20+ Các Loại Vải May Mặc Phổ Biến, Hợp Xu Hướng Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Khám phá hơn 20 các loại vải phổ biến nhất hiện nay, từ những sợi lụa mềm mại đến những sợi cotton thoáng khí. Bạn sẽ tìm hiểu về đặc tính và ứng dụng của mỗi loại vải, giúp bạn có quyết định thông minh khi chọn lựa vật liệu cho dự án may mặc của mình. Tất cả những câu hỏi này sẽ Đồng Phục Bốn Mùa được giải đáp ngay sau đây.
1. Vải cotton
Vải cotton là loại vải sợi tự nhiên chủ yếu được làm từ sợi bông hoặc có pha trộn một số loại sợi khác. Đây là loại vải rất phổ biến trên thị trường và được sử dụng trong nhiều loại trang phục khác nhau nhờ những đặc tính nổi bật của nó.
Ưu điểm: cotton có đặc tính là dễ thấm hút mồ hôi tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Chất liệu này còn rất dễ nhuộm màu và đặc biệt cotton có độ bền cao, dễ dàng giặt ủi và ít bị hư hại khi sử dụng chất giặt tẩy rửa nhiều.
Nhược điểm: vải cotton 100% lại là loại vải có giá thành khá đắt nên khó tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.
Ứng dụng: Vải cotton được ứng dụng nhiều trong các trang phục nội y nhờ những đặc tính như mềm mịn, thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Đây cũng là chất liệu để sản xuất chăn ga gối nệm mềm mại với nhiều họa tiết bắt mắt. Đó là lý do vải cotton là chất liệu không thể thiếu trong may đồng phục.
2. Vải thun cotton 4 chiều
Nằm trong số các loại vải được sử dụng nhiều nhất, chúng ta không thể không kể đến vải thun cotton 4 chiều. Đây là loại vải chất lượng cao được làm từ sợi bông tự nhiên (chiếm 92% – 95%) và sợi Spandex.
Ưu điểm: vải có độ co giãn có thể lên đến 4 chiều và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Hơn nữa vải còn dễ bắt màu, dễ in hình và khó phai mực nên rất được ưa chuộng trong sản xuất áo đồng phục.
Nhược điểm: vải cotton 4 chiều có giá thành cao và độ bền kém. Nếu bạn thấy trên thị trường mặt hàng giá rẻ thì khả năng cao đó là hàng kém chất lượng, hàng giả đã pha trộn các thành phần khác.
Ứng dụng: Vải được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, nhất là trong trang phục trẻ em, vận động viên. Và loại vải này cũng được sử dụng nhiều để làm áo lớp, đồng phục hay may các sản phẩm gối, rèm cửa, khăn trải bàn,…
3. Vải thun cotton 2 chiều
Thun cotton 2 chiều là loại vải kết hợp giữa thành phần cotton và một loại sợi khác như sợi Polyester, nylon một lớp,… Tùy vào tỉ lệ pha trộn các thành phần này mà vải thun 2 chiều có kết cấu, ưu nhược điểm và ứng dụng khác nhau.
Ưu điểm: Vải thun cotton 2 chiều đang thịnh hành là vải tixi với 35% sợi cotton và 65% sợi PE. Nhờ sự pha trộn này mà vải vừa có đặc điểm mềm mại lại rất chuẩn form, mát mẻ, hút ẩm khá tốt và ít nhăn. Đặc biệt, thun cotton còn có nhiều màu sắc và khá sắc nét cũng như giữ màu tốt hơn các loại vải thun khác.
Nhược điểm: Vải cũng dễ bị bám bẩn, thô cứng, chỉ có thể co giãn theo một hướng nhất định và giá thành cao hơn các loại vải phổ biến khác.
Ứng dụng: Trong may mặc quần áo trẻ em, các loại áo thun, áo đồng phục cho nhân viên, áo lớp hay nhóm tham gia sự kiện, nhất là các trang phục thời trang giá rẻ, sản xuất số lượng lớn. Ngoài ra, vải cotton 2 chiều còn được dùng trong thị trường thời trang nam nữ, đồ thể thao, đồ ngủ, đồ dự tiệc,… hoặc trang trí nội thất như khăn trải bàn, rèm cửa trang trí, ga trải giường,…
4. Vải thun cá sấu
Thun cá sấu hay Spandex Crocodile là loại vải có nguồn gốc từ hãng thời trang Lacoste. Vải có đặc điểm dễ phân biệt với các loại vải khác là các mắt vải to hơn những loại vải thun thông thường và không mịn.
Ưu điểm: Loại vải này có sự mềm mại, khả năng thấm hút, đàn hồi cao và khá nhẹ nên sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Hơn nữa vải còn phù hợp với mọi vóc dáng người mặc và thích nghi với mọi điều kiện thời tiết.
Nhược điểm: Với những loại vải cá sấu pha thành phần khác ngoài cotton thì khả năng thấm hút kém hơn, dễ phai màu và đàn hồi kém. Ngoài ra, giá bán loại vải này khá cao và khi dùng một thời gian dài vải sẽ mỏng dần.
Nhờ đặc điểm nhẹ nên vải cá sấu được sử dụng để may các trang phục dã ngoại, sinh hoạt ngoài trời. Hơn nữa đây cũng là loại vải được nhiều doanh nghiệp chọn may áo đồng phục, áo polo với những màu sắc và kiểu dáng khác nhau.
5. Vải thun lạnh
Vải thun lạnh hay Cold spandex là loại vải dệt từ sợi PE hoặc là sợi Nylon theo phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Vải có đặc điểm mềm, mịn, khá bóng và trơn, khi sờ có cảm giác se lạnh và đặc biệt là không bị xù lông khi sử dụng.
Ưu điểm: Vải thun lạnh có nhiều tính năng nổi bật như khả năng chống bám bẩn cao, không bị xù lông nên rất dễ giặt và vệ sinh. Độ bền của vải cao và không dễ bị ăn mòn bởi hóa phẩm hoặc các vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, giá bán vải thun lạnh 4 chiều còn rẻ hơn các loại vải Cotton, Kaki, Kate,…
Nhược điểm: Khó bảo quản tốt trong môi trường có nhiệt độ cao.
Ứng dụng: Hiện nay, các ứng dụng từ vải thun lạnh rất đa dạng. Nó có thể được sử dụng để may quần áo thể thao, làm đầm, đồ ngủ, đồ bộ,… Ngoài ra, vải còn được dùng may quần áo oversize, áo chống nắng rất tiện ích.
6. Vải thun trơn
Vải trơn là loại vải được làm từ sợi bông, với đặc điểm là chất vải đơn sắc, hoàn toàn không có họa tiết nào trên bề mặt. Các loại vải trơn được sử dụng phổ biến hiện nay là: vải 100% cotton (CM), vải 65/35 cotton (CVC), vải 35/65 cotton (tici), vải 100% polyester (PE),…
Ưu điểm: Tùy vào từng loại vải trơn mà có những tính năng riêng nhưng nhìn chung thì nó đều có ưu điểm là chất vải mềm mịn, nhẹ và thân thiện với làn da. Thun trơn còn được biết đến là loại vải đẹp và ít nhăn, độ bền cao và không bị co giãn quá nhiều.
Nhược điểm: Loại vải này không thấm hút mồ hôi nên sẽ mang lại cảm giác hơi nóng cho người mặc và một số loại dễ bị xù lông và nhăn.
Ứng dụng: Vải thun trơn được dùng để may các kiểu áo thun đồng phục như áo thun cổ tròn, cổ bẻ, cổ tim, cổ trụ, áo thun raglan,…
7. Vải lụa
Vải lụa được biết đến là chất liệu sang trọng và cao cấp bậc nhất trong danh mục các loại vải. Nó có đặc điểm là mềm mịn, khá mỏng và dệt chủ yếu từ tơ tằm tự nhiên. Vải lụa có vẻ đẹp óng ánh đặc trưng do cấu trúc dạng lăng kính tam giác, có thể phản chiếu ánh sáng ở nhiều góc độ.
Ưu điểm: Không giống các loại vải khác, lụa có đặc tính mịn và mượt khi cảm nhận bằng tay. Vải còn có khả năng giữ nước tốt, rất bền và chắc trong điều kiện thường.
Nhược điểm: Tuy nhiên để bảo quản loại vải này rất khó khăn, vì là tơ sợi tự nhiên nên khi giặt hay phơi nhiều dưới nắng sẽ không bền và rất dễ bị sâu bọ phá hỏng. Lụa lại có tính dẫn nhiệt và điện kém nên vải dễ bị dính vào da khi trời lạnh.
Khi bị ướt độ chắc của vải bị giảm còn 20%. Ngoài ra, tơ lụa lại có độ co giãn ở mức trung bình hoặc kém. Một nhược điểm khác của loại vải này là dễ bị vàng do mồ hôi và tan trong acid sulphuric.
Ứng dụng: Vải lụa được sử dụng để may các trang phục mùa hè như: váy liền tơ tằm, áo sơ mi, đồ ngủ lụa, nhung,… Bên cạnh đó, loại vải này còn thích hợp để may quần áo mùa đông vì có khả năng tĩnh điện và giữ nhiệt tốt.
8. Vải Sợi Spandex
Spandex là một loại sợi nhân tạo được thay thế cho cao su được tạo thành từ chuỗi Polyurethane, có độ đàn hồi rất cao. Khi được kết hợp với sợi cotton, nó có thể kéo dài hơn 5 lần kích thước ban đầu.
Ưu điểm: Vải sợi Spandex có thể chịu áp lực lớn, dù kéo căng vẫn không xảy ra hiện tượng đứt, giãn. Vải còn mềm, nhẹ và dẻo dai, không bị xù lông hay vón xơ sau nhiều lần giặt. Ngoài ra, khả năng chịu mài mòn tốt, ít gây kích ứng da và chống tĩnh điện cũng là một ưu điểm nổi bật của loại vải này.
Nhược điểm: Không thể tự phân hủy nên sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vải còn dễ bị chảy xệ, nhăn khi gặp nhiệt độ cao và giảm chất lượng khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nhất là các chất có độ PH cao.
Ứng dụng: Spandex được sử dụng nhiều trong may mặc như: đồ thể thao, đồ bơi, đồ lót, đồ tắm, quần trượt tuyết, skinny jeans, các loại quần bó sát, trang phục cho vận động viên. Bên cạnh đó, vải Spandex còn có thể dùng cho sản xuất sản phẩm niềng răng chỉnh hình, găng tay, gối vi sinh, thắt lưng khiêu vũ hoặc dây đai áo ngực, vỏ bọc ghế,…
9. Vải Sợi Tổng Hợp
Vải sợi tổng hợp là loại vải nhân tạo có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ hoặc khí đốt qua công đoạn khai thác, sơ chế, nhiệt luyện, chưng cất, tổng hợp polymer, kéo sợi mà thành. Hiện nay trên thị trường có 5 loại vải sợi tổng hợp là: sợi PA, sợi PE, sợi PU, sợi PAC và sợi PVA.
Ưu điểm: các loại vải tổng hợp này là có độ bền cao, ít bị nhăn, chống ánh nắng mặt trời hiệu quả và có khả năng cách nhiệt tốt. Còn nhược điểm của chúng là khả năng thấm hút kém, nóng và khó thoát khí, dễ bị xơ, bung.
Nhược điểm: Vì vải khá nóng nên nó được dùng trong sản xuất trang phục mùa đông, túi ngủ, chăn gối để giữ nhiệt. Đây cũng là chất liệu dùng để may áo đồng phục lao động, áo lót, vải dệt kim, dệt bít tất, chỉ may, dây thừng hay làm lưới bắt cá.
10. Vải Flannel
Vải Flannel hay còn gọi là vải dạ hay nỉ mỏng, có đặc điểm mềm mại và có khả năng giữ nhiệt tốt. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn vải Flannel là vải caro nhưng thực ra caro chỉ là họa tiết trên vải mà thôi.
Ưu điểm: Flannel là loại vải có nguồn gốc từ dòng vải len nên vải mềm, mịn như bông, mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc và an toàn với mọi lứa tuổi. Vải còn có khả năng giữ nhiệt, thấm hút tốt. Với mật độ dệt các sợi vải từ 170-260g/m2 nên Flannel có khả năng chống áp lực lớn và đặc biệt đây là chất liệu rất thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: Khả năng hao mòn nhanh, độ bền màu thấp và khả năng hút ẩm cao nên khi giặt sẽ lâu khô.
Ứng dụng: Vải Flannel được sử dụng chủ yếu trong việc may áo sơ mi với phong cách thời trang đường phố, năng động cho giới trẻ.
11. Vải nỉ
Nỉ là loại vải vừa mang đặc tính của len và của vải thông thường. Do đó vải có độ mềm mượt, ấm áp hơn so với những loại vải khác.
Ưu điểm: mềm mại, có thể sử dụng được cả hai mặt, nhiều màu sắc và đặc biệt giá thành rẻ.
Nhược điểm: Vải cũng rất dễ thấm nước và không thích hợp mặc vào mùa hè vì nóng và gây bí.
Ứng dụng: Vải nỉ nằm trong các loại vải có tính ứng dụng cao, được sử dụng trong hầu hết trang phục như: quần áo, chăn gối, đồ handmade, bọc ghế sofa,… Bên cạnh đó nó còn được dùng để may các trang phục chuyên dụng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
12. Vải Denim
Denim là loại vải thô, được dệt đan chéo bằng 100% sợi cotton, sử dụng hình thức dệt thoi kết hợp sợi chàm và sợi trắng để dệt ra vải Denim. Denim có chất lượng tốt là loại pha thêm sợi PE hoặc lycra để chống nhăn và chống co rút.
Ưu điểm: khả năng co giãn và đàn hồi cực tốt, ngoài những màu sắc truyền thống như: xanh, đen, xanh chàm, trắng vải còn có các màu nhuộm lưu huỳnh như: hồng, xanh lá, vàng,… Khả năng thấm hút mồ hôi của vải còn rất tốt đem tới cảm giác thoải mái cho người mặc.
Nhược điểm: mật độ sợi vải rất cao, dày nên trang phục Denim sẽ mang lại cảm giác thô cứng, ít đàn hồi, co giãn và lâu khô.
Ứng dụng: Denim được dùng để may các loại trang phục như: quần jeans, áo sơ mi, chân váy bò, áo khoác jeans, yếm, quần short,… và các phụ kiện như: túi xách, thắt lưng, giày thể thao,… Ngoài ra, người ta có thể may bọc ghế sofa, bọc đèn, túi đậu, rèm cửa, thảm trải sàn,… từ vải Denim hoặc được ứng dụng trong lĩnh vực nghệ thuật.
13. Vải Bamboo
Vải tre Bamboo được làm từ 100% thiên nhiên, có nguồn gốc từ châu Á. Đây là loại vải làm từ bột Cellulose. Loại bột này chiết xuất từ sợi tre, qua nhiều quy trình xử lý: bóc tách, nghiền phần thân tre đến khi thành những sợi mỏng, kéo và dệt sợi thành vải rồi nhuộm màu mà thành.
Ưu điểm: Nổi bật nhất là khả năng kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi tốt. Vải Bamboo vô cùng mềm mại, mỏng mịn, tạo cảm giác mát mẻ khi sờ vào cũng như khi sử dụng. Ngoài ra vải còn thấm hút mồ hôi tốt, chống tia UV hiệu quả, an toàn cho da, không gây dị ứng và thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: vải dễ bị nhăn, lâu khô hơn những chất liệu thông thường khác.
Ứng dụng: Vải tre Bamboo được sử dụng trong một số mặt hàng phục vụ đời sống như: quần lót cho nam, nữ, khẩu trang, tất khử mùi, quần áo trẻ con, chăn ga gối đệm, thời trang cao cấp,…
14. Vải Cashmere
Vải Cashmere là chất liệu nằm trong số các loại vải cao cấp, nổi tiếng về độ bền, đẹp và mức giá đắt tiền. Vải len Cashmere có nguồn gốc từ Vương quốc Kashmir (TCN) – nay thuộc Ấn Độ, được lấy từ lông của loài dê Cashmere.
Ưu điểm: Điểm đặc biệt của loại vải này là chỉ có thể dệt thủ công, vải rất nhẹ, mềm và gần như không trọng lượng. Vải không gây dị ứng với độ bền và khả năng chống mòn cao. Các sợi Cashmere có độ dẫn nhiệt khá thấp, vì vậy nó giữ ấm rất tốt. Đặc biệt, vải từ lông dê nên có tác dụng tốt cho cơ thể, giúp điều trị cột sống và khớp, giảm đau, mệt mỏi và chứa sáp tự nhiên giúp chăm sóc da.
Nhược điểm: Vải Cashmere chỉ có hạn chế là phức tạp trong việc bảo quản vải và chi phí mua cực kỳ cao.
Ứng dụng: Loại vải này có thể dùng để may nhiều sản phẩm như: quần áo, khăn choàng, tất, găng tay,… hay các loại đồ dùng trong nhà.
15. Vải Lanh
Vải lanh là loại vải đã có từ rất lâu, được làm từ cây lanh và một số vỏ, xơ, sợi của một số loại cây khác. Vải được nhiều người ưa chuộng bởi sự mát lạnh, nhẹ, thoáng mát và rất dễ mặc.
Ưu điểm: vải lanh mang đến cảm giác mềm mại, mịn màng cho người mặc. Đặc biệt vải lanh rất gần gũi và thân thiện với người sử dụng, nó không sử dụng chất hóa học nên có khả năng kháng khuẩn tốt.
Nhược điểm: vải rất dễ nhăn, có độ đàn hồi thấp, dễ bị rách và mốc nếu tiếp xúc với nhiều mồ hôi hoặc lạm dụng thuốc tẩy quá nhiều.
Ứng dụng: Trong ngành nội thất và thiết kế, vải lanh được ứng dụng trong việc sản xuất bao gối, rèm cửa, các bọc sofa, ga trải giường… Người ta cũng dùng vải lanh để trang trí cho căn bếp trong nhà như làm khăn trải bàn, khăn lau tay, khăn lau vật dụng và đặc biệt là thiết kế trang phục.
16. Vải Jacquard
Vải Jacquard là loại vải dệt hoa văn trực tiếp lên chất liệu. Loại vải này được tạo ra từ nhiều sợi khác nhau như sợi bông, tơ tằm và PE nên có đặc điểm nổi bật là dày hơn các loại vải khác.
Ưu điểm: độ bền cao, co giãn tốt, không phai màu, mất dáng hay rách nát trong quá trình sử dụng. Hoa văn trên vải có nhiều màu sắc, mẫu mã, rất bền và khó mờ do hoa văn được dệt trực tiếp lên vải chứ không sử dụng công nghệ in.
Nhược điểm: là vải khó bảo quản, nếu sử dụng các chất tẩy rửa mạnh liên tục và phơi dưới ánh nắng thì tuổi thọ của vải sẽ giảm nhanh.
Ứng dụng: Ngày nay, bạn rất dễ bắt gặp loại vải này ở hầu hết đồ nội thất gia đình như khăn trải bàn, rèm cửa, thảm nhà, các bọc sofa, ga, gối, đệm… Đặc biệt là vải Jacquard luôn nằm trong các sản phẩm thời trang như cà vạt, áo sơ mi, đầm,… rất đẹp mắt và tinh tế.
17. Vải CVC
Vải CVC là cụm từ được viết tắt trong tiếng Anh “Chief Value of Cotton”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “sợi bông có giá trị cao”. Vải được pha trộn bởi sợi cotton tự nhiên và sợi polyester nhân tạo.
Ưu điểm: Sợi vải CVC rất mềm, co giãn tốt, khả năng thấm nước nhanh với tỷ lệ sợi cotton tự nhiên cao. Vải còn có độ bền cao, giữ được dáng lâu. Đây cũng là loại vải thân thiện với môi trường, hoa văn đa dạng, kháng khuẩn, chống nấm mốc, bụi bẩn tốt.
Nhược điểm: vải có giá thành cao, khá khó khô, dễ bị xù lông và bề mặt của vải dễ có những lỗ nhỏ do mật độ sợi thấp. Ngoài ra, sau một khoảng thời gian sử dụng thì loại vải này dễ xảy ra hiện tượng co giãn quá mức làm vải mất dáng ban đầu.
Ứng dụng: Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bền và thoáng khí thì vải CVC là lựa chọn hoàn hảo cho các vật dụng trong gia đình như chăn, ga, vỏ gối, khăn tắm,… Hơn nữa, có rất nhiều trang phục được may từ vải CVC như áo thun, đồng phục thể thao, áo lớp,… đang rất phổ biến trên thị trường.
18. Vải voan
Voan là loại vải bắt nguồn từ sợi nhân tạo, có đặc điểm mềm mại, nhẹ nhàng và tạo cảm bay bổng, thoải mái cho người mặc.
Ưu điểm: Vải voan có đặc điểm mềm mại, mịn màng, không bị nhàu và rất nhẹ nên dễ dàng để tôn lên những vẻ đẹp nữ tính của phái đẹp.
Nhược điểm: Bởi vì chất liệu voan thường mỏng, độ mềm rủ xuống tự nhiên nên dễ gây phản cảm.
Ứng dụng: Voan không chỉ được tin dùng trong các trang phục chân váy, váy dài, váy ngắn mà còn được dùng cho áo sơ mi, làm hoa, rèm cửa,… Các màu sắc của vải voan rất đa dạng và bắt mắt do đó bạn có thể dễ dàng chọn lựa.
19. Vải Viscose
Viscose hay còn có tên khác là Rayon, là loại vải sợi tổng hợp được làm từ chất xơ tự nhiên của các loại cây phổ biến như câu đậu nành, tre, mía,…
Ưu điểm: Viscose có cấu trúc vải tương tư như vải Cotton nên rất mềm mịn, không đàn hồi, thấm hút mồ hôi và thoáng khí. Do kết cấu vải mỏng và đặc nên viscose giúp hạn chế hiệu quả sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Vải viscose còn có khả năng phân hủy sinh học cao hơn các loại vải nhân tạo như: PE, nylon,…
Nhược điểm: vải visco làm từ bột gỗ nên rất dễ cháy, gây nên hiện tượng chặt phá rừng.
Ứng dụng: Loại vải này thường dùng may các loại quần áo mùa hè như: váy, áo thun, đồ thể thao,… Loại vải này may đồ mùa đông cũng không gây tình trạng bám dính, tích điện đem tới cảm giác thoải mái cho người dùng.
20. Vải Kate
Kate là một loại vải sợi nhân tạo tổng hợp. Nó được dệt từ sợi cotton (sợi bông thiên nhiên) và sợi Polyester nhân tạo.
Ưu điểm: khả năng hút ẩm, chống nhăn và giữ màu tốt. Vải kate còn được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng giữ màu của nó. Vải ít gây kích ứng da với bề mặt vải phẳng nhẵn, mềm mại, không thô ráp, độ dày vừa phải.
Nhược điểm: độ co giãn của vải khá thấp, giá thành nhiều loại vải còn cao so với giá các loại vải khác trên thị trường.
Ứng dụng: Vải kate được lựa chọn để may rất nhiều loại trang phục như đồ công sở, áo sơ mi, đồng phục công ty,… đặc biệt nhất là may chăn, ga, gối, đệm.
21. Vải Kaki
Vải kaki là loại vải có thành phần cấu tạo từ 100% sợi tự nhiên (cotton), hoặc kết hợp giữa cotton và sợi tổng hợp.
Ưu điểm: Loại vải này có tính bền, thấm hút, có độ co giãn tốt. Với thành phần cấu tạo chủ yếu từ sợi cotton nên vải có độ bền tuyệt vời, dễ nhuộm màu. Kaki còn có khả năng phân hủy khi không sử dụng một thời gian dài.
Nhược điểm: vải có giá thành cao và vải khá cứng, co dãn không tốt nên chỉ phù hợp với các kiểu may không quá cầu kỳ. Vải thường được ứng dụng để may đồng phục công sở, đồng phục học sinh,… Vải cũng phù hợp để làm váy, đầm, quần tây công sở, vest nam nữ.
22. Vải thun mè
Chất liệu thun mè có tên tiếng Anh là Bird’s Eye Pique Fabric. Vải được dệt từ sợi Polyester tổng hợp, có 3 – 5% sợi Spandex và có thể thêm sợi Cotton. Bề mặt vải xuất hiện những lỗ nhỏ li ti nhìn như hạt mè.
Ưu điểm: khả năng khử mùi, kháng khuẩn tốt và thoát ẩm nhanh. Độ bền của vải cao, không bị chảy xệ hay mất form dáng sau thời gian dài sử dụng.
Nhược điểm: một số loại vải không có thành phần sợi cotton nên sẽ hơi nóng khi mặc. Độ co giãn, đàn hồi vải không quá cao và dễ hư hỏng, biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Ứng dụng: Vải rất nhanh khô nên thích hợp dùng trong các trang phục thể dục thể thao, áo form rộng. Thun mè có khả năng kháng khuẩn, khử mùi và chống nấm mốc tốt nên còn được lựa chọn để may khẩu trang.
23. Vải nylon
Vải nylon hay nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamine aliphatic được hình thành từ dầu mỏ và than đá. Vải nylon được tạo ra nhờ phản ứng trùng hợp ngưng tụ dưới áp suất và nhiệt độ cao.
Ưu điểm: So với các loại vải lụa, voan, chiffon thì nylon có độ bền chắc cao hơn. Nó có thể chống nước, chống mài mòn hiệu quả, độ co giãn tốt, ít nhăn, dễ nhuộm màu. Đây cũng là chất liệu có khả năng chống nắng tốt, kháng khuẩn và nhanh khô.
Nhược điểm: vải hút mồ hôi kém, dễ co ngót và không tự phân hủy.
Ứng dụng: Vải nylon được sử dụng phổ biến cho các trang phục thể thao, áo khoác gió, quần áo khoác, giày leo núi, balo,… Nó còn được sử dụng để làm rèm cửa, khăn trải bàn, thảm trải sàn, sợi bàn chải đánh răng,… Ngoài ra cũng là chất liệu để sản xuất lều, áo giáp, dây buộc hàng, phông bạt, tấm dù, cuộn phim, ống lót, bao đựng, dây đàn, áo mưa, dây vợt cầu lông,…
24. Vải polyester
Về cơ bản thì polyester là một loại nhựa đặc biệt, được làm từ sợi tổng hợp với chất cấu thành đặc trưng là ethyl thuộc gốc dầu mỏ. Các sợi polyester hoàn chỉnh được tạo thành nhờ quá trình hóa học trùng hợp và có 4 dạng sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.
Ưu điểm: Dễ giặt trong nhiều loại hóa chất khác nhau và không lo vải sẽ bị mất đi độ bền. Đây cũng là dòng vải rẻ, rất khó bị bám bẩn, có bề mặt vải trơn mượt nên khi mặc tạo nên cảm giác rất dễ chịu cho da.
Nhược điểm: có xu hướng tĩnh điện, dễ cháy và không thân thiện môi trường. Vải polyester còn khá nóng và không thấm hút mồ hôi tốt và có thể bị dị ứng, châm chích cho làn da.
Polyester là lựa chọn hàng đầu trong ngành may mặc với các sản phẩm như dù, bạt, áo mưa, chăn ga,… hoặc các vỏ bọc ngoài của hành lý, túi đựng tài liệu,… Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như vải công nghiệp, vật liệu cách điện, đệm…
25. Vải microfiber
Vải microfiber được ra đời và ứng dụng trong ngành công nghiệp thời trang những năm 50 của thế kỷ XX. Chất liệu microfiber là một chất liệu nhân tạo được kết hợp giữa 2 nhóm chất: 80% Polyester và 20% Polyamide (Nylon).
Ưu điểm: Vải microfiber có độ bền cao hơn các loại vải thông thường. Các sợi vải có kích thước siêu nhỏ, phân bố dày đặc tạo nên cảm giác mềm mịn cho chất liệu vải. Đặc biệt, vải microfiber còn được làm từ những chất liệu tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường và lành tính với mọi loại da, an toàn cho trẻ nhỏ.
Nhược điểm: vải microfiber có khả năng thấm hút kém hơn vải cotton, vải gây cảm giác nóng khi sử dụng vào mùa hè.
Ứng dụng: Hiện nay, chất liệu này xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quần áo, giày dép, túi xách đến các sản phẩm tĩnh điện và nổi bật nhất chính là trong các sản phẩm chăn ga gối đệm.
26. Vải cotton tici
Vải cotton tici là loại vải tổng hợp, được cấu tạo từ 35% sợi cotton và 65% sợi polyester. Chính vì thế, vải này còn có tên gọi khác là cotton 35/65 hoặc vải cotton poly.
Ưu điểm: Sự kết hợp giữa cotton và polyester tạo ra chất liệu vải có độ mềm mại, khả năng thấm hút, độ đàn hồi tốt và độ cứng vừa phải. Vải cotton tici có giá thành hợp lý, độ thẩm mỹ cao và bắt màu tốt.
Nhược điểm: hạn chế là độ thông thoáng và hút ẩm kém nên có thể tăng tỷ lệ cotton để vải có khả năng thông thoáng hơn.
Ứng dụng: may các sản phẩm thời trang, đặc biệt là trang phục thể thao. Vải còn được ứng dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm cho gia đình.
27. Bảng báo giá áo thun tại Đồng Phục Bốn Mùa
Hướng dẫn chọn vải đã được chúng tôi liệt kê ở trên. Vậy khi lựa chọn vải để may đồng phục, chúng ta cần chú ý lựa chọn chất vải may đồng phục sao cho vừa phù hợp lại vừa đẹp mắt. Giữa vô vàn loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay, đâu là lựa chọn phù hợp nhất? Đâu là sản phẩm phù hợp với túi tiền nhưng lại vừa đảm bảo đúng yêu cầu?
Với các chất liệu Lacy max, Cotton organic, Biocool… sẽ mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái dễ chịu. Dưới đây là báo giá áo thun mà Đồng Phục Bốn Mùa muốn bạn tham khảo thêm.
Số lượng áo | Chất vải Lacy max | Chất vải Cotton organic | Chất vải Biocool |
10-15 | 145.000 VNĐ | 150.000 VNĐ | 160.000 VNĐ |
60-100 | 110.000 VNĐ | 119.000 VNĐ | 129.000 VNĐ |
301-500 | 95.000 VNĐ | 105.000 VNĐ | 115.000 VNĐ |
>1000 | 85.000 VNĐ | 90.000 VNĐ | 100.000 VNĐ |
Bảng giá áo thun cổ bẻ
Số lượng áo | Chất vải Lacy max | Chất vải Cotton organic | Chất vải Biocool |
60-100 | 89.000 VNĐ | 119.000 VNĐ | 77.000 VNĐ |
30-59 | 99.000 VNĐ | 129.000 VNĐ | 87.000 VNĐ |
20-29 | 109.000 VNĐ | 139.000 VNĐ | 97.000 VNĐ |
10-19 | 115.000 VNĐ | 140.000 VNĐ | 102.000 VNĐ |
Bảng giá áo thun đồng phục cổ tròn
Lưu ý: Giá đặt may áo thun trong bảng trên, chưa bao gồm giá in ấn họa tiết và thuế VAT, áp dụng cho vải thông thường.
Nếu bạn có nhu cầu chọn những sản phẩm khác hay chất liệu khác bên chúng tôi, hãy gọi điện ngay để được chúng tôi tư vẫn rõ ràng, chính xác và cụ thể hơn. Với đơn giá phía trên Đồng Phục Bốn mùa cam kết bao giá trị trường.
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
28. Bảng màu áo đồng phục tại Đồng Phục Bốn Mùa
Đồng Phục Bốn Mùa có bảng màu phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc giúp khách hàng thoải mái lựa chọn.
Bàng màu của Đồng Phục Bốn Mùa hiện này có rất nhiều gam màu cho khách hàng lựa chọn như: Cam, vàng, đen, đỏ, xanh cốm, xanh lá cây, xanh lam, xanh đen… Đủ màu sắc. Tùy từng độ tuổi, tùy từng mục đích mà mỗi khách hàng nên chọn màu sao cho thật phù hợp. Điều quan trọng ở đây là, bạn nên lựa chọn màu sắc phù hợp với mục tiêu và thông điệp của bạn hoặc tổ chức của bạn.
29. Đồng phục Bốn Mùa – Thương hiệu số 1 về đồng phục
Ở phần trên chúng tôi đã đưa ra một số gợi ý hướng dẫn chọn vải sao cho phù hợp. Chúng tôi Đồng phục Bốn Mùa cam kết mang đến cho khách hàng những giá trị hoàn hảo sau:
Sản phẩm có chất lượng cao, giá thành phù hợp với mọi khách hàng
Chúng tôi Đồng Phục Bốn Mùa cam kết mang đến tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất, chất lượng tốt nhất, nhưng giá cả phải chăng – giá xuất tại xưởng. Khi chọn chúng tôi các bạn hoàn toàn yên tâm.
Chất liệu và màu sắc
Chất liệu vải đồng nhất, màu sắc phong phú. Chúng tôi luôn ưu tiên những chất vải thân thiện với môi trường, giúp cho người mặc có cảm giác thoải mái nhất. Theo đó, màu sắc của áo đa dạng và phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi cũng như khi tham gia các sự kiện.
Đội ngũ nhân viên tiềm năng
Đội ngũ nhân viên của chúng tôi tài năng, sáng tạo nên mỗi sản phẩm đưa ra luôn hài hòa, bắt mắt, trang nhã và lịch sự. Với đội ngũ thiết kế lâu năm có nhiều kinh nghiệm đáp ứng đúng yêu cầu và ý tưởng mà khách hàng đưa ra. Họ luôn sẵn sàng học hỏi và phát triển kỹ năng mới.
Hình ảnh in, đường chỉ may sắc nét
Những sản phẩm của chúng tôi cam kết đường may tỉ mỉ, chắc chắn, đẹp, đảm bảo chất lượng 100%. Hình ảnh rõ ràng, sắc nét, sinh động nhờ áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.
Tư vấn hỗ trợ nhiệt tình
Chúng tôi luôn lắng nghe một cách chắc chắn và tập trung để hiểu rõ nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Cùng với sự am hiểu và kiến thức chuyên môn để cung cấp tư vấn một cách hiệu quả tốt nhất. Luôn luôn lắng nghe để hỗ trợ được cho khách hàng một cách tốt nhất.
Đồng phục Bốn Mùa miễn phí ship trên toàn quốc
Nhằm thu hút khách hàng, giảm áp lực về giá cũng như mong muốn mọi khách hàng đều có cơ hội trải nghiệm sản phẩm, Đồng phục Bốn Mùa có chính sách ưu viết đó là: Miễn phí toàn quốc cho mọi đơn hàng
Đồng phục Bốn Mùa miễn phí ship
Đồng phục Bốn Mùa – Chuyên sản xuất, in, may đồng phục theo yêu cầu. Cam kết những sản phẩm của chúng tôi có chất lượng thật 100%. Lấy lợi ích của khách hàng là kim chỉ nam cho hoạt động và sản xuất. Với nhiều phần quà ưu đãi, voucher hấp dẫn đang chờ đón các bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0969 228 488 hoặc website https://dongphucbonmua.com/ ngay nhé!. Cảm ơn quý khách hàng đã yêu thương và tin tưởng sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Mỗi loại vải có đặc tính và ưu nhược điểm khác nhau nên không khó để phân biệt các loại vải. Để biết thêm cách phân loại các chất liệu kể trên, bạn hãy tham khảo các bài viết khác tại trang web của Đồng Phục Bốn Mùa nhé!
Từ khóa » Chất Liệu Fo Là Gì
-
Top 22 Các Loại Vải May Mặc Cao Cấp Phổ Biến Nhất
-
22+ Các Loại Vải Phổ Biến 2021 | Tên Vải May Mặc Được Ưa Thích ...
-
15+ Loại Vải Thường Dùng Trong May Mặc - Đặc Tính & Ưu Điểm ...
-
Các Loại Vải Thường được Dùng Trong May Mặc - GOGOX VN
-
10 Loại Vải Được Ưa Chuộng Trên Thị Trường Việt Nam
-
Vải Mềm Là Gì?Các Loại Vải Mềm May Quần áo Cho Bé
-
Vải Polyester Là Gì? Những điều Cần Biết Về Vải Polyester - IVY Moda
-
Chất Liệu Cotton: Sự Ra đời, đặc điểm, Phân Loại Và ứng Dụng
-
10 Chất Liệu Vải được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay
-
Vải Polyester Là Gì? Những điều Cần Phải Biết Về Chất Liệu Poly?
-
Vải Thun Mè Là Gì? Các Loại Vải Thun Mè Và đặc điểm Mỗi Loại Vải
-
Vải Thun Spandex Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Vải Thun Spandex - YODY
-
Vải Tuyết Mưa Là Gì? 6 Điều Cần Biết Về Chất Liệu Tuyết Mưa