15+ CÔNG DỤNG CÂY XƯƠNG KHỈ KHIẾN BẠN NGẠC NHIÊN

3.5/5 - (2 bình chọn)

Cây xương khỉ hẳn đã không còn xa lạ gì đối với những ai nghiên cứu nhiều về cây thuốc Nam. Vậy cây xương khỉ là gì? Cây xương khỉ có tác dụng thế nào đối với đời sống con người? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết về 15+ công dụng cây xương khỉ khiến bạn ngạc nhiên dưới đây bạn nhé!

Cây xương khỉ là gì?

Người ta thường gọi cây xương khỉ với một cái tên khác là cây bìm bịp, cây mảnh cộng. Đây là một trong những vị thuốc Nam từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh.

15+ CÔNG DỤNG CÂY XƯƠNG KHỈ KHIẾN BẠN NGẠC NHIÊN
Cây xương khỉ thường có màu đỏ hoặc hồng, được mọc thành bụi

Cây xương khỉ là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh.

Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có 2 môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình chùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. 

Đặc điểm của cây xương khỉ

Cây bìm bịp này mọc hoang ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam và Châu Á. Tại một số địa phương bà con trồng để dùng lá non nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Để làm thuốc bà con thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

15+ CÔNG DỤNG CÂY XƯƠNG KHỈ KHIẾN BẠN NGẠC NHIÊN
Cây xương khỉ là loài cây dại được mọc nhiều ở các vùng nông thôn

Toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc, nhiều nơi còn dùng lá cây để làm bánh gọi là Bánh mảng cộng (Loại bánh này thường có ở một số tỉnh miền núi phía Bắc).

Cây được thu hái quanh năm. Cách chế biến có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. 

Thành phần hóa học của cây xương khỉ

Trong cây xương khỉ có chứa nhiều khoáng chất, glycosind, hợp chất glyserol và cerebrosid. Bên cạnh đó cây xương khỉ còn chứa hàm lượng chất béo, chất đạm, các chất xơ và hàm lượng canxi cao tốt cho sức khỏe.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây xương khỉ

Chúng ta có thể nhìn thấy loại cây này ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Mã Lai… Gần đây, nhiều người cũng đã phát hiện ra sự xuất hiện của cây xương khỉ tại Việt Nam. Các nhà khoa học cho biết môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa rất thuận lợi cho loài này phát triển.

Loài cây này có thể dùng toàn cây để chế biến món ăn hoặc làm thuốc. Khi thu hái, người ta sẽ lấy lá, ngọn hoặc toàn cây sau đó sơ chế thành thuốc.

Sau khi hái về, cây xương khỉ tươi sẽ được rửa sạch sau đó cắt khúc đem phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu. Lá và ngọn cây có thể dùng để để nấu canh hoặc gói bánh. Đối với cây xương khỉ khô, có thể cho vào túi nilon để bảo quản được lâu và sử dụng dần.

Người ta dùng tất cả các bộ phận của cây xương khỉ để làm thuốc. Trong đó, lá và ngọn được sử dụng nhiều nhất.

  • Sử dụng tươi: Các bộ phận của cây xương khỉ có thể dùng ngay, bạn chỉ cần rửa sạch.
  • Chế biến khô: Trong trường hợp không sử dụng ngay, bạn có thể rửa sạch rồi cắt khúc và phơi khô. Sau đó bảo quản cây xương khỉ trong túi hút chân không để dùng dần.

Phân loại và nhận biết

Bạn thắc mắc cây xương khỉ có mấy loại? Trong tự nhiên hiện nay người ta chỉ tìm thấy có duy nhất 1 loại cây xương khỉ. Tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn, tưởng rằng có nhiều loại cây. Lý do là bởi vì dân gian nhiều nơi dùng tên gọi khác nhau để chỉ loại cây này. Thêm vào đó, hình dáng cây xương khỉ khá giống với cây hoàn ngọc nên nhiều người nhầm lẫn. Vậy phân biệt 2 loại cây này thế nào?

Cả cây xương khỉ và cây hoàn ngọc đều mọc thành bụi nhỏ. Thế nhưng so về lá thì hoàn ngọc to hơn. Về màu sắc hoa, nếu xương khỉ có màu hồng và đỏ thì bông ngọc hoàn mang sắc trắng pha tím.

Ban đầu người dân Việt Nam chỉ biết dùng lá xương khỉ để nấu canh hoặc làm bánh. Cho đến khi nhiều người từ các nước láng giềng sang tìm kiếm cây này để chữa bệnh ung thư thì việc nghiên cứu về dược tính của nó mới được bắt đầu. Không chỉ vậy, thấy được những giá trị tốt từ cây xương khỉ, người Việt đã đưa vào canh tác để làm thuốc chữa bệnh.

Công dụng của cây xương khỉ

Ngày nay qua các thử nghiệm và công trình nghiên cứu của nước ngoài, cho thấy các chất flavonoid, glycerol, cerebrosid, glycosid,… trong cây có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.Do vậy cây được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Đây là tác dụng đáng quý nhất của cây, bởi hiện nay cây thuốc có tác dụng với bệnh ung thư không nhiều và chỉ tính trên đầu ngón tay.

15+ CÔNG DỤNG CÂY XƯƠNG KHỈ KHIẾN BẠN NGẠC NHIÊN
Xương khỉ được dùng trong bài thuốc chữa trị bệnh ung thư vô cùng hiệu quả

Bên cạnh đó loại cây xương khỉ còn mang đến các công dụng tốt khác với sức khỏe như: 

  • Tác dụng mát gan, lợi mật
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da
  • Cây bìm bịp chữa xương khớp điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp
  • Tác dụng chóng liền xương (do gãy xương)
  • Cây xương khỉ trị viêm xoang 

Cây xương khi dùng để chữa những bệnh gì?

Hỗ trợ bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu

Trong cây xương khỉ có chứa hợp chất Flavonoid, hỗ trợ tốt cho việc ức chế tế bào ung thư, giảm bớt phản ứng phụ của việc xạ trị.

Cách dùng: Cây bìm bịp 30g, cây xạ đen 40g, hoa đu đủ đực 30g nấu với 1.5lít nước uống trong ngày.

Chữa xơ gan, viêm gan, vàng da

Dùng toàn cây mảnh cộng khoảng 30g (đã khô), 20g râu ngô, 12g lá cây vọng cách, 12g lá quao, 16g sâm đại hành, 10g trân bì. Sau đó dùng hỗn hợp trên sắc với 1000ml nước sôi, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa ho

Trong lá xương khỉ có chứa chất đề kháng để chống lại virus viêm phế quản. Vì vậy khi bị ngứa cổ, ho, đau đầu bạn có thể lấy 8 lá xương khỉ để ăn. Mỗi ngày ăn ba lần, mỗi lần ăn cách nhau một tiếng đồng hồ.

Trị đau dạ dày

Bạn chỉ cần lấy 3 lá xương khỉ, rửa sạch và thêm một ít muối vào, nhai rồi nuốt với nước. Mỗi ngày ăn hai lần trước bữa ăn, bạn sẽ chữa được đau dạ dày hiệu quả.

Chữa tiểu dắt, tiểu buốt, ra máu

Hái 9 lá cây xương khỉ, rửa sạch, nhai sống ngày 3 lần. Thực hiện liên tục 1 tháng để giảm triệu chứng.

Trị phong thấp

Sắc các nguyên liệu gồm 30g cây bìm bịp, tầm gửi dâu, cây gối hạc, cây cổ trâu mỗi thứ 20g cùng 1.5 lít nước, lấy còn 800ml, chia uống trong ngày.

Chữa thoái hóa cột sống, gai cột sống đau nhức lưng

Dùng lá cây mảnh cộng tươi khoảng 80g, 50g cây thuốc cứu tươi, 50g củ sâm đại hành.Sau đó dùng hỗn hợp và giã nhuyễn, xào nóng với dấm và để âm ấm sau đó đắp vào chỗ bị đau. Băng chặt lại mỗi tối sau khi đi ngủ, buổi sáng mở ra. Làm liên tục từ 5 đến 10 ngày. Hoặc dùng khô 30g cây xương khỉ, 20g sâm đại hành, ngải cứu 30g sắc với 2 lít nước đun còn khoảng 1l uống trước khi ăn lấy bã và cho 1 củ gừng tươi ( giã nát ) trộn đều đắp trực tiếp đến khi hết nóng thì bỏ ra.

Trị bong gân, sưng đau, gãy xương

Khi bị sưng đau khớp xương, dùng 30g cây mảnh cộng, 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g trâu cổ và 20g cây dâu tằm cùng với 1.200ml. Dùng sắc lấy 300ml và chia làm 3 lần sau bữa ăn trong ngày và uống liên tục trong 15 ngày.

Chữa trĩ

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp ở cuộc sống hiện tại. Bệnh này luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu và sinh hoạt khó khăn. Nhiều người sử dụng cây xương khỉ và đem lại hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể lấy khoảng 8 lá xương khỉ tươi, rửa sạch, giã và đắp vào vùng bị trĩ. Ngày thực hiện hai lần, bệnh trĩ sẽ khỏi hẳn.

Chữa cảm cúm

Ngay khi gặp các biểu hiện như sốt, đau đầu, bạn hai một nắm lá cây xương khỉ, cách 1 giờ ăn 8 lá để hạ sốt, giảm đau. Đồng thời dùng lá nấu cháo, thêm chút gừng, hạt tiêu sẽ giải cảm tức thì.

Cầm máu

Ho, tiểu tiện ra máu, chảy máu do chấn thương, bạn có thể dùng cây thuốc để cầm máu.

Cách dùng: Lấy ít lá cây rửa sạch, thêm chút muối nhai sống.

Chữa bệnh lở loét, hạn chế mụn, sẹo lồi

Bạn có thể bôi lên vùng da bị lở loét, bị sẹo một nắm lá xương khỉ giã nát. Làm liên tục như vậy trong vòng 2 tháng bạn sẽ lấy lại được làn da mịn màng.

Điều hòa huyết áp

Dùng 9 lá cây tươi, nhai thật kỹ để nuốt nước. Sau đó nằm nghỉ ngơi để huyết áp trở lại bình thường.

Điều trị nhiệt miệng, nóng trong người

Dùng 60g lá cây mảnh cộng tươi sau đó rửa sạch và để ráo. Sau đó thêm chút nước sạch và giã nát rồi lọc lấy nước. Dùng hỗn hợp đã giã nát ngậm và nuốt dần trong ngày. Ngoài ra, bạn nên súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày kết hợp với việc chải răng và vệ sinh sạch sẽ.

Chữa viêm xoang

Phơi khô 100g cây xương khỉ, rửa sạch, cho vào ấm sắc với 1.5 lít nước, lấy còn 1 lít để uống.

Xem thêm:

  • CÂY XƯƠNG RỒNG VÀ 20+ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH HAY ÍT NGƯỜI BIẾT
  • CÂY BÌM BỊP – TỪ LOẠI RAU RỪNG QUEN THUỘC ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
  • XUYÊN KHUNG VÀ 26 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI

Một số lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ

  • Cần phải lưu ý, không được sử dụng thuốc Tây Y cùng lúc với cây xương khỉ. Nếu có sử dụng chung thì dùng cách nhau trong khoảng thời gian từ 45p – 60 phút.
  • Thực hiện đúng liều lượng thuốc được bào chế từ cây xương khỉ.
  • Không nên sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh, như: rượu, bia, thuốc lá.
  • Bệnh nhân ung thư nên kiêng tối đa thịt đỏ (bò, heo, dê), tôm, cá và sữa.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. 

Cây xương khỉ có giá bán là bao nhiêu?

Là một dược liệu quý, xương khỉ đã được trồng ở nhiều nơi và bán phổ biến tại các nhà thuốc Đông y. Mức giá của cây này không quá cao, nó dao động từ 250.000 đồng – 300.000 đồng mỗi kg đã sấy khô.

Điều mà nhiều người băn khoăn không phải mức giá đắt mà là mua cây xương khỉ ở đâu là chuẩn. Bởi lẽ do trong tự nhiên có nhiều loại cây thuốc khi phơi khô sẽ rất tương đồng và dễ nhầm lẫn với cây này. Lợi dụng điều đó, nhiều người đã trà trộn chúng vào nhau nhằm chuộc lợi. Người mua buộc phải có kiến thức chuyên môn hoặc tìm được địa chỉ thực sự uy tín.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin về 15+ công dụng cây xương khỉ khiến bạn ngạc nhiên. Đây là cây thảo dược lành tính, dễ sử dụng cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Blog Nguyễn Tuấn Hùng

Bài viết liên quan

  • 20+ CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU BỒ CÔNG ANH, RỄ, LÁ, HOA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
  • CÂY GẠO VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG QUÝ BÁU CẦN KHÁM PHÁ
  • CÂY CHÈ VẰNG – LOÀI CÂY HOANG DẠI VỚI NHỮNG CÔNG DỤNG ÍT AI BIẾT ĐẾN

Từ khóa » Cây Xương Khỉ Wiki