13 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Cho Cây Trồng Mà Nhà Nông Cần Phải Biết
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, nhà nông cần cung cấp thêm các dinh dưỡng cho cây trồng để phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, cũng như các giai đoạn bón phân riêng biệt. Tuy nhiên, hầu hết các loại cây trồng đều cần các nguyên tố thiết yếu như đạm, lân, kali, sắc, kẽm, canxi, … Vậy, bà con đã biết rõ các nguyên tố này có tác dụng như thế nào đối với cây trồng hay chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như công dụng của chúng trong sự phát triển của cây trồng.
Trong phân bón, các nguyên tố được phân chia thành 3 nhóm dinh dưỡng cho cây trồng chính:
– Dinh dưỡng Đa lượng: bao gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Đây là nhóm dưỡng chất cần thiết nhất cho cây sinh trưởng.
– Dinh dưỡng Trung lượng: bao gồm Calci (ca), Ma nhê (Mg) và Lưu Huỳnh (S). Đây là nhóm dưỡng chất cần thiết với lượng vừa phải giúp cây phát triển tốt hơn.
– Dinh dưỡng Vi lượng: bao gồm Sắt (Fe), Đồng (Cu), ManGan (Mn), Boron (B), Molypden (Mo), Kẽm (Zn), Clo (Cl). Đây là nhóm dưỡng chất mà cây trồng cần một lượng nhỏ giúp cây tăng năng suất và chất lượng nông sản. 30
Cây trồng phát triển và sinh trưởng tối ưu khi được các dưỡng chất cung cấp đầy đủ, cân bằng. Sau đây là công dụng của các chất dinh dưỡng cho cây trồng cần có.
Mục Lục
1- Nhóm Dinh dưỡng Đa lượng
ĐẠM – NITROGEN
Đạm là dưỡng chất cần thiết trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng; cần được cung cấp lượng lớn do đây là nguyên tố quan trọng trong việc hình thành protein thực vật, chất diệp lục để thực hiện nhiệm vụ quang hợp; là một thành phần cần thiết cho quá trình tổng hợp và chuyển giao năng lượng của cây trồng.
Nhà nông cần cung cấp đầy đủ Đạm giúp cây phát triển nhanh, tăng năng suất cây trồng. Nếu cây thiếu Đạm, lá sẽ nhỏ, vàng và cây chậm tăng trưởng.
LÂN – PHOSPHORUS
Lân là dưỡng chất cần thiết trong quá trình phát triển của cây trồng; tạo nhân tế bào giúp cây đẻ nhánh, phân cành, tạo mầm hoa, kết quả; tham gia quá trình hình thành đường và tình bột tích lũy trong hạt; tham gia quá trình phát triển của rễ, quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Ngoài ra, Lân còn có thể giảm thiểu các tác hại trên cây thừa đạm, giúp cây chịu được đất chua, đất kiềm.
Cây trồng thiếu Lân sẽ có hiện tượng rụng lá hoặc còi cọc, rễ kém phát triển; ảnh hưởng khả năng ra hoa, khả năng đậu quả ít hơn, quả chín chậm; giảm khả năng chống chịu trong thời tiết bất lợi, dễ bị sâu bệnh tấn công.
KALI – POTASSIUM
Kali là nguyên tố xúc tác hỗ trợ quá trình tạo mô thực vật, hình thành và lưu trữ đường và tinh bột; kiểm soát quá trình thoát hơi nước và giúp cây giữ nước; thúc đẩy quá trình tổng hợp protein trong cây, giảm việc hấp thu quá nhiều đạm; giúp vây tăng cường sức chịu rét và chống chọi thời tiết khắc nghiệt.
Cây trồng thiếu Kali sẽ có biểu hiện lá vàng, bị khô từ méo và lan rộng toàn bộ mặt lá; tăng lý lệ lép hạt, tạo quả nhỏ, dễ nứt; giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt; làm cây bị thối rễ, cây còi cọc, dễ đổ ngã.
2 – Nhóm Dinh dưỡng Trung lượng
VÔI – CALCIUM
Canxi là thành phần chủ yếu trong cấu tạo vách tế bào giúp chồi non phát triển và đứng vững; giúp giải độc cho cây trồng, tăng khả năng chống chịu trong thời tiết bất lợi. Ngoài ra, vôi còn có khả năng khử chua và rửa mặn cho đất, giúp đất điều hòa độ pH trung tính; ức chết sự phát triển của nấm gây bệnh trên cây trồng.
Nếu cây trồng thiếu Canxi dẫn đến tình trạng gãy chóp hoặc chồi non; tán lá cuốn lại, mép lá cuộn cong; xuất hiện đốm nâu và đốm thâm trên lá; tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh gây hại cho cây trồng.
MAGIE – MAGNESIUM
Magie là một trong những thành phần cấu tạo diệp lục; tham gia quá trình quang hợp và hô hấp của cây trồng; giúp kích hoạt sự phát triển của các enzym quan trọng trong quá trình hô hấp và trao đổi chất.
Khi cây trồng thiếu Magie làm chậm quá trình ra hoa, lá bị vàng do thiếu diệp lục; xuất hiện những vệt cam sáng trên lá.
LƯU HUỲNH – SULFUR
Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo trong protein, dầu thực vật; tham gia các quá trình quang hợp của cây; tham gia quá trình hình thành đường, dầu thực vật tinh bột, amino axit và protein; giúp tăng cường hoạt động của enzym và vitamin; hỗ trợ thúc đẩy hình thành nốt sần trên các cây họ Đậu để cố định đạm; cải thiện sự phát triển của rễ và sản xuất hạt giống; giúp cây phát triển mạnh mẽ và có khả năng chống chịu trong thời tiết lạnh.
Nếu Lưu huỳnh không được cung cấp đủ cho cây, lá trở nên xanh vàng, còi cọc kém phát triển.
>>Xem các loại phân nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng hiện nay:
- Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 – chuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
- Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE (DTOGNFIT 1) – chuyên dùng cho cây trồng
- Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1– Chuyên dùng để cải tạo đất
- Phân bón hữu cơ vi sinh BIOCARE 2 DTOGNFIT 2
3 – Nhóm Dinh dưỡng Vi lượng
BO – BORON
Bo là nguyên tố cần thiết trong quá trình nảy mầm hạt phấn và phát triển ống phấn; cần thiết cho sự hình thành tế bào và hạt giống; đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển protein trong cây; có tầm quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic; tham qia quá trình chuyển hóa Đạm và Lân; giúp tăng số lượng ra hoa và tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
Cây trồng thiếu Bo thường xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trắng, lá bị biến dạng; thân cây và cuống quả xuất hiện nhiều vết nứt; sức sống và nảy mầm của hạt phấn kém, hoa chậm phát triển, quả non dễ bị rụng; rễ cây bị ức chế.
ĐỒNG – COPPER
Đồng là nguyên tố cần thiết cho sự hình thành diệp lục tố; là chất xúc tác cho một số phản ứng trông cây; đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển sinh sản của cây; hỗ trợ quá trình trao đổi chất ở bộ rễ, hỗ trợ cây lưu trữ và sử dụng protein.
Cây trồng thiếu Đồng có hiện tượng rễ chết non, cháy bìa lá; xuất hiện tình trạng chảy gôm nhựa, phát sinh các vết hoại tử trên lá hoặc quả.
CLO – CHLORIDE
Clo là thành phần tham gia vào phản ứng năng lượng trong cây; tham gia vào quá trình vận chuyển canxi, magie, kali trong cây; điều hòa hoạt động bảo vệ khí khổng; đồng thời kiểm soát sự bốc hơi nước khỏi cây.
Cây trồng thường có nhu cầu Clo thấp, nên nếu nhà nông cung cấp nhiều Clo sẽ làm lá dày, bị cuộn tròn; giảm khả năng hấp thu nước làm mép và đỉnh lá vị cháy; ảnh hưởng chất lượng nông sản. Nếu xuất hiện đỉnh lá non bị héo, vàng úa và xuất hiện chuyển nâu, chết lá là do cây thiếu Clo.
SẮT – IRON
Sắt là nguyên tố hỗ trợ cho quá trình hình thành diệp lục tố; có vai trò trong việc cung cấp oxy cho cây trồng. Khi cây thiếu Sắt có biểu hiện bạc lá, các lá non thường bị vàng; khi thiếu sắt nặng cây có thể biến vàng toàn bộ cây.
MANGAN – MANGANESE
Mangan là một chất oxy hóa của thực vật cũng là thành phần của các enzym; đóng vai trò hoạt hóa phản ứng trao đổi chất quan trọng; tham gia trực tiếp vào quá trình quan hợp và hỗ trợ tổng hợp diệp lục trong cây; thúc đẩy sự nảy mầm của hạt và tăng cường quá trình chín của quả.
Cây thiếu Mangan sẽ có hiện tượng lá non bị vàng, xuất hiện đốm nâu đen; gân lá và mạch dẫn bị biến vàng; xuất hiện đốm vàng phát triển thành vết hoại tử trên lá.
MO – MOLYBDENUM
Mo có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp đạm cộng sinh trong nốt sần của cây họ Đậu; cần thiết cho việc chuyển hóa Lân sang dạng hữu cơ tạo điều kiện cho cây hấp thụ; giúp cây chuyển hóa nitơ và tổng hợp protein.
Hiện tượng thiếu Mo trên cây trồng có biểu hiện vàng lá, cây ngừng phát triển; lá nhợt nhạt có thể bị cháy xém, cuộn lại.
KẼM – ZINC
Kẽm tham gia hoạt hóa trên 70 enzym của nhiều hoạt động sinh hóa, sinh lý của cây trồng; duy trì chức năng cho các màng sinh học; đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp; tham gia quá trình hình thành đường và tổng hợp protein; nguyên tố thiết yếu trong quá trình sinh sản, tạo hạt giống của cây trồng; có khả năng điều chỉnh tăng trưởng của cây và giúp cây chống chịu với dịch bệnh.
Cây trồng thiếu Kẽm thường có triệu chứng thân nhỏ, bị biến dạng; lá non chuyển trắng hoặc úa vàng, lá bị biến dạng và còi cọc.
Chúng ta đã điểm qua 13 nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng mà nà nông nào cũng cần phải biết rõ; để có thể theo dõi sinh trưởng của cây cũng như cung cấp dưỡng chất đúng nhu cầu của cây. Mỗi loại phân bón đều có hiệu quả chuyên biệt cũng như chứa hàm lượng dưỡng chất đạt hiệu lực đặc trưng riêng. Do đó, nhà nông cần tìm hiểu thêm những loại phân nào chứa hàm lượng dưỡng chất bao nhiêu thì thích hợp cho cây. Hiện nay, xu thế xử dụng phân bón hữu cơ đang dần lan rộng và thay thế phân bón vô cơ. Bà con còn có thể tham khảo Phân bón hữu cơ vi sinh Rural Boss DTOGNFit chứa hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng cần có cho cây sinh trưởng. Đồng thời, Rural Boss DTOGNFit chưa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đất và cây trồng; có khả năng giúp trẻ hóa đất, cải tạo thổ nhưỡng và giúp cây sinh trưởng ổn định và tạo năng suất vượt trội.
Từ khóa » đạm Thực Vật Cho Cây Trồng
-
Cách Làm đạm Thực Vật Tưới Cây Tiện Lợi đạt Hiệu Quả Cao
-
Cách Tự Làm đạm Sinh Học Bón Cây Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Sử Dụng đạm Thực Vật Thay Thế đạm Vô Cơ Trong Sản Xuất Rau Sạch
-
Cách Làm đạm Thực Vật Tưới Cây Chi Tiết - Ý Nghĩa Là Gì ?
-
QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐẠM CHO CÂY TRỒNG
-
Vai Trò Của Phân đạm đối Với Cây Trồng?
-
12 Nguồn đạm Thực Vật Thay Thế động Vật Mà Bạn Nên Biết - YouMed
-
Cung Cấp Dinh Dưỡng Cho Cây Trồng Trong Canh Tác Theo Hướng Tự ...
-
Cách Làm đạm Thực Vật Tưới Cây
-
Dinh Dưỡng Cây Trồng
-
PHÂN ĐẠM: VAI TRÒ VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT ...
-
Làm Phân Bón Hữu Cơ Cực Tốt Cho Cây Trồng Với 7 Loại Thực Phẩm Dư ...
-
Tìm Hiểu Về Dinh Dưỡng Cho Cây Trồng Và Các Loại Phân Bón (Phần 1)