý do tại sao tâm lý con gái trong ngày đèn đỏ thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải đến như vậy. 

Ngoài ra, những ngày “đèn đỏ” này, chị em cũng mất lượng máu khá lớn nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Thiếu sắt làm giảm khả năng tái tạo hồng cầu máu, lượng oxy dự trữ cho cơ thể không đủ,…dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bổ sung sắt có thể giúp làm giảm những triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt. 

Bạn gái nên đọc thêm: “Phụ nữ nên ăn gì để bổ sung sắt cho cơ thể?“

Sau ngày hành kinh khoảng từ 6 – 7 ngày của chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng bắt đầu sản sinh ra nhiều estrogen và khiến nó cân bằng trở lại. Vì thế mà tâm trạng của nữ giới được cải thiện rõ rệt, tinh thần trở nên thoải mái hơn.

2. Con gái dễ cáu gắt, nổi giận

Tình trạng thay đổi của cơ thể trong kỳ kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ. Nhiều người trở nên cáu gắt, hay nổi giận… nhưng một số khác lại cảm thấy đặc biệt khoẻ mạnh và phấn chấn trong những ngày này. 

Dễ cáu gắt, nổi giận là một hiện tượng bình thường, theo quy luật tự nhiên do nội tiết tố estrogen và progesterone có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng rụng, progesterone và estrogen bị thiếu hụt nên gây ra hội chứng căng thẳng kèm theo các triệu chứng do rối loạn kinh nguyệt như: đau bụng dưới, đau thắt lưng, căng tức vùng ngực… 

Những thay đổi trong cơ thể cùng sự bất tiện khi đến ngày “đèn đỏ” mà tâm trạng của chị em thường hay cáu gắt và có những suy nghĩ tiêu cực. Hãy cải thiện điều đó bằng cách massage vùng bụng hoặc chườm nước ấm để làm dịu các cơn đau co thắt bụng này nhé. 

Nếu chưa biết cách, bạn hãy tham khảo bài viết: “6 cách đơn giản giúp bạn gái đánh bay cơn đau bụng kinh nhanh chóng“

3. Con gái nhạy cảm trong ngày đèn đỏ

Vào ngày hành kinh, khi tử cung đẩy ra lớp màng nhầy trong cùng của nó, các cơ tử cung sẽ co thắt đều đặn. Hầu hết phụ nữ sẽ cảm thấy đau bụng và đau đầu mạnh mẽ trước và trong những ngày hành kinh. Chính vì thế mà thời điểm này, cơ thể phụ nữ có xu hướng bị nhạy cảm với nỗi đau khi những cơn đau, chướng bụng, đầy hơi, nhức mỏi toàn thân,… bủa vây. Những cơn đau ấy tác động đến trung tâm thần kinh não bộ khi cơ thể không có sự phản kháng thì tâm trạng lúc đó sẽ trở nên tiêu cực và không tốt chút nào. 

Trong những ngày hành kinh, phái đẹp cũng nên hạn chế các hình thức vệ sinh hay làm đẹp như tẩy lông, nhổ lông hoặc xăm mình để tránh sự nhạy cảm trong những ngày này dẫn đến những cơn đau nhé!

4. Con gái dễ buồn, tự ti về nhan sắc ngày đèn đỏ

Con gái dễ buồn trong kỳ kinh nguyệt

Có chị em nào đang thắc mắc tại sao cứ đến kỳ kinh nguyệt là nhan sắc lại bị xuống cấp trầm trọng thế không nhỉ? Mụn ở đâu bỗng dưng ghé thăm, da cũng thâm xỉn màu hơn, môi khô nứt nẻ,… Chị em khóc ròng khi làn da bị các đốm mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm ghé thăm. 

Bật mí cho các nàng nhé! Nguyên nhân gây ra tình trạng này là cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố. Những rối loạn rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến các hormone tuyến giáp thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất. Da không được cung cấp đủ chất trở nên nhạy cảm, khô và dễ mọc mụn, nhan sắc cứ thế tụt hạng nghiêm trọng không chỉ vài ngày bị kinh nguyệt mà dư âm và tàn tích kéo dài đến cả nửa tháng sau. Điều này khiến con gái trở nên buồn, có chút tự ti về nhan sắc của bản thân trong những ngày đèn đỏ này

Một số thực phẩm trong bài viết “Top 10 thực phẩm giúp da trắng hồng tự nhiên“ có thể giúp bạn đấy, cùng tham khảo nhé.

5. Con gái ngại ra đường vào ngày đèn đỏ

Tuỳ vào cơ địa và thể trạng của từng người mà có những biểu hiện hành kinh khác nhau. Tuy nhiên đa số đều trải qua những cơn đau bụng, khó chịu, mệt mỏi… Nhiều nàng còn có lượng máu hành kinh nhiều, đi đâu cũng chỉ sợ dâu “rơi rớt”, điều này làm cản trở mọi hoạt động của chị em trong những ngày đèn đỏ. Chưa kể trong những ngày này, nhan sắc cũng bỗng nhiên bị xuống cấp trầm trọng. Chính vì thế mà con gái rất ngại ra đường trong những ngày đèn đỏ, thay vào đó các nàng cần được nghỉ ngơi và thư giãn thật thoải mái.

Xem ngay: 10 loại thuốc phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng

Cách giảm căng thẳng tâm lý trong ngày đèn đỏ

1. Chạy bộ, đi bộ nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm. Tham gia vận động nhẹ như chạy bộ, đi bộ nhẹ nhàng, aerobic, yoga…trong kỳ kinh nguyệt làm cho các hoạt chất não được giải phóng giúp chống lại một số thay đổi hormone có thể gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nghiêm trọng. Ngoài ra, các hoạt động tập luyện đơn giản này có thể tăng cường năng lượng cơ thể, tránh nguy cơ bị chuột rút, đầy hơi. Từ đó sẽ giúp tinh thần sảng khoái, thư giãn các cơ và làm giảm các cơn đau hiệu quả.

2. Bổ sung vitamin, khoáng chất

Trong một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2009 ở những phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, những người bổ sung trong chế độ ăn uống đủ 500 miligam canxi đều đặn 2 lần mỗi ngày đã giảm đáng kể các dấu hiệu trầm cảm và mệt mỏi so với những người không bổ sung. Trên thực tế, bổ sung đủ canxi cho cơ thể giúp hạn chế chứng rối loạn kinh nguyệt và loại bỏ bớt những thay đổi tâm trạng mà phụ nữ thường gặp phải khi trải qua kỳ kinh nguyệt. 

Bên cạnh đó, việc bổ sung một lượng thích hợp các vitamin, khoáng chất như vitamin B6, vitamin E, sắt, magie,…cũng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu, lo lắng, đau đầu, đầy bụng…Tuy nhiên cần bổ sung với liều lượng thích hợp vì nếu dùng quá liều thì sẽ gây hại cho cơ thể.

3. Giảm áp lực tâm lý

Căng thẳng, mệt mỏi có thể gây rối loạn kinh nguyệt của bạn, có thể bị trễ kinh hoặc có kinh sớm. Tình trạng mệt mỏi và lo âu cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố và làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng kinh nguyệt, màu sắc và mùi của kinh nguyệt. 

Luyện tập cho mình thói quen tự thư giãn và làm giảm áp lực sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng biến đổi tâm trạng và cảm xúc trong kỳ kinh nguyệt.

4. Ăn đồ ngọt

Ăn đồ ngọt giảm stress

Một nghiên cứu tại Đại học Cincinnati, Mỹ cho biết: đồ ngọt giúp kiểm soát tâm trạng tốt và giảm bớt các dấu hiệu stress. Nhà tâm lý Yvonne Ulrich-Lai, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, từng nói: “Glucocorticoid giúp mỗi người sống sót và phục hồi sau stress, nhưng nó cũng liên quan tới sự béo phì và giảm chức năng miễn dịch khi được tạo ra với hàm lượng lớn”. Vì vậy, việc tìm tới đồ ăn ngọt để giải tỏa căng thẳng những ngày “đèn đỏ” cần được sử dụng với liều lượng hợp lý để đảm bảo rằng sức khoẻ và cân nặng của bạn không bị ảnh hưởng nhé. 

5. Hạn chế caffeine

Theo Hli People, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rất lớn khi đến kỳ “đèn đỏ”, vì thế phải đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng trong thời gian này để bảo vệ sức khoẻ và duy trì tốt tâm trạng. Bạn nên tránh xa các thực phẩm và đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê… trong thời kỳ kinh nguyệt để hạn chế các tác động không tốt đến tâm trạng. 

Caffeine là chất kích thích có thể làm tăng sự lo lắng, căng thẳng và mất ngủ khi sử dụng. Uống cà phê trong thời kỳ này sẽ khiến ngực nở to hơn, gây cảm giác đau khiến tâm lý lo lắng phiền muộn, tinh thần không ổn định. Caffeine cũng khiến tiêu hao một lượng lớn vitamin B, phá hoại quá trình trao đổi chất và chuyển hóa đường trong cơ thể.

6. Không sử dụng chất kích thích

Các loại đồ uống hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… có thể làm tăng các triệu chứng lo lắng, bồn chồn và cáu gắt… trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Chính vì thế, trước và trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên tránh xa các chất kích thích để hạn chế các ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và tâm trạng.

Xem thêm:

Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về cơ thể của bạn?

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

 Nguồn tham khảo:

How to Deal with Premenstrual Mood Swings – https://www.healthline.com/health/pms-mood-swings/

Why are girls moody during their periods? – https://www.plannedparenthood.org/learn/teens/ask-experts/why-are-girls-so-moody-during-there-period/

Từ khóa » Tí Của Con Gái Như Thế Nào