Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội

Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai và biện pháp khắc phục Ngày đăng 26/05/2020 | 16:01 | Lượt xem: 3435

Đau xương chậu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Mặc dù không có hại cho thai nhi, nhưng khiến không ít thai phụ bị đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.

TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi... mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào gây ra.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai phụ bị đau xương chậu khi mang thai và một trong số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đó có thể kể đến là:

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất ra một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm, giãn ra và lỏng lẻo. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể thai phụ cho quá trình chuyển dạ sau này. Tuy nhiên, sự tác động quá mức của hormone có thể khiến dây chằng lỏng lẻo, khung xương chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều làm cho các khớp đau mỏi, đi lại khó khăn.

Sự phát triển của thai nhi, đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi to nhanh, nặng hơn khiến trọng lực cơ thể đổ dồn về phía trước. Người mẹ buộc phải cong phần hông lên khiến tổ chức mô ở khu vực này bị kích thích gây ra hiện tượng đau mỏi.

Ngoài ra thai phụ có thể bị đau vùng xương chậu do: Tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai; thiếu hụt vitamin D và canxi; có tiền sử chấn thương, mắc các bệnh về thái hóa xương khớp, dây thần kinh xương chậu…

Triệu chứng của đau xương chậu

Triệu chứng đau vùng chậu có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, càng về cuối thai kỳ thì mức độ đau thường tăng lên.

Vị trí đau: Đau ở khớp cùng chậu, khớp mu, vùng hông lan xuống đùi, thường kèm theo đau lưng.

Cơn đau thường liên tục, âm ỉ, tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột, khi đi lại, đi lên xuống cầu thang và tăng lên vào buổi đêm có thể làm thai phụ không thể ngủ ngon.

Mức độ đau tùy thuộc vào từng trường hợp, từ cảm giác khó chịu khi đi cho đến mất cơ năng hoàn toàn khiến thai phụ không đi lại được hoặc cản trở thai phụ trong việc thực hiện công việc nhà, đi lại, hoạt động tình dục, công việc…

Các biện pháp khắc phục giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai

Để khắc phục giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai, thai phụ có thể áp dụng những cách đơn giản sau:

Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp giúp giảm đau vùng xương chậu khi mang thai (minh họa)

  • Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội. Lưu ý không nên tập quá sức.
  • Trong quá trình mang thai không nên đi lại quá nhiều, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp kéo căng cơ bụng và cơ lưng, hỗ trợ việc sinh đẻ sau này diễn ra thuận lợi.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giản, từ đó giảm đau hiệu quả.
  • Thay đổi tư thê thường xuyên, nên ngủ ở tư thế thoải mái có thể dùng gối ôm chuyên dụng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, hạn chế nằm ngửa nhiều.
  • Không nên mang giày cao gót và cần chú ý đến tư thế ngồi. Không được ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực lên xương chậu.
  • Ngoài ra, không nên khiêng, nhấc những vật nặng, cần thận khi lên xuống cầu thang và tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Sử dụng thêm gối ôm khi nằm để tạo cảm giác thoải mái.
  • Khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ.

Đau vùng xương chậu khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, do đó, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giúp làm giảm triệu chứng đau xương chậu thì thai phụ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Đỗ Hương

ad syt ad

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 104 Lượt truy cập trong tuần: 7001 Lượt truy cập trong tháng: 140062 Lượt truy cập trong năm: 2738734 Tổng số lượt truy cập: 46806122 Về đầu trang

Từ khóa » đau Mỏi Vùng Xương Chậu