13 Cách Làm Giảm đau Xương Chậu Cho Mẹ Bầu Hiệu Quả Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai và sau sinh đang tìm cách làm giảm đau xương chậu hiệu quả? Bởi lẽ nếu để tình trạng kéo dài có thể gây khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bạn. Đừng lo lắng. Bài viết sau đây của TREE BOSS sẽ giới thiệu tất tần tật những phương pháp khắc phục an toàn có thể thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà. Xem ngay nhé!
1. Cách làm giảm đau xương chậu khi mang thai
Sau khi đã nắm bắt cụ thể từng nguyên nhân nêu trên thì tiếp theo là những cách làm giảm đau xương chậu hiệu quả nhất đã được chọn lọc và tổng hợp dưới đây cho mẹ bầu. Cùng theo dõi và thực hiện ngay nhé!
1.1 Đau xương chậu bên trái khi mang thai
1.1.1 Xoa bóp nhẹ nhàng
Cách làm giảm đau vùng xương chậu khi mang thai đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó là xoa bóp bằng những động tác nhẹ nhàng để thư giãn. Khớp xương và dây chằng tại vị trí cũng được xoa dịu, cơn nhức mỏi được “đánh bay” nhanh chóng. Hơn nữa, massage thường xuyên còn giúp khí huyết lưu thông, tăng cường sự dẻo dai lên các cơ. Từ đó, mẹ bầu có thể vận động dễ dàng hơn. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên thực hiện 15 phút là tốt nhất.
1.1.2 Thực hiện ăn uống khoa học
Phụ nữ khi mang thai cần hết sức lưu ý về chế độ ăn uống. Vì cả mẹ lẫn em bé phải được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa nhiều Canxi, Vitamin D như thịt, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá,… nhằm duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp.
Bên cạnh đó, cách làm giảm đau nhanh chóng cho mẹ bầu khác là bạn cần ăn nhiều rau xanh, trái cây và hoa quả chứa vitamin C, chất xơ. Hơn nữa, việc nạp đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày cũng rất cần thiết cho sức đề kháng của cơ thể. Một số khoáng chất cần bổ sung trong chế độ ăn như Photpho, Kali, Magie, Chất sắt, Vitamin A,…
1.1.3 Thư giãn, nghỉ ngơi
Việc dành thời gian nghỉ ngơi là cách giảm đau xương chậu mà mẹ bầu cần thực hiện ngay lúc này. Bởi nếu hoạt động đi lại liên tục sẽ càng ảnh hưởng đến vị trí đau, gia tăng cơn nhức mỏi và gây áp lực lên các dây chằng. Bạn nên nằm thả lỏng cơ thể để được thư giãn và loại bỏ mọi căng thẳng, mệt mỏi một cách tối đa.
1.2 Đau xương chậu bên phải khi mang thai
1.2.1 Áp dụng chườm ấm
Cách làm giảm đau cho phụ nữ mang thai tiếp theo đó là thực hiện chườm ấm. Khi khu vực xương chậu bị tổn thương được hấp thụ một mức nhiệt cao, các tĩnh mạch sẽ giãn nở, thúc đẩy máu lưu thông đều, dây thần kinh ở khớp xương cũng được thư giãn. Bên cạnh đó, phương pháp còn giúp giảm thiểu viêm nhiễm, sưng phù và tê bì cơ.
1.2.2 Vận động nhẹ nhàng
Để giảm tình trạng cứng khớp khi mang thai, mẹ bầu cần vận động bằng việc áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng. Phương pháp này sẽ hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường sự dẻo dai lên các cơ và dây chằng, đồng thời là cách trị đau xương chậu hiệu quả. Lưu ý thai phụ không nên thực hiện các động tác quá mạnh hay đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ nhức mỏi càng tăng.
>>>> THAM KHẢO NGAY: 5 bài tập yoga chữa đau vai gáy hiệu quả chỉ trong 10 phút
1.2.3 Thay đổi tư thế
Thay đổi các tư thế đứng, ngồi hay nằm cũng là một cách làm giảm đau xương chậu cho mẹ bầu. Cụ thể thực hiện như sau:
- Tư thế đứng
Phụ nữ mang thai nên đứng thẳng lưng, cổ và vai, hai chân chạm đất và di chuyển nhẹ nhàng. Tuyệt đối không duy trì tư thế ở một chân vì sẽ rất dễ mất cân bằng, gia tăng áp lực lên khớp xương, đặc biệt là khung chậu. Bên cạnh đó khi chuyển từ ngồi sang đứng, bạn cần chú ý vịn tay lên ghế hoặc tựa tường để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Tư thế ngồi
Bạn cần sử dụng ghế có độ êm và lưng tựa, khi ngồi đảm bảo hai chân chạm sàn và không được bắt chéo sẽ rất dễ gây tê bì. Đồng thời, mẹ bầu nên hướng người về trước khi muốn đứng lên và thực hiện từ từ, chậm rãi. Bởi vì trong quá trình mang thai, xương khớp rất yếu nên bạn cần hết sức cẩn trọng trong các tư thế.
- Tư thế nằm
Việc duy trì ở tư thế nằm nghiêng, đặc biệt quay về phía trái sẽ rất tốt cho thai phụ. Cách này nhằm giúp khí huyết lưu thông đúng vào cổ tử cung, cung cấp Oxy cho em bé, giảm các lực đè nén lên khớp cơ vùng xương chậu. Bạn có thể dùng gối ôm kẹp giữa hai gối hoặc để tựa dọc theo cơ thể khi nằm sẽ tạo sự thoải mái.
1.2.4 Luyện tập yoga
Yoga là cách làm giảm đau phổ biến hiện nay. Các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sự dẻo dai lên khớp cơ, giải tỏa những áp lực bị đè nén dưới các dây thần kinh vùng bị đau. Mẹ bầu có thể áp dụng 2 bài tập dưới đây:
Tư thế yoga chó chim: Các động tác của bài tập này hỗ trợ cải thiện chắc khỏe vùng xương chậu, xương cụt và cột sống lưng, tăng sức mạnh lên hệ xương khớp ở phụ nữ mang thai. Cách thực hiện như sau:
- Tư thế quỳ gối và đặt hai tay lên thảm yoga. Lưu ý lưng, cổ và khuỷu tay thẳng.
- Bắt đầu đưa tay phải hướng về trước, duỗi thẳng kết hợp chân trái hướng ra phía sau. Động tác này cần tay, lưng và chân thẳng một hàng.
- Duy trì tư thế từ 15 – 30 giây
- Trong quá trình tập cần hít thở đều, thôi tập và trở về tư thế chuẩn bị.
- Bài tập được thực hiện 5 lần và thay đổi liên tục đều đặn cả 2 bên.
Tư thế yoga mèo – bò
Bài tập này hỗ trợ kéo giãn vùng cột sống lưng, giúp mẹ bầu thư giãn các khớp xương, cơ và dây chằng. Từ đó những áp lực ở khu vực xương chậu cũng được xua tan nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:
- Tư thế quỳ gối, hai bàn tay chống xuống thảm yoga. Lưu ý thẳng cổ, lưng và khuỷu tay.
- Bắt đầu thực hiện võng lưng xuống nhẹ nhàng và sâu hết mức có thể. Sau đó, bạn cuộn vai lại và hạ người xuống.
- Duy trì thế này từ 5 – 10 giây.
- Tiếp tục vòng lưng cong hướng lên trên.
- Tư thế cần giữ trong vòng 5 – 10 giây.
- Kết hợp tập 2 động tác cong lưng và vòng lưng 10 lần liên tục để đạt hiệu quả.
2. Bài tập giảm đau xương chậu sau sinh
Làm sao để hết đau xương chậu sau khi sinh là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm? Nếu không tìm cách khắc phục nhanh chóng thì triệu chứng có thể kéo dài và gây ra các bệnh xương khớp mãn tính. Vì vậy, phụ nữ cần cẩn thận và chú ý trong cách sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:
2.1 Tắm bằng nước ấm
Cách làm giảm đau đầu tiên mà phụ nữ sau sinh cần thực hiện đó chính là tắm nước ấm. Việc làm này không những giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi mà còn cải thiện tình trạng nhức mỏi xương rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng thêm một vài giọt tinh dầu thảo dược như oải hương, sả chanh, cam thảo,… để cơ thể cảm nhận được sự thư giãn tối đa.
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: 6 bài tập yoga thoái hóa đốt sống cổ tại nhà giảm đau hiệu quả
2.2 Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc bố trí một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều “cực kỳ” quan trọng đến sức khỏe các chị em sau sinh. Bạn cần bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho hệ xương khớp như Sắt, Canxi, Vitamin B – C,… và các loại thực phẩm xanh, có màu sẫm cũng rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
2.3 Thay đổi tư thế ngồi
Cách làm giảm đau xương chậu sau sinh tiếp theo là tập thay đổi dáng ngồi. Bởi lẽ, sau khi trải qua quá trình sinh nở thì cơ thể người phụ nữ rất yếu, bạn không thể duy trì tư thế thẳng như bình thường được. Thay vào đó, chị em nên ngồi hướng về phía trước để giảm các áp lực đè nén lên vị trí đau.
2.4 Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Đây là cách làm giảm đau nhanh chóng và dễ thực hiện ngay tại nhà. Cụ thể, bạn cần sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng viêm khu vực đau, sau đó tiếp tục chườm ấm nhằm xoa dịu cơn nhức mỏi, giúp máu lưu thông đều trở lại. Điều này sẽ hỗ trợ cải thiện được tình trạng đau nhức một cách đáng kể.
2.5 Áp dụng các bài tập vùng xương chậu
Khi nằm thư giãn, nghỉ ngơi, các chị em hãy tập thói quen hít vào sâu và thở ra nhẹ nhàng. Điều này sẽ hỗ trợ khí Oxy lưu thông trong cơ thể đều đặn, giảm đau các khu vực xương khớp bị tổn thương. Ngoài ra, nếu thấy tình trạng kéo dài không khỏi, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
2.6 Massage vùng xương chậu
Hiện nay, việc sử dụng ghế massage là cách giảm đau xương chậu sau sinh hiệu quả cho các chị em phụ nữ. Thiết bị chăm sóc sức khỏe này nổi bật với tính năng thông minh là nhiệt hồng ngoại có cấu tạo từ Carbon Nano hỗ trợ tác động sâu đến vị trí đau, “đập tan” các cơn nhức mỏi ngay lần đầu sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng giúp trị liệu nhiều căn bệnh xương khớp cùng 50 bài tập khác nhau được cài đặt phù hợp với nhu cầu người dùng.
3. Nguyên nhân bị đau xương cụt khi mang thai là gì?
Trước khi áp dụng các cách làm giảm đau xương chậu thì bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân hình thành nên triệu chứng này. Những cơn nhức, tê bì xuất hiện bất ngờ sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi được bắt nguồn từ 2 lý do sau:
3.1 Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai
Mẹ bầu trong quá trình mang thai, vùng xương chậu phía trước và sau sẽ bị đau nhức liên tục, đặc biệt khi chuyển động đứng lên hay ngồi xuống. Triệu chứng có thể lan dần ra các vùng đùi, hông,…Do cơ thể người phụ nữ ở thời kỳ này sản sinh ra loại hormone là relaxin thúc đẩy sự co giãn của các sợi cơ dây chằng và mô mềm. Từ đó, khu vực khung chậu khi chuyển động bị mất ổn định, không đều dẫn đến tình trạng đau.
Hơn nữa, một khi thai nhi lớn thì các tư thế đứng, ngồi, khom,…càng làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Nếu lúc này mẹ bầu không tìm cách làm giảm đau xương chậu khi mang thai thì tình trạng có thể trở nặng và ảnh hưởng lớn đến hệ xương khớp. Một vài nguyên nhân gây đau nhức như sau:
- Khi mang thai, người phụ nữ chắc hẳn sẽ gặp phải tình trạng tăng cân. Điều này đã tạo gánh nặng lên các khớp xương, là lý do gây ra đau nhức vùng xương chậu.
- Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) tăng cao, mẹ bầu đã bị thừa cân trước khi có em bé.
- Lượng Vitamin D và Canxi trong cơ thể quá ít. Vì vậy khi các khoáng chất được đưa vào cơ thể mẹ bầu, chúng sẽ cung cấp cho đứa trẻ và khiến người mẹ thiếu hụt canxi dẫn đến dễ đau nhức khung chậu.
3.2 Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu sau sinh
Người phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ thì các dây chằng cũng như xương khớp sẽ ngày càng căng giãn nhiều hơn do sự chi phối mạnh của các Hormone Relax. Chính vì vậy sau khi sinh, bạn thường gặp phải tình trạng đau nhức xương chậu, tê bì dai dẳng. Sau đây là một số nguyên nhân khác gây nên triệu chứng này:
- Vỡ xương cụt:
Khi sinh thường, em bé được ra ngoài thông qua vùng xương chậu. Nếu quá trình này diễn ra với tốc độ nhanh và không đúng cách sẽ gây nên vỡ xương cụt của mẹ. Từ đó dẫn đến đau nhức liên hồi mỗi khi chuyển động ngồi hoặc đứng.
- Giãn khớp mu:
Trong quá trình đưa thai nhi ra ngoài, đầu em bé có thể đè xuống vị trí xương chậu của mẹ gây tổn thương các dây chằng. Bên cạnh đó, cơ thể người phụ nữ sau khi sinh chưa phục hồi hoàn toàn nên có thể bị đau nhức vùng xương chậu.
- Viêm nhiễm khu vực xương chậu:
Người phụ nữ sau sinh không chú ý vệ sinh kỹ càng thì rất dễ bị viêm nhiễm cơ quan sinh sản. Vi khuẩn sẽ xâm nhập gây viêm cổ tử cung, vùng chậu thông qua đường âm đạo. Nếu bạn không sớm phát hiện và áp dụng cách làm giảm đau xương chậu kịp thời thì rất dễ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác
- Không chú ý thói quen sinh hoạt hàng ngày:
Một khi trải qua quá trình sinh đẻ, cơ thể người phụ nữ sẽ trở nên rất yếu, đặc biệt các khớp xương và dây chằng. Nếu trong sinh hoạt hàng ngày không cẩn thận sẽ gây tổn thương và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này. Vì vậy, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi hoàn toàn.
>>>> XEM THÊM: 20 bài tập chữa đau lưng dưới, trên hiệu quả với tư thế đơn giản
3. Biểu hiện đau vùng chậu khi mang thai như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, vào những tháng cuối của thai kỳ, cấu trúc xương chậu như dây chằng và các khớp chịu sự chi phối của hormone, nên sẽ căng giãn nhiều hơn so với khi không mang thai. Điều này nhằm tạo thuận lợi cho việc sinh diễn ra dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đau nhức xương chậu, đặc biệt là sau khi sinh. Ngoài ra, đau nhức tại vị trí xương chậu còn vì một số nguyên nhân sau:
- Vỡ xương cụt: Khi em bé chui ra với tốc độ quá nhanh hoặc ở tư thế không phù hợp có thể khiến xương cụt của mẹ bị vỡ. Cơn đau xương chậu do vỡ xương cụt có thể kéo dài nhiều tuần đến vài tháng với mức độ tăng dần.
- Giãn khớp mu: Khi sinh, đầu thai nhi đè xuống khung chậu làm các dây chằng giãn ra, gây đau âm ỉ. Sau sinh cơ thể chưa phục hồi nên các mẹ sẽ có biểu hiện đau xương chậu sau sinh.
- Nhiễm trùng xương chậu: Sau khi sinh, cơ thể người mẹ còn yếu nên rất dễ bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản. Theo đường âm đạo, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Và gây viêm nhiễm ở cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm xương chậu… Điều này khiến mẹ bỉm sữa sẽ bị những cơn đau nhức xương chậu
- Thói quen sinh hoạt: Sau sinh cơ thể còn yếu nếu việc không nằm, ngồi và nghỉ ngơi phù hợp cũng khiến mẹ bị đau xương chậu sau sinh.
Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ về cách làm giảm đau xương chậu cho phụ nữ sau sinh và khi mang thai. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến khích bạn nên trải nghiệm dòng Tree Boss giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về sản phẩm nhé!
>>>> KHÁM PHÁ THÊM
- 27 bài tập cho dân văn phòng giúp “đánh bay” đau nhức
- 6 bài tập giãn cơ bắp chân giúp chắc khỏe đơn giản cho người mới
Tôi là Nguyễn Anh Tuấn hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc của công ty Cổ phần XNK Tree Boss. Chúng tôi thành lập công ty với ước mơ sản xuất những chiếc ghế massage chất lượng cao để phụng dưỡng cha mẹ, người thân và gia đình của mọi người
Từ khóa » đau Mỏi Vùng Xương Chậu
-
Đau Vùng Xương Chậu: Nguyên Nhân Là Gì? - Vinmec
-
Bị đau Xương Chậu Bên Hông Thường Có Nguyên Nhân Do đâu?
-
[Đau Xương Chậu Là Bệnh Gì?] Top 20 Nguyên Nhân, điều Trị Và Lưu ý
-
Top 12 Nguyên Nhân Gây đau Xương Chậu Hàng đầu ở Phụ Nữ
-
Đau Mỏi Xương Chậu: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục NHANH
-
Triệu Chứng đau Vùng Xương Chậu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Đau Vùng Xương Chậu (Trái - Phải): Nguyên Nhân & Cách Trị
-
Viêm Khớp Cùng Chậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Những điều Mẹ Bầu Cần Biết Về đau Xương Chậu Khi Mang Thai
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
-
Viêm Khớp Vùng Chậu Sau Sinh – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Đau Xương Mu Sau Sinh: Ảnh Hưởng Nặng Nề Tới đời Sống Sinh Hoạt ...
-
Đối Phó Với Triệu Chứng đau Xương Chậu Khi Mang Thai - MarryBaby
-
Cảnh Giác Với Hiện Tượng đau Vùng Chậu ở Nữ Giới!
-
Đau Xương Cụt: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục? | ACC
-
Đau Xương Chậu Khi Mang Thai Và Cách Chữa Hiệu Quả | Huggies