15+ Trò Chơi Phát Triển Trí Tuệ Thông Minh Cho Bé 3 - 4 Tuổi Tại ...

Ngoài khả năng được di truyền từ cha mẹ, việc được vui chơi, học tập và rèn luyện đúng cách từ nhỏ sẽ giúp bé phát triển não bộ, khả năng tư duy, sáng tạo tốt hơn và thông minh hơn. Điều này đã được rất nhiều các chuyên gia hàng đầu trên thế giới nghiên cứu, phân tích và khẳng định.

Khoa học đã chứng minh, sự thông minh của trẻ không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền từ cha mẹ

Khoa học đã chứng minh, sự thông minh của trẻ không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền từ cha mẹ

Trong bài viết hôm nay, Thethaodonga.com tổng hợp và gửi tới các bạn 18 trò chơi phát triển trí tuệ, thông minh cho bé từ 3 – 4 tuổi ngay tại nhà được các chuyên gia hàng đầu thế giới khuyến khích nên dùng.

Cùng xem đó là những trò chơi nào các bạn nhé!

Các trò chơi phát triển trí tuệ, thông minh cho bé 3 – 4 tuổi tại nhà:

1. Trò chơi đo đạc độ lớn nhỏ

Để chơi trò đo đạc độ lớn nhỏ, bố mẹ chuẩn bị nhiều chiếc cốc nhựa nhiều màu sắc với các kích thước khác nhau và nhờ bé sắp xếp những chiếc cốc nhỏ vào trong chiếc cốc lớn hoặc xếp cốc lớn chèn lên cốc nhỏ.

Với trò chơi này các bé sẽ học được các khái niệm về kích thước, phân biệt được các kích thước và cách điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp.

Trò chơi đo đồ đạc theo kích thước

Trò chơi đo đồ đạc theo kích thước

2. Trò chơi học vẽ với những con số

Trò chơi học vẽ với những con số là phương pháp thú vị kết hợp giữa toán học và nghệ thuật sáng tạo. Cha mẹ có thể học trước cách vẽ các con vật, đồ vật từ số rồi sau đó vẽ làm mẫu cho các con học theo. Khi con đã thành thạo, cho con một số bất kỳ để con sáng tạo và vẽ ra một đồ vật hay con vật từ số đó.

Trò chơi này không chỉ khiến con cảm thấy thích thú với toán học, phương pháp này còn kích thích sự sáng tạo của trẻ trong quá trình vẽ.

Trò chơi học vẽ với những con số

Trò chơi học vẽ với những con số

3. Trò chơi vẽ tranh

Vẽ tranh giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ một cách đặc biệt, vì nếu không ghi nhớ quả cam có hình dạng thế nào, bông hoa có màu sắc ra sao… trẻ sẽ khó có thể phác họa trên giấy.

Các cha mẹ nên giúp bé làm quen, nhận biết một số đồ vật, con vật quen thuộc trước rồi hướng dẫn bé cách vẽ hoặc để tự bé vẽ theo sáng tạo của riêng mình rồi sau đó nhận xét, khuyến khích bé, như vậy bé sẽ rất vui và thêm yêu thích bộ môn này.

Thông qua vẽ tranh, các bé có thể phân biệt được các màu sắc, hình dạng, kích thước…

Thông qua vẽ tranh, các bé có thể phân biệt được các màu sắc, hình dạng, kích thước…

Bên cạnh đó, thông qua vẽ tranh, các bé có thể phân biệt được các màu sắc, hình dạng, kích thước… của những đồ vật, con vật mà bé được nhìn thấy.

>>> Xem thêm các khu vui chơi cho trẻ em ở Hà Nội giúp bé khám phá thế giới nhiều cây xanh, các loài động vật hoang dã và hơn 30.000 các loài sinh vật biển.

4. Trò chơi đếm số

Trò chơi đếm số là trò chơi kích thích trí thông minh và khả năng ghi nhớ của bé rất tốt. Ban đầu, bố mẹ cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như ngón tay hay bánh, kẹo,… sau đó đến những vật dụng khó hơn, nhiều hơn như đũa, số lượng con gà trên tivi,….

Trò chơi này giúp bé biết cách đếm, nhận mặt các con số và thứ tự của các con số, những phép cộng, phép trừ rất đơn giản như 1 + 1 = 2, 6 + 1 = 7,…. Ở cấp độ cuối cùng, cha mẹ sẽ nói 1 số bất kỳ và hỏi bé số đứng trước và số đứng sau số đó là bao nhiêu sẽ giúp bé tăng khả năng tính toán, tính nhẩm, phản xạ nhanh.

Ban đầu, bố mẹ cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như ngón tay hay bánh, kẹo,... sau đó đến những vật dụng khó hơn

Ban đầu, bố mẹ cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như ngón tay hay bánh, kẹo,… sau đó đến những vật dụng khó hơn

5. Trò chơi tìm đồ cất giấu

Trò chơi tìm đồ cất giấu rất đơn giản. Bạn sẽ giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích như gấu bông, xe hơi,… nhưng lưu ý là cố tình để bé thấy bạn để chỗ nào. Sau đó, bạn khéo léo hỏi và ngỏ ý muốn bé tìm giúp mình tìm ra món đồ chơi đó đang ở đâu.

Ban đầu, bạn sẽ giấu 1, 2 đồ vật sau đó tăng lên nhiều đồ vật giấu cùng lúc. Chắc chắn trí nhớ và sự nhanh nhạy của bé sẽ được nâng lên đáng kể khi thường xuyên chơi trò chơi này.

6. Trò chơi khám phá

Ở độ tuổi 3 – 4 tuổi, trẻ rất tò mò về các sự vật xung quanh và bắt đầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi. Bằng những trò chơi khám phá, trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình dạng, âm thanh và sự vận động của các sự vật trong cuộc sống.

Cha mẹ có thể lấy các bức tranh, ảnh của gia đình khi đi chơi, đi du lịch để kể cho bé những điều lý thú, miêu tả hình dạng, kích thước của các sự vật, con vật.

Bé sẽ khám phá thế giới thông qua các câu chuyện, hình ảnh từ lời kể của mẹ

Bé sẽ khám phá thế giới thông qua các câu chuyện, hình ảnh từ lời kể của mẹ

>>> Xem thêm 10+ trò chơi 3 người tại nhà cực vui giúp bố mẹ thêm gần gũi, thân thiết với con hơn!

7. Trò chơi đồ hàng

Để chơi trò chơi đồ hàng, cha mẹ chuẩn bị bộ đồ chơi nấu bếp, bộ đồ chơi làm bác sĩ, hoặc những vật dụng có sẵn trong nhà như bát nhựa, thìa nhựa, cốc nhựa, nước sạch, rau xanh, búp bê….

Sau khi cha mẹ hướng dẫn cách chơi, bé có thể tự khám phá, chơi trò chơi thông qua việc bắt chước các kỹ năng nấu nướng, thao tác khám bệnh của người lớn.

Trò chơi này giúp bé ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng phong phú, đa dạng.

Trò chơi đồ hàng giúp bé ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng phong phú, đa dạng.

Trò chơi đồ hàng giúp bé ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng phong phú, đa dạng.

8. Trò chơi phân loại

Trò chơi phân loại giúp trẻ tư duy và nhận biết các đồ vật qua màu sắc, hình dáng và kích thước. Cha mẹ có thể trộn nhiều đôi tất lẫn vào nhau và nhờ bé chọn ra những chiếc tất cùng một đôi và cất riêng giúp bé tăng khả năng tư duy, nhận biết, sáng tạo.

Trò chơi phân loại giúp trẻ tư duy và nhận biết các đồ vật qua màu sắc, hình dáng và kích thước.

Trò chơi phân loại giúp trẻ tư duy và nhận biết các đồ vật qua màu sắc, hình dáng và kích thước.

9. Trò chơi nhận biết qua âm thanh

Cha mẹ mở cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc phim với những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống, sau đó hỏi bé có những âm thanh gì trong đó. Trò chơi này sẽ làm tăng khả năng tập trung và ghi nhớ của bé rất hiệu quả.

10. Trò chơi nhận biết màu sắc

Với các bé bắt đầu học về màu sắc, cha mẹ nên dạy con mỗi ngày 1-2 màu riêng biệt. Sau đó, cha mẹ chuẩn bị một rổ đồ chơi của con rồi nhờ con xếp các đồ vật có cùng màu sắc để cất đi.

Hoặc cha mẹ có thể kết hợp việc nhận biết đồ vật, sự vật, con vật với màu sắc để giúp bé nhận biết, ghi nhớ. Ví dụ như quả cam màu cam, quả cà tím màu tím, con hà mã màu nâu, nước biển màu xanh dương,…

Trò chơi nhận biết màu sắc

Trò chơi nhận biết màu sắc

11. Trò chơi luyện tay khéo

Để tập luyện cho các bé chơi trò tay khéo, các cha mẹ có thể mua những hộp đất nặn nhiều màu sắc. Thông qua việc hướng dẫn bé cách nặn, cách sử dụng bột và làm mẫu một vài đồ vật, loài hoa, cha mẹ sẽ khuyến khích bé nặn những đồ vật mà bé thích, bé nghĩ tới.

Từ đó giúp bé tăng khả năng ghi nhớ, sáng tạo, nhận biết và khéo tay hơn.

Trò chơi khéo tay giúp bé tăng khả năng ghi nhớ, sáng tạo, nhận biết và khéo tay hơn.

Trò chơi khéo tay giúp bé tăng khả năng ghi nhớ, sáng tạo, nhận biết và khéo tay hơn.

12. Trò chơi tìm điểm giống và khác

Khi cho bé chơi trò chơi tìm điểm giống và khác nhau giữa hai bức tranh, hình ảnh bố mẹ cần chú ý chọn những bức tranh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của bé.

Trò chơi này giúp bé học được sự nhanh mắt, tập trung và nhẫn nại.

Trò chơi tìm điểm giống và khác nhau giúp bé học được sự nhanh mắt, tập trung và nhẫn nại.

Trò chơi tìm điểm giống và khác nhau giúp bé học được sự nhanh mắt, tập trung và nhẫn nại.

13. Trò chơi xây dựng

Để con có thể chơi trò chơi xưng dựng, bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé những hình khối rồi gợi ý bé xây dựng một căn nhà, một khu vui chơi, các con vật,…

Trò chơi này đòi hỏi bé cần phải có trí tưởng tượng cũng như sự khéo léo, kiên trì. Các bố mẹ có thể tham gia hướng dẫn và hỗ trợ con để con xây dựng được một công trình đẹp thật đẹp nhé.

Trò chơi xây dựng

Trò chơi xây dựng

14. Trò chơi nối câu

Với trò chơi nối câu, cha mẹ hướng dẫn con cách chơi như sau: Bé sẽ đặt một câu hỏi bất kỳ và bố mẹ trả lời. Sau đó con dùng thông tin từ câu trả lời của bố mẹ để đặt ra câu hỏi tiếp theo.

Ví dụ con hỏi: “Con vật gì có cổ cao nhất?”, bố mẹ trả lời “là con hươu cao cổ”. Con sẽ hỏi tiếp: “Con hươu cao cổ thích ăn gì?”, bố mẹ lại trả lời: “Con hươu cao cổ thích ăn lá cây”… Cứ như vậy bé sẽ liên tiếp đặt câu hỏi và cha mẹ trả lời.

Cha mẹ lưu ý nên chọn câu trả lời là những từ, cụm từ gợi mở để bé dễ dàng đặt ra câu hỏi tiếp theo. Nếu con chưa biết cách hỏi câu tiếp theo thì cha mẹ có thể gợi ý cho bé.

Khi bé đặt câu hỏi sẽ kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy đồng thời giúp bé hào hứng suy nghĩ để đặt ra những câu hỏi khó hơn.

15. Trò chơi nhận biết con vật

Các bố mẹ sẽ sử dụng đồ chơi hình con vật hoặc mô phỏng các hành động hoặc tiếng kêu của các con vật để các con đoán đó là loài động vật nào. Trò chơi này sẽ giúp bé tăng khả năng liên tưởng, ghi nhớ vô cùng tốt về những loài động vật.

Ngoài ra, cha mẹ sẽ đan xem thêm một số thông tin về các con vật để bé nhận thức được về bản năng của những con vật. Ví dụ như: con voi rất to lớn và ăn cỏ, con hổ dũng mãnh trong sở thú nhưng rất nguy hiểm không nên đến gần,…

Trò chơi này sẽ giúp bé tăng khả năng liên tưởng, ghi nhớ vô cùng tốt về những loài động vật. 

Trò chơi này sẽ giúp bé tăng khả năng liên tưởng, ghi nhớ vô cùng tốt về những loài động vật.

16. Trò chơi bida

Trò chơi bida là một trò chơi vận động giúp bé luôn linh hoạt, tư duy, tính toán và sáng tạo cực kỳ tốt. Ngoài ra, bé sẽ tự học được thêm cách căn chỉnh lực khi chơi để có thể đưa bi vào lỗ.

Cha mẹ chơi cùng các con, mỗi khi con bắn trúng bi hay đưa bi vào lỗ sẽ vỗ tay khen. Như vậy con sẽ rất vui, trở nên tự tin hơn và gần gũi, gắn kết hơn với bố mẹ.

Trò chơi bida giúp trẻ phát triển não bộ, khả năng tư duy, tính toán, căn chỉnh lực

Trò chơi bida giúp trẻ phát triển não bộ, khả năng tư duy, tính toán, căn chỉnh lực

17. Trò chơi bi lắc

Tương tự như bida, bi lắc cũng là trò chơi vận động giúp bé linh hoạt, tư duy và sáng tạo cực kỳ tốt. Bé cũng sẽ tự học thêm được cách căn chỉnh lực, thao tác di chuyển tay linh hoạt. Tuy nhiên, chơi bi lắc sẽ khó hơn chơi bida với trẻ nhưng bù lại sẽ tăng khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ thêm tốt hơn.

Chơi bi lắc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ giống như trò chơi bida

Chơi bi lắc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ giống như trò chơi bida

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: 20+ bàn bi lắc chuyên nghiệp, chính hãng kích thước phù hợp mọi gia đình, mọi không gian văn phòng, giá chỉ từ 6tr/ bàn.

Trên đây là 15+ trò chơi phát triển trí tuệ, thông minh cho bé từ 3 – 4 tuổi tại nhà. Các bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để vui chơi và học tập cùng con để các con có khả năng nhận biết, tư duy tốt hơn nhé.

Thể Thao Đông Á chúc các bố mẹ và các con luôn khỏe mạnh.

Từ khóa » Các Trò Chơi Cho Trẻ 3-4 Tuổi