15+ Loại Vải Thường Dùng Trong May Mặc - Đặc Tính & Ưu Điểm ...
Có thể bạn quan tâm
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hầu hết ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên người tiêu dùng chỉ tin yêu hoặc có sở thích sử dụng một số loại vải chính trong việc sản xuất các loại trang phục hàng ngày. Vậy đó là những loại vải nào?
Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu về 15 loại vải thường dùng trong may mặc qua những thông tin chúng tôi đã tổng hợp dưới đây.
- GSM là gì? Cách tính định lượng vải áo thun tiêu chuẩn
- Top 12 loại vải may quần lót nữ phổ biến & phân loại chất liệu theo nhu cầu
- I. Tìm hiểu chung về vải
- II. TOP 15 loại vải thường sử dụng trong ngành may mặc
- 1. Vải cotton
- 2. Vải lụa
- 3. Vải linen (lanh)
- 4. Vải đũi
- 5. Vải len
- 6. Vải kaki (khaki)
- 7. Jeans
- 8. Vải bamboo
- 9. Vải Viscose
- 10. Vải Tencel
- 11. Vải kate
- 12. Vải canvas
- 13. Vải Polyester
- 14. Vải nylon
- 15. Vải tuyết mưa
I. Tìm hiểu chung về vải
Vải là nguyên liệu chủ yếu được dùng trong ngành sản xuất may mặc, vải là vật liệu được dệt từ các sợi vải riêng biệt có thể được chế tạo các loại sợi tự nhiên như bông, tơ tằm, lanh, len, rayon, bamboo… và các sợi tổng hợp như polyester, nylon, spandex…
Trong tiếng Anh vải là “Fabric”. Mỗi loại vải sẽ có những nguồn gốc, lý do ra đời và thời gian xuất hiện khác nhau. Hiện nay Trung Quốc là một trong những quốc gia sản xuất vải lớn nhất trên thế giới.
Vải có thể được dệt bằng thủ công, bằng máy móc tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nơi sản xuất mà vải được dệt theo những cách khác nhau. Tuy nhiên dù được dệt theo cách nào thì những đặc tính vốn có của vải cũng sẽ giống nhau. Những loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên thường có độ thoáng mát và độ hút ẩm cao hơn. Còn những loại vải được dệt từ sợi tổng hợp thường những đặc tính này sẽ thấp hơn tuy nhiên vải thường ít nhăn hơn.
Vải thì có loại dày, loại mỏng, loại cứng, loại thì mềm. Tuỳ theo cách dệt và chất liệu dệt mà vải sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Và cũng dựa vào những đặc điểm của từng loại vải mà người sản xuất sẽ ứng dụng vào những loại trang phục khác nhau nhằm thích ứng với thời tiết và phù hợp theo từng lứa tuổi khác nhau.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 20 loại vải được dùng để sản xuất may mặc và ứng dụng trong nhiều ngành khác. Tuy nhiên những loại vải mà con người thường sử dụng để may mặc được xem là phổ biến thì tầm khoảng 15 loại. Dưới đây sẽ là 15 loại vải thường dùng trong may mặc.
II. TOP 15 loại vải thường sử dụng trong ngành may mặc
1. Vải cotton
a. Vải cotton là gì?
Vải cotton là loại vải được làm từ hạt của cây bông. Vải cotton phải trải qua các quá trình sản xuất bao gồm thu hoạch bông, tách sợi bông, chế biến sợi bông và dệt thành vải.
Vải cotton được phân thành ba loại chính là: Cotton 100%, cotton CVC, cotton TC. Ngoài ra khi cotton được trộn thêm thành phần spandex sẽ cho ra các loại sản phẩm gồm cotton 2 chiều và cotton 4 chiều. Có thể nói vải cotton là một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất và phù hợp với mọi lựa tuổi.
- Ưu điểm: Vải hoàn toàn được làm từ sợi bông tự nhiên nên vải có độ thoáng mát cao, độ hút ẩm tốt và chất lượng hoàn hảo. Vải có khả năng tự phân huỷ trong tự nhiên.
- Nhược điểm: Để trồng được cây bông, phải tốn rất nhiều loại thuốc tăng trưởng và thuốc trừ sâu bọ làm cho nguồn đất dễ bị ô nhiễm.
b. Ứng dụng vải cotton
Vải cotton được sử dụng để may các loại áo phông, những bộ trang phục hàng ngày. Bên cạnh đó vải còn được sử dụng để may đồ trẻ sơ sinh, sản xuất áo chống cháy, may đồ lót cho phụ nữ và các loại trang phục khác dành cho trẻ em. Theo thống kê khoảng 75% áo quần được may từ vải cotton.
※ Tìm hiểu thêm về vải cotton: TẠI ĐÂY
2. Vải lụa
a. Vải lụa là gì?
Vải lụa là loại vải được làm từ sợi tơ được lấy từ côn trùng. Và đa phần vải lụa hiện nay đều được làm từ sợi tơ của con tằm. Để sản xuất được vải lụa người nông dân phải trồng dâu nuôi tằm, thu hoạch kén, kéo sợi và dệt vải.
Vải có quá trình thực hiện khá phức tạp nhưng vì những lợi ích mà vải lụa đem lại đã giúp cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên. Không những thế vải lụa còn là một trong những loại vải cao cấp và đắt tiền.
Trên thị trường hiện nay có các loại vải lụa khác nhau như: lụa tơ tằm, lụa Tasar, lụa Eri, lụa tơ nhện, lụa Muga, lụa Biển, lụa Coan. Mỗi loại lụa có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, tuy nhiên chúng đều có chung một đặc điểm là có trọng lượng nhẹ và giá thành đắt đỏ.
- Ưu điểm: Vải lụa nhẹ, mềm mại, không gây dị ứng và có độ thoáng mát khá cao.
- Nhược điểm: Vải dễ bị nhăn và có độ bám màu kém.
b. Ứng dụng
Nhờ vào các tính chất đặc biệt mà vải lụa được ứng dụng trong may mặc rất nhiều như: Áo sơ mi, váy ngủ, may đồ lót, các loại áo choàng, váy dạ hội, sườn sám, áo dài.
※ Tìm hiểu thêm về vải lụa: TẠI ĐÂY
3. Vải linen (lanh)
a. Vải linen là gì?
Vải linen hay còn gọi là vải lanh là một loại vải có nguồn gốc từ sợi của thân cây lanh. Vải linen được ra đời sớm nhất trong các loại vải. Để sản xuất được vải linen, người ta phải thu hoạch cây lanh, bỏ đi phần lá và hạt chỉ giữ lại phần thân. Tiếp tục sợi lanh sẽ được tách và sơ chế cẩn thận để vải được chắc chắn và bền vững.
Hiện nay vải linen cũng được dệt theo nhiều cách khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho từng sản phẩm nên cũng có khá nhiều loại linen khác nhau như: Linen Damask, linen dệt thoi, linen dệt thưa, linen tấm.
- Ưu điểm: Vải linen được dùng nhiều trong may mặc bởi chúng thấm hút mồ hôi tốt, không gây kích ứng cho da, độ bền cao và đặc biệt các sản phẩm từ vải linen rất thân thiện với môi trường.
- Nhược điểm: Vải linen có độ đàn hồi thấp và dễ bị nhăn nên hơi khó khăn trong việc giữa phom dáng đẹp.
b. Ứng dụng
Vải linen được sử dụng nhiều vào mùa hè nhờ vào những tính chất vốn có xuất phát từ cây lanh. Chính vì vậy mà vải linen được ứng dụng nhiều để sản xuất các loại áo quần như: Các loại quần, áo thun, áo sơ mi, set bộ, áo vest, váy, áo khoác…
※ Tìm hiểu thêm về vải linen: TẠI ĐÂY
4. Vải đũi
a. Vải đũi là gì?
Vải đũi cũng là một trong những loại vải có xuất xứ từ tự nhiên được nhiều người ưa chuộng để sản xuất may mặc. Vải được làm từ sợi tơ tằm nhưng khác với lụa là những sợi to, thô không đạt chất lượng. Chính vì điều này mà vải vẫn nhẹ nhưng có bề mặt thô hơn và có giá cả rẻ hơn.
- Ưu điểm: Vải đũi có các ưu điểm tuyệt vời như có độ thoáng khí cáo, không tích điện, không gây dị ứng và có độ nhăn tự nhiên.
- Nhược điểm: Nhược điểm của vải đũi cũng chính là độ nhăn tự nhiên này, nếu ai không muốn sử dụng các loại vải có độ nhăn thì đũi thực sự không thích hợp.
Vải đũi có những loại khác nhau như vải đũi hoa, vải đũi thô, vải đũi xước và các loại vải đũi đến từ các quốc gia khác. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều cửa hàng áo quần chuyên sản xuất các loại trang phục bằng vải đũi với sự sáng tạo trong thiết kế giúp cho vải đũi ngày càng gần gũi và thân thuộc với người tiêu dùng hơn.
b. Ứng dụng
Vải đũi trong may mặc thường được sử dụng nhiều vào mùa hè giúp cho người mang có cảm giác thoải mái và dễ chịu. Bên cạnh đó bề mặt của vải còn giúp cho các sản phẩm may mặc có phần đặc biệt hơn các loại vải khác.
Vải đũi theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng được may thành các sản phẩm như: Áo dài, áo sơ mi, set bộ, quần đùi, váy liền, váy dạo phố, váy dự tiệc…
※ Tìm hiểu thêm về vải đũi: TẠI ĐÂY
5. Vải len
a. Vải len là gì?
Vải len là loại vải được dệt từ sợi lông của các con thú như cừu, dê, thỏ…vải len thường được sử dụng để may các loại áo giúp cơ thể giữ ấm vào những ngày trời lạnh rét.
- Ưu điểm: Vải có độ hút ẩm cao, độ thoáng khí vừa phải và khả năng giữ nhiệt cao. Với tính năng giữ ấm cao, độ co giãn tốt, vải được mọi người ưa chuộng rất nhiều vì không gây cảm giác khó chịu cho da cũng như hạn chế được việc làm cho da bị mẩn đỏ hay ngứa.
- Nhược điểm: Vải khi gặp nước có trọng lượng lớn nên rất khó khăn trong khâu vệ sinh.
Vải len có nhiều loại khác nhau vì được làm từ nhiều loại lông khác nhau như: Len Merino, len lông cừu Lambswool, len Cashmere (dê Cashmere), len Angora (lông thỏ), len Lạc Đà, len Qiviut (bò xạ hương).
b. Ứng dụng
Vải len còn có khả năng chống bụi bẩn nên người tiêu dùng rất thích sử dụng chúng vào mùa đông vì không phải vệ sinh quá nhiều lần. Các loại trang phục được may từ vải len như: Áo len, áo khoác, các loại váy, mũ len, khăn quàng…
※ Tìm hiểu thêm về vải len: TẠI ĐÂY
6. Vải kaki (khaki)
a. Vải kaki là gì?
Vải kaki hay khaki là loại vải được dệt bằng sợi cotton nhưng được dệt chéo, có mật độ sợi dày và chặt chẽ. Vải kaki sau này có pha thêm sợi polyester, spandex nhằm tăng độ co giãn và giúp vải ít bị nhăn hơn.
- Ưu điểm: Vải kaki được sử dụng nhiều trong may mặc vì có độ bền cao, thoáng mát, ít phai màu, không gây kích ứng da và giá cả phải chăng.
- Nhược điểm: Vải hơi thô và cứng nên hạn chế cho nữ giới sử dụng.
Vải kaki có những loại như: kaki thun, kaki không thun, kaki cotton, kaki polyester. Tuỳ vào mỗi loại vải mà ứng dụng để sản xuất các loại trang phục khác nhau.
b. Ứng dụng
Cũng tương tư như các loại vải khác, vải kaki cũng được sử dụng để sản xuất nhiều loại trang phục khác nhau như: Áo sơ mi, các loại quần, áo khoác, set vét. Ngoài ra vải còn được sử dụng để may đồng phục dành cho học sinh, công nhân và may đồ bảo hộ lao động.
※ Tìm hiểu thêm về vải kaki: TẠI ĐÂY
7. Jeans
a. Vải jeans là gì?
Vải Jeans hay vải bò cũng được làm từ vải cotton nhưng được dệt chặt chẽ và có màu xanh truyền thống. Vải jeans được rất nhiều người sử dụng bởi nó phù hợp và không hề kén tuổi. So với các loại vải khác, vải jeans có độ bền rất cao có thể sử dụng trong vòng 10 năm, chính vì lý do này mà vải được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
- Ưu điểm: Ngoài độ bền cao, vải còn có độ hút ẩm tốt giúp cho người mặc có cảm giác thoải mái và dễ chịu, không bị bức bí khi có quá nhiều mồ hôi. Và với giá thành không quá cao nên mọi người rất ưa chuộng vải jeans. Và vì chúng tạo được phong thái tự tin cũng như giúp người mặc được năng động hơn.
- Nhược điểm: Vải jeans khi gặp nước cũng có trọng lượng nặng gấp nhiều lần. Việc bảo quản vải jeans thì dễ nhưng vải jeans hạn chế việc gấp do chiếm nhiều diện tích trong tủ đồ. Vì thế những sản phẩm từ jeans thường được treo lên thay vì gấp gọn.
b. Ứng dụng
Vải jeans được ứng dụng nhiều để may các loại áo khoác và áo chống nắng vì chúng chịu nhiệt cao rất tốt. Bên cạnh đó vải còn được sử dụng rất nhiều để may các loại yếm, váy, quần short, quần dài và áo sơ mi.
※ Tìm hiểu thêm về vải jeans: TẠI ĐÂY
8. Vải bamboo
a. Vải bamboo là gì?
Vải bamboo được dệt từ sợi cellulose bột gỗ của thân cây tre. Vải bamboo là một trong những loại vải có quá trình sản xuất bền vững, ít gây ra các tác động xấu đến môi trường. Vải bamboo có hai loại chính thường dùng là viscose bamboo và sợi tre mịn.
- Ưu điểm: Vải bamboo có một điểm đặc biệt đó chính là khả năng kháng khuẩn giúp cho vải luôn giữ được mùi thơm, hạn chế được mùi ẩm mốc. Bên cạnh đó vải cũng rất thoáng khí, chống lại tia cực tím và có độ hút ẩm rất cao thích hợp sử dụng vào những ngày hè nóng nực.
- Nhược điểm: Tuy nhiên vải có giá thành khá cao do chi phí nhân công bỏ ra rất nhiều, quy trình thực hiện phức tạp.
b. Ứng dụng
Nếu được sử dụng trong may mặc thì vải bamboo được các nhãn hiệu cao cấp dùng rất nhiều để may các loại áo sơ mi. Và ngoài ra vải cũng được chị em ưa chuộng để may váy, áo thun, set bộ, đồ ngủ và áo dài.
※ Tìm hiểu thêm về vải bamboo: TẠI ĐÂY
9. Vải Viscose
a. Vải viscose là gì?
Là một trong những loại vải bán tổng hợp được chiết xuất từ cellulose bột gỗ và các hợp chất khác. Mặc dù nguyên liệu đầu vào là tự nhiên nhưng để hoàn thành một miếng vải phải trải qua quá trình phức tạp xúc tác với các chất hoá học nên vải mới được gọi là bán tổng hợp.
- Ưu điểm: Vải có bề mặn khá mịn đôi khi có thể thay thế cho lụa. Vải cũng thường được sử dụng trong may mặc vì có độ thoáng khí cao, độ hút ẩm tốt, màu bền ba không gây dị ứng. Bên cạnh đó giá cả cũng ở mức bình dân nên rất được nhiều người ưa chuộng.
- Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của vải viscose đó chính là khi giặt sẽ bị co lại làm mất đi phom dáng vốn có của nó.
b. Ứng dụng
Vải Viscose có bề mặt mịn gần giống lụa nên cũng được dùng để may các loại trang phục như áo sơ mi, váy các loại, đồ bộ…Vải viscose cũng là loại vải thích hợp để sử dụng vào mùa hè, đặc biệt là những ngày có nhiệt độ cao.
※ Tìm hiểu thêm về vải viscose: TẠI ĐÂY
10. Vải Tencel
a. Vải tencel là gì?
Vải tencel cũng là loại vải có nguồn gốc từ cellulose của bột gỗ, nhưng đây là loại vải được làm từ cây bạch đàn Eucalyptus của Úc. Mặc dù quy trình gần giống với vải viscose tuy nhiên vải tencel lại có quy trình sản xuất khép kín, các chất được sử dụng lại cho một chu trình mới nên hạn chế được các chất thải đưa ra bên ngoài môi trường.
- Ưu điểm: Vải tencel cũng có bề mặt mềm mịn như lụa hay viscose, vải cũng có độ thoáng mát cao. Khắc phục nhược điểm của vải viscose đó chính là vải không bị co lại sau khi giặt. Cũng chính vì điểm này mà vải được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.
- Nhược điểm: Vải có giá thành khá cao.
Mặc dù vải có giá thành khá cao tuy nhiên lại thân thiện với môi trường và có nhiều ưu điểm vượt trội mà mọi người vẫn thường hay sử dụng vải trong may mặc.
b. Ứng dụng
Vải tencel cũng được sử dụng nhiều để may các loại trang phục như áo sơ mi, set bộ, váy các loại và quần. Vải tencel thích hợp sử dụng cho cả nam và nữ.
※ Tìm hiểu thêm về vải tencel: TẠI ĐÂY
11. Vải kate
a. Vải kate là gì?
Vải kate là loại vải được dệt nên bởi hai thành phần chính là PE với cotton. Đặc điểm cũng như tính chất của vải sẽ là sự kết hợp của cả hai chất liệu này. Vải kate được biến thể thành 6 loại khác nhau bao gồm: Kate silk, kate caro, kate sọc, kate ford, kate polin, kate Mỹ.
- Ưu điểm: Vải kate có ít ưu điểm hơn các loại vải khác, có độ thoáng khí khá cao, độ bền cũng cao nhưng lại không cao như jeans hay kaki.
- Nhược điểm: Vải có một nhược điểm nhỏ đó là độ co giãn thấp nên làm cho người mặc có cảm giác không được thoải mái.
b. Ứng dụng
Với đa số người tiêu dùng, thì vải kate là một trong những loại vải nằm trong danh sách để lựa chọn may áo sơ mi. Bởi giá cả phải chăng nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của khách hàng.
Ngoài ra vả kate cũng dùng để may quần hay các loại váy, kể cả váy dự tiệc.
※ Tìm hiểu thêm về vải kate: TẠI ĐÂY
12. Vải canvas
a. Vải canvas là gì?
Vải canvas là loại vải có nguồn gốc xuất xứ từ cây gai dầu. Là một trong những loại vải có kỹ thuật đơn giản và được phủ lớp PVC ở trên.
- Ưu điểm: Vải có khả năng cản nước và cản gió tốt, nhờ vào đặc điểm này vải được sử dụng nhiều vào mùa đông. Bên cạnh đó vải canvas còn được kết hợp với sợi lanh giúp sợi vải có độ bền cao hơn.
- Nhược điểm: Vải canvas có một nhược điểm lớn đó là khi đã ngậm đủ nước thì trọng lượng lớn hơn rất nhiều và cũng cần nhiều thời gian cũng như nhiệt độ phù hợp để khô vải.
b. Ứng dụng
Vải canvas ngoài được sử dụng để may các loại áo khoác, vải còn được dùng để máy các kiểu váy sang chảnh, quý phái.
※ Tìm hiểu thêm về vải canvas: TẠI ĐÂY
13. Vải Polyester
a. Vải polyester là gì?
Vải polyester là loại vải tổng hợp được cấu tạo từ phản ứng hoá học giữa alcohol và acid.
- Ưu điểm: Vải polyester tuy có các ưu điểm như nhanh khô, không nhăn, giữ hình dáng tốt, độ bền cao.
- Nhược điểm: Vải có độ thoáng khí thấp, khả năng hút ẩm cũng không cao gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
Vải polyester có các loại như sau: Ethylene polyester (PET), PCDT polyester và polyester gốc thực vật. Vải polyester rất dễ nhận biết bằng cách đốt cháy, ngọn lửa cháy chậm, có mùi hôi khó chịu và bị vón cục sau khi lửa tắt.
b. Ứng dụng
Mặc dù vải có các nhược điểm lớn nhưng vì giá thành rẻ nên mọi người cũng sử dụng rất nhiều trong may mặc. Vải polyester có thể dùng để may váy dạ hội, áo vest, áo quần công sở, các loại quần và đồ bơi lội…
※ Tìm hiểu thêm về vải polyester: TẠI ĐÂY
14. Vải nylon
a. Vải nylon là gì?
Vải nylon cũng là một loại vải thuộc nhóm polyme tổng hợp, hoàn toàn không có các thành phần hữu cơ.
- Ưu điểm: Vải ít bị nhăn nhúm, giá thành thấp, có khả năng tự phục hồi…Ngoài ra vải nylon còn là một trong những loại vải rất nhanh khô, độ bền cao và có trọng lượng nhẹ.
- Nhược điểm: Vải nylon có đặc điểm khá giống với polyester như độ thoáng khí thấp, khả năng hút ẩm thấp, co giãn kém, không chịu được nhiệt độ cao.
b. Ứng dụng
Người tiêu dùng lựa chọn vải nylon nhiều vì chúng cũng có giá cả phải chăng mặc dù hạn chế về độ thoáng mát hay co giãn. Nhưng vì nhiều đặc điểm mà những loại vải sợi tự nhiên không có mà nylon được ứng dụng để sản xuất nhiều loại áo quần khác nhau như: Áo khoác gió, đồ lót, áo quần bảo hộ, quần áo thể thao, các loại tất…
※ Tìm hiểu thêm về vải nylon: TẠI ĐÂY
15. Vải tuyết mưa
a. Vải tuyết mưa là gì?
Vải tuyết mưa cũng là một trong những loại vải nhân tạo được dệt kim đôi từ các thành phần như polyester, nylon, rayon…là loại vải có hai mặt giống nhau.
Vải tuyết mưa sẽ có những đặc điểm khác nhau khi thành phần cấu tạo nên nó khác nhau. Vải sẽ có độ bền lớn hơn khi polyester lớn hay rayon lớn hơn thì độ thấm hút tốt hơn. Nói như vậy có nghĩa rằng vải tuyết mưa không nhất thiết phải làm từ một nguyên liệu cố định mà người sản xuất có thể thay đổi tỷ lệ trong vải khác nhau miễn sao chúng được dệt theo phương pháp dệt kim đôi là được.
- Ưu điểm: Vải tuyết mưa có một ưu điểm khác biệt đó là khi cắt, vải sẽ không bị cong lên ở hai bên mét. Điều này rất thuận lợi cho những ai lần đầu học may vá.
- Nhược điểm: Vải dễ bị ra màu nên không đa dạng về màu sắc.
b. Ứng dụng
Vải tuyết mưa được ứng dụng nhiều nhất trong việc may các loại áo vest hay set vest. Nhiều công ty hay tổ chức làm việc cũng sử dụng vải để may đồng phục cho nhân viên, bởi chúng có giá cả phải chăng nhưng ưu điểm lại vượt xa so với những loại vải tổng hợp khác. Ngoài ra vải còn được ưa chuộng để máy các loại váy như váy ôm, váy đuôi cá hay váy xoè đều được.
※ Tìm hiểu thêm về vải tuyết mưa: TẠI ĐÂY
Hiện nay còn rất nhiều loại vải đã ra đời không những phục vụ cho ngành sản xuất may mặc mà nó còn được ứng nhiều trong nhiều lĩnh vững khác nhau. Tuy nhiên khách hàng họ chỉ ưa chuộng những loại vải nào có nhiều ưu điểm nhưng giá cả phải chăng. Chính vì vậy, mặc dù có những loại vải tốt hơn nhưng vì chi phí bỏ ra quá cao nên người tiêu dùng vẫn đang còn ngần ngại.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã phần nào nắm rõ được những kiến thức cơ bản về các loại vải thường được sử dụng trong may mặc. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải
Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]
11 Bình luận
06 Th8Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp
Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]
8 Bình luận
05 Th8Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay
Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]
5 Bình luận
31 Th7Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất
Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]
03 Th78 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay
Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]
12 Bình luận
31 Th12Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay
Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]
31 Th12Từ khóa » Chất Liệu Fo Là Gì
-
Top 22 Các Loại Vải May Mặc Cao Cấp Phổ Biến Nhất
-
22+ Các Loại Vải Phổ Biến 2021 | Tên Vải May Mặc Được Ưa Thích ...
-
Các Loại Vải Thường được Dùng Trong May Mặc - GOGOX VN
-
10 Loại Vải Được Ưa Chuộng Trên Thị Trường Việt Nam
-
Vải Mềm Là Gì?Các Loại Vải Mềm May Quần áo Cho Bé
-
Vải Polyester Là Gì? Những điều Cần Biết Về Vải Polyester - IVY Moda
-
Chất Liệu Cotton: Sự Ra đời, đặc điểm, Phân Loại Và ứng Dụng
-
10 Chất Liệu Vải được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay
-
Vải Polyester Là Gì? Những điều Cần Phải Biết Về Chất Liệu Poly?
-
20+ Các Loại Vải May Mặc Phổ Biến, Hợp Xu Hướng Nhất Hiện Nay
-
Vải Thun Mè Là Gì? Các Loại Vải Thun Mè Và đặc điểm Mỗi Loại Vải
-
Vải Thun Spandex Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Vải Thun Spandex - YODY
-
Vải Tuyết Mưa Là Gì? 6 Điều Cần Biết Về Chất Liệu Tuyết Mưa