Top 45 Trò Chơi Vận động Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Học tập Bài thu hoạch Top 45 trò chơi vận động cho trẻ mầm non hay nhất 2024Tổng hợp trò chơi vận động cho trẻ mầm nonBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Top 45 trò chơi vận động cho trẻ mầm non hay nhất được VnDoc tổng hợp từ các trò chơi vận động trời nắng trời mưa, cáo và thỏ, ai nhanh hơn,.... đến các trò chơi dân gian như cướp cờ, thi thổi cơm, chụm nụ,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non hay nhất

  • 1. Trò chơi vận động ngoài trời theo chủ đề cho trẻ mầm non
    • 1. Trò chơi vận động ngoài trời: theo chủ đề thực vật
    • 2. Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề giao thông
  • 2. Trò chơi vận động cho trẻ mầm non hay nhất
    • 1. Trời nắng, trời mưa
    • 2. Cáo và thỏ
    • 3. Ai nhanh hơn
    • 4. Chuyền bóng (cho trẻ từ 3 tuổi)
    • 5. Hái quả (cho trẻ từ 1,5 tuổi)
    • 6. Chi chi chành chành (cho trẻ từ 3 tuổi)
    • 7. Ô tô vào bến (cho trẻ từ 2 tuổi)
    • 8. Bắt chước tạo dáng (cho trẻ từ 1,5 tuổi)
    • 9. Vượt chướng ngại vật
    • 10. Tàu hỏa
    • 11. Trò chơi vận động: Di chuyển thành hàng
    • 12. Trò chơi vận động: Nhảy lò cò
    • 13. Trò chơi vận động: Lá và gió
    • 14. Trò chơi Ô tô và chim sẻ
    • 15. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ (trò chơi làm theo tín hiệu đèn)
  • 3. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

1. Trò chơi vận động ngoài trời theo chủ đề cho trẻ mầm non

1. Trò chơi vận động ngoài trời: theo chủ đề thực vật

1. Trò chơi vận động: Lá và gió

Chuẩn bị:

  • Cô giới thiệu tên trò chơi: Cô cho trẻ nhắc lại tên trò chơi
  • Cô phổ biến luật chơi và cách chơi

Luật chơi:

  • Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu ai làm đúng sẽ được cô khen, nếu làm sai thì phải nhảy lò cò

Cách chơi:

  • Cô đóng vai làm gió, các cháu làm những chiếc lá rụng trên sân. Khi gió thổi mạnh vù vù thì tất cả những chiếc lá trên sân bay nhanh theo chiều gió. Khi gió thổi nhẹ thì bay chậm, gió ngừng thì lá dừng hẳn lại
  • Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô cùng chơi với trẻ.
  • Nhắc trẻ không chen lấn xô đẩy nhau.

2. Trò chơi trồng cây gieo hạt

Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:“Gieo hạt Mùi hương

Nảy mầm Thơm ngát

Một cây Một quả

Hai cây Hai quả

Một nụ Gió thổi

Hai nụ Cây rụng

Một hoa Lá rụng

Hai hoa Nhiều lá….”Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

  • Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
  • Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
  • Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
  • Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên
  • Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
  • Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
  • Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
  • Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
  • Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa
  • Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
  • Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
  • Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
  • Cây rung: Nghiêng người sang phải
  • Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống
  • Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A.

(Theo sách 100 trò chơi Mẫu giáo - NXB Trẻ)

2. Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề giao thông

1. Trò chơi Ô tô và chim sẻ

Luật chơi:

  • Khi nghe thấy tiếng còi kêu: "bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.

Cách chơi:

  • Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
  • Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.
  • Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".
  • Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.
  • Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến.
  • Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay (chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường (ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô).
  • Kho "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
  • Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô".

Chú ý: Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, giáo viên hướng dẫn cần phải kêu "bim bim" cho to và chạy chầm chậm khi đến gần bên trẻ.Giáo viên hướng dẫn cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi.Để cho trò chơi vui nhộn, khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô nên xuất hiện và kêu "bim bim".

2. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ (trò chơi làm theo tín hiệu đèn)Chuẩn bị:

  • Ba thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng. Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.

Luật chơi:

  • Trẻ phải mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi

  • Cô nói: "Ô tô xuất phát", trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và chạy chậm.
  • Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.
  • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
  • Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng người làm máy bay bay, miệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh.
  • Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay.
  • Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại.
  • Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.
  • Cô nói tiếp: "Thuyền ra khơi", trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền.
  • Cô nói "Thuyền về bến", đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy.
  • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.
  • Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.
  • Khi trẻ đã nắm được cách chơi, cho trẻ tự điều khiển trò chơi.

3. Trò chơi Thuyền vào bến

Luật chơi:

  • Tìm bến có màu giống thuyền của mình. Thuyền phải vào đúng bến khi có hiệu lệnh.

Chuẩn bị:

  • Để trẻ quen với màu sắc, giáo viên cần chuẩn bị:
  • Gấp cho mỗi trẻ 1 chiếc thuyền với các màu sắc khác nhau.
  • Làm cờ hoặc chấm tròn (có các màu giống với thuyền) và quy định đó là bến.
  • Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong phòng rộng.

Giáo viên hướng dẫn giải thích cách chơi:

  • “Mỗi bé cầm một chiếc thuyền để ra khơi đánh cá, nghĩa là các bé đi dạo trong sân chơi.Các bé làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng. Khi nghe hiệu lệnh : “Trời sắp có bão to” thì các bé nhanh chóng đem thuyền về bến. Thuyền nào có màu nào thì tìm về bến có màu cờ ấy. Ai tìm về bến khác màu là thua cuộc”

Chú ý: Để trò chơi bớt nhàm chán và để trẻ tập nhận biết nhiều màu khác nhau,giáo viên hướng dẫn nên đổi chỗ các bến và các bé đổi thuyền cho nhau. Nhiều thuyền có thể ở chung 1 bến. Vì vậy các bé có thuyền cùng màu sẽ tìm về 1 bến giống nhau. Như thế các bến phả cách nhau 1 khoảng vừa đủ cho các bé đứng chung quanh.

(Theo sách 100 trò chơi Mẫu giáo - NXB Trẻ)

2. Trò chơi vận động cho trẻ mầm non hay nhất

Đối với tất cả mỗi người chúng ta, một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cân đối mà cần phải có những hoạt động thể chất. Nhất là đối với lứa tuổi trẻ mầm non.

Những trò chơi vận động không chỉ giúp cho các bé phát triển về mặt thể chất mà còn nâng cao trí thông minh cho trẻ một cách hiệu quả. Trong bài viết này VnDoc tổng hợp các trò chơi vận động mà các thầy cô có thể đưa vào chương trình dạy học trên lớp, tổ chức tại các chương trình dã ngoại, ngày lễ,... ngoài ra bố mẹ cũng có thể tham khảo một số trò chơi vận động phù hợp để chơi cùng bé tại nhà, giúp tăng tình cảm gắn kết cũng như giúp bé không tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại.

1. Trời nắng, trời mưa

Luật chơi: Khi có hiệu lệnh "trời mưa", mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa. Trẻ nào không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

Cô giáo chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này cách vòng kia từ 30 - 40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3 - 4 vòng.

Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô giáo. Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: "Trời mưa" thì tự mỗi trẻ phải tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (có nghĩa là chạy vào vòng tròn). Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài một lần chơi.

Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh "trời nắng" thì các trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh "trời mưa" lại được hô lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa.

2. Cáo và thỏ

Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và nếu vào nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi: Cô giáo chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Sau đó, cô giáo hãy yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:

''Trên bãi cỏCác chú thỏTìm rau ănRất vui vẻThỏ nhớ nhéCó cáo gianĐang rình đấyThỏ nhớ nhéChạy cho nhanhKẻo cáo gianTha đi mất.''

Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo ra vẻ "gừm, gừm.." đuổi bắt thỏ. Khi nghe nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị cáo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.

Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non hay nhất

3. Ai nhanh hơn

Chuẩn bị:

Chướng ngại vật (khối gỗ, con ki, túi cát...)

  • Bụt bật sâu
  • Hầm chui
  • Thang leo
  • Vòng thể dục

Cách chơi:

  • Cô chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
  • Cô cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ đứng đầu sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, đến bục bước lên và bật sâu xuống. Sau đó trẻ chạy đến hầm, bò chui qua hầm chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi chạy về xếp cuối hàng.

Yêu cầu:

Trẻ trước chạy đến bục bật sâu thì trẻ sau bắt đầu ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, không chờ hiệu lệnh của cô.

Trẻ chơi liên tục trong thời gian khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.

Chú ý: Cô giáo luôn có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ.

4. Chuyền bóng (cho trẻ từ 3 tuổi)

Luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng thì phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

Cô giáo chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng rồi cho trẻ đứng thành vòng tròn. (Nếu lớp đông thì cô có thể chia thành nhiều vòng tròn).

Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi cô giáo hô "bắt đầu" thì trẻ nào cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:

''Không có cánhMà bóng biết bayKhông có chânMà bóng biết chạyNhanh nhanh bạn ơiNhanh nhanh bạn ơiXem ai tài, ai khéoCùng thi đua nào.''

Khi trẻ đã chơi thành thạo thì cô giáo có thể chia làm 2 hoặc 3 nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.

5. Hái quả (cho trẻ từ 1,5 tuổi)

Chuẩn bị:

  • Phấn để vẽ các hình.
  • Sọt đựng quả.
  • Các cây nấm hoặc con ki.
  • Chậu cây có 10 quả.

Cách chơi:

Cô giáo chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 3 – 4 trẻ).

Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ làm chú gấu bò qua đường hẹp, khi bò hết đường hẹp trẻ bật liên tục qua các vòng tròn. Tiếp tục, trẻ chạy dích dắc qua các chướng ngại vật đến cây hái quả chạy về bỏ vào sọt đựng quả, về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau.

Yêu cầu:

Khi trẻ trước bò hết đường hẹp, bắt đầu bật thì trẻ sau mới bắt đầu bò.

Trẻ phải vận động liên tục theo dây chuyền và không được dừng lại cho đến bao giờ hái hết quả.

Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút, không hạn chế đến số lần chơi của trẻ.

6. Chi chi chành chành (cho trẻ từ 3 tuổi)

Đặc điểm trò chơi: Luyện tập sự nhanh nhẹn, phản xạ cho trẻ, không đòi hỏi phải có sân chơi.

Cách chơi: Cho một trẻ đứng xòe bàn tay ra, các trẻ còn lại giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó rồi đọc nhanh:

"Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa chết trươngBa vương ngũ đếChấp dế đi tìmÙ à ù ập."

Đến chữ "ập" thì trẻ nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, trẻ nào rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho các bạn khác chơi.

Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non hay nhất

7. Ô tô vào bến (cho trẻ từ 2 tuổi)

Luật chơi: Ô tô vào đúng bến của mình. Trẻ nào đi nhầm phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

  • Cô giáo chuẩn bị từ 4 đến 5 lá cờ có màu sắc khác nhau. Chia sân chơi làm 4 đến 5 chỗ tương ứng với các màu của lá cờ.
  • Cô giáo phát cho trẻ một lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu với cô giáo.
  • Trẻ làm ô tô với nhiều màu khác nhau.
  • Cô giáo nói: "Ôtô chuẩn bị về bến" thì lúc này cô đưa hiệu lệnh màu cờ nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến.
  • Cô giáo cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các bé sẽ vừa quay tay trước ngực như lái ôtô, vừa nói: "Bim, bim, bim..."
  • Cứ khoảng 30 giây, cô giáo ra hiệu lệnh 1 lần. Khi cô giơ cờ màu nào thì ôtô màu đó chạy về bến. Các ôtô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chạy chậm lại. Trẻ nào nhầm bến phải ra ngoài một lần chơi.

8. Bắt chước tạo dáng (cho trẻ từ 1,5 tuổi)

Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh của cô giáo và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.

Cách chơi:

Trước khi chơi, cô giáo gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh. Chẳng hạn như con mèo nằm như thế nào? Con gà mổ thóc ra sao?

Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con nào để đến khi giáo viên ra hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả trẻ sẽ tạo dáng theo các hình ảnh mà trẻ đã chọn sẵn. Sau đó, cô giáo sẽ hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng. Để trò chơi được vui hơn, cô giáo cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay. Khi trẻ chạy, cô giáo để trẻ dừng lại và tạo dáng.

9. Vượt chướng ngại vật

Chuẩn bị:

  • Hầm chui hoặc thùng carton.
  • Phấn vạch.
  • Dây đeo vòng: vòng bằng nhựa hay bìa cứng.
  • Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt hoặc cũng có thể là hình khác.

Cách chơi:

  • Cô giáo chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa là 5 trẻ).
  • Cô cho trẻ xuống hàng dọc sau vạch xuất phát. Sau khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua "suối", chạy, bò chui qua đường hầm, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.

Yêu cầu:

  • Trẻ trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ sau mới bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không phải chờ hiệu lệnh của cô giáo.
  • Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian là 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.

10. Tàu hỏa

Luật chơi: Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng.

Cách chơi:

  • Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau hay sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch.
  • Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song (hoặc có thể đi theo hàng gạch lót nền).
  • Khi cô giáo giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: "xình, xịch".
  • Khi cô giáo nói: "Tàu lên dốc" thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: "tu tu"
  • Khi cô giáo nói: "Tàu xuống dốc" thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: "tu tu".

Chú ý

  • Để trò chơi được vui hơn, cô giáo nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh.
  • Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì đừng cô đừng ra hiệu lệnh ngay "tàu xuống dốc".
  • Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi sẽ mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ bị lộn xộn. Vậy nên, nhịp độ ra hiệu lệnh lúc nhanh lúc chậm là ở nơi điều khiển của giáo viên.
  • Trẻ chơi thành thạo cô mời một bé nào đó làm người quản trò.

11. Trò chơi vận động: Di chuyển thành hàng

Hãy giúp con bạn phát triển kỹ năng đi bằng hoạt động trong nhà này.

Chuẩn bị

Dây ruy băng màu

Băng keo

Cách chơi

Dùng băng dính để dán ruy băng lên sàn thành đường thẳng rồi chuyển góc 90°, tạo nhiều đường vuông góc và song song với nhau.

Bé cần đi bộ theo đường ruy băng, chân sau nối gót chân trước.

Trò chơi sẽ tốt hơn khi chơi nhiều bé vì bạn có thể cho các bé nối đuôi thành đoàn tàu và đi theo nhau.

Kỹ năng phát triển: cân bằng cơ thể khi đi bộ.

12. Trò chơi vận động: Nhảy lò cò

Đây là trò chơi dân gian cực vui dành cho các bé từ xưa đến nay.

Chuẩn bị

Phấn vẽ

Cách chơi

Vẽ các ô trên sàn với số lượng mà bạn thích. Ghi số hay chữ cái vào các ô trên.

Bé sẽ đứng tại vị trí bắt đầu và nhảy vào ô mà bé chọn. Bạn có thể chỉ định ô cho bé nhảy.

Việc đọc chữ cái và con số sẽ giúp bé làm quen nhiều hơn và học được chúng nhanh hơn.

Kỹ năng phát triển: đứng, nhảy lò cò.

13. Trò chơi vận động: Lá và gió

Cô giới thiệu tên trò chơi: Cô cho trẻ nhắc lại tên trò chơi

Cô phổ biến luật chơi và cách chơi

Luật chơi: Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu ai làm đúng sẽ được cô khen, nếu làm sai thì phải nhảy lò cò

Cách chơi: Cô đóng vai làm gió, các cháu làm những chiếc lá rụng trên sân. Khi gió thổi mạnh vù vù thì tất cả những chiếc lá trên sân bay nhanh theo chiều gió. Khi gió thổi nhẹ thì bay chậm, gió ngừng thì lá dừng hẳn lại

Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô cùng chơi với trẻ.

Nhắc trẻ không chen lấn xô đẩy nhau.

14. Trò chơi Ô tô và chim sẻ

Luật chơi:

Khi nghe thấy tiếng còi kêu: "bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.Cách chơi:

Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.

Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.

Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".

Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.

Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến.

Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay (chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường (ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô).

Kho "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.

Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô".

Chú ý: Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, giáo viên hướng dẫn cần phải kêu "bim bim" cho to và chạy chầm chậm khi đến gần bên trẻ.Giáo viên hướng dẫn cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi.Để cho trò chơi vui nhộn, khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô nên xuất hiện và kêu "bim bim".

15. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ (trò chơi làm theo tín hiệu đèn)

Chuẩn bị:

Ba thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng. Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.Luật chơi:

Trẻ phải mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi

Cô nói: "Ô tô xuất phát", trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và chạy chậm.

Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.

Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.

Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng người làm máy bay bay, miệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh.Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay.

Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại.

Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.

Cô nói tiếp: "Thuyền ra khơi", trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền.

Cô nói "Thuyền về bến", đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy.

Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.

Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.

Khi trẻ đã nắm được cách chơi, cho trẻ tự điều khiển trò chơi.

3. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

1. Trò chơi: CƯỚP CỜ

* Dụng cụ:

+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ

+ Một vòng tròn

+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội

* Cách chơi:

+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.

+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.

+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về

+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số

* Luật chơi:

+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc

+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc

+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua

+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua

+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa

+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ

+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau

2. Trò chơi: THẢ CHÓ

* Cách chơi:

+ Một bạn đóng vai “chú chó”

+ một bạn đóng vai “ ông chủ”

+ các bạn còn lại đống vai “thỏ con”

+ các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chết trôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”

+ một bạn làm ông chủ xòe ngửa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại

* Luật chơi:

+ khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ

+ khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó

+ khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chạy nhanh đến chỗ vật ông chủ tả chạm vào. Và quay về chạm ông chủ. khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặt lên lổ tay. Nếu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó.

3. Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ

* Cách chơi:

+ Địa điểm: trong nhà ngoài sân

+ Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhớm

+ Hướng dẫn:quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi.

Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng độc”dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi,đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ, cho cháu về quê, cho dê đi học,cho cóc ở nhà cho gà bới bếp,ngồi xệp xuống đây” khi đọc hết chữ đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn không có,trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người

* Luật chơi

+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua

+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống dưới là thắng

4. Trò chơi: CHI CHI CHÀNH CHÀNH

* Cách chơi và luật chơi:

Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:

Chi chi chành chành.

Cái đanh thổi lửa.

Con ngựa chết chương.

Ba vương ngũ đế.

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập.

Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

5. Trò chơi: CHÙM NỤM

* Cách chơi và luật chơi:

Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau.

Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên, tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát :

Chùm nụm chùm nẹo

Tay tí tay tiên

Đồng tiền chiếc đũa

Hạt lúa ba bông

An trộm ăn cắp

Trứng gà trứng vịt

Bù xe bù xít

Con rắn con rít

Nó rít tay này

Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó. Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trì chơi kết thúc.

6. Trò chơi: NHẢY BAO BỐ

Trò chơi nhảy bao bố

* Cách chơi:

Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau.Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội sếp thành một hàng dọc.

Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng

* Luật chơi:

Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

7. Trò chơi: ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNG

Bây giờ tôi nhớ và ôn lại những kỷ niệm hồi còn nhỏ, tất cả trẽ em xóm tôi có những trò chơi dân gian, không biết phát xuất từ lúc nào ở Ninh Hòa.

Trò chơi sau đây rất vui, khi tụm năm tụm bảy được rồi thì chơi quên ăn, quên làm, chơi say mê như trò chơi "Đúc cây dừa, chừa cây mỏng".

Bắt đầu trò chơi này không cần bao nhiêu người, có bao nhiêu người chơi cũng được.

Tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, hai chân duỗi thằng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian như vầy:

Đúc cây dừa

chừa cây mỏng

cây bình đỏng (đóng)

cây bí đao

cây nào cao

cây nào thấp

chập chùng mùng tơi chín đỏ

con thỏ nhảy qua

bà già ứ ự

chùm rụm chùm rịu (rạ)

mà ra chân này

Khi đọc hết bài ca "mà ra chân này", ở cuối câu tới chân người nào đó, thì thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thắng, còn lại người sau cùng người nào chưa thụt cân vào thì thua. Khi đó những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt, bắt được bất cứ người nào xả bàn làm lại.

8. Trò chơi: Tả Cáy

Nhiều người làng Sán Dìu ở vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên) xưa có trò chơi "Tả cáy" (có nghĩa là "Đánh gà").

Con gà làm bằng gỗ tiện tròn bằng quả bóng bàn. Có thể có từ 5 đến 10 người cùng chơi, mỗi người cầm một cái gậy dài hơn một mét bằng tre hoặc bằng gỗ. Đào một cái lỗ bằng cái bát con ở giữa bãi chơi để "Con gà" dưới lỗ. Người đứng cái cầm gậy đẩy `con gà ra khỏi lỗ. Những người khác dùng gậy hối gà vào lỗ. Người đứng cái vừa dùng gậy hối và đi vừa phải để ý đỡ đòn kẽo gậy của người khác đập trượt vào chân mình. Người nào đứng cái giỏi giữ cái lâu nhất không có gà lọt xuống được coi là thắng cuộc. Khi để "gà" lọt xuống lỗ thì người "cái" phải làm "con" để người vừa hối gà xuống lỗ được đứng cái

9. Trò chơi: THI THỔI CƠM

Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức thổi cơm thi. Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẽ, vừa đi vừa nấu cơm...

Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.

* Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.

Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

  • Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
  • Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.
  • Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)

Cuộc thi của nữ: Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẽ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẽ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.

Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.

Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu.

Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

10. Trò chơi: ĐÁNH QUAY

Đánh quay là trò chơi dành cho con trai. Chơi thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ thì sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều.Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất.

11. Trò chơi: CHƠI CHUYỀN

Trò chơi chuyền

Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ...), ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis.

Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng... và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván.

Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh.

Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà...

12. Trò chơi: THI DIỀU SÁO

Diều sáo là một trò chơi phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm ở một số vùng có tổ chức cuộc thi diều sáo như trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Phú Thọ. Đây là những chiếc diều thật lớn, bề ngang có khi đến một sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo.

Khung diều làm bằng cật tre, giấy phất vào diều bằng gậy. Diều thả bằng dây mây hay dây thép nhỏ. Sáo diều có 3 loại chính phân theo tiếng kêu: sáo cồng, tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân; sáo đẩu, tiếng kêu than như tiếng lời than; sáo còi, tiếng kêu the thé như tiếng còi.

Thi diều sáo, Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờ cũng phải xem diều có lên bổng, dây diều căng hay võng, nhất là lúc ở trên không diều có lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không.

13. Trò chơi: Ô ĂN QUAN

Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.

Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.

Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.

Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi...

14. Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT

Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột

Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

15. Trò chơi: RỒNG RẮN LÊN MÂY

Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra).

Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

- Có !

Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:

- Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

- Con lên mấy ?

- Con lên một

- Thuốc chẳng hay

-Con lên hai.

- Thuốc chẳng hay................................................... ....

Cứ thế cho đến khi:

- Con lên mười.

- Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

+ Xin khúc đầu.

- Những xương cùng xẩu.

+ Xin khúc giữa.

- Những máu cùng me.

+ Xin khúc đuôi.

- Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

16. Trò chơi: NÉM CÒN

Với người Việt cổ xưa, trò chơi này thường dành cho giới nữ, con nhà quý phái, xưa kia là các mỵ nương, con gái Lạc hầu, Lạc tướng. Đối với các dân tộc Mường, Tày, Hmông, Thái... ném còn là trò tín ngưỡng hấp dẫn nhất của trai gái trong dịp hội xuân.

Quả "còn" hình cầu to bằng nắm tay trẽ nhỏ, được khâu bằng nhiều múi vải màu, bên trong nhồi thóc và hạt bông (thóc nuôi sống con người, bông cho sợi dệt vải). Quả còn có các tua vải nhiều màu trang trí và có tác dụng định hướng trong khi bay. Sân ném còn là bãi đất rộng, ở giữa chôn một cây tre (hoặc vầu) cao, trên đỉnh có “vòng còn” hình tròn (khung còn), khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). Cả mặt giấy là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái. Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, ném quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là thắng cuộc.

Mở đầu cuộc chơi là phần nghi lễ, thầy mo dâng hai quả còn làm lễ giữa trời đất, cầu cho bản làng yên vui, mùa màng tươi tốt, nhà nhà no ấm. Sau phần nghi lễ, thầy mo cầm hai quả còn đã được “ban phép” tung lên cho mọi người tranh cướp, khai cuộc chơi ném còn năm đó. Các quả còn khác của các gia đình lúc này mới được tung lên như những con chim én.Trước khi khép hội, thầy mo rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Người Tày quan niệm hạt giống này sẽ mang lại mùa màng bội thu và may mắn, vì nó đã được truyền hơi ấm của những bàn tay nam nữ (âm - dương).

Ném còn làm cho người trong cuộc hào hứng, người đứng ngoài hò reo cổ vũ khiến không khí cuộc chơi rất sôi nổi, hấp dẫn. Ném còn là trò chơi không những thu hút nam nữ thanh niên mà nhiều người lớn tuổi cũng rất thích. Trò vui này mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong giao hoà âm - dương, mùa màng tươi tốt.

17. Trò chơi: THI THƠ

Hàng năm, ở một số vùng có tổ chức hội thi thơ như ở Hoa Lư (Ninh Bình) và Yên Đổ (Hà Nam).

Vùng Hoa Lư, Ninh Bình, có phong cảnh nên thơ, hùng vĩ. Hàng năm nhân ngày hội đền vua Đinh, để giữ gìn nếp xưa và khuyến khích dân chúng trên đường văn học, dân làng mở hội thi thơ, không những riêng cho dân sở tại mà còn cho tất cả những ai văn hay chữ tốt, muốn được giải và muốn được tiếng tăm với mọi người.

Đề thơ tuỳ ban tổ chức lựa chọn. Giải thưởng thường chỉ được mấy vuông nhiễu điều, gói chè, mươi quả cau. Những người được giải hãnh diện về thơ hơn vì giải. Hàng năm có 3 giải thưởng cho cuộc thi này, vì ban giám khảo gồm các tay văn học nổi tiếng trong vùng. Có khi Ban tổ chức mời cả những bậc đại khoa có danh chấm giải. Ngày xưa, thường vị tuần phủ chủ tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng chấm thơ.

Hàng năm làng Yên Đổ (Hà Nam) tổ chức cuộc thi thơ vào 24 tháng Chạp, nhân phiên chợ Đồng.

Buổi sáng hôm đó, cuộc thi văn thơ đã được các bô lão trong làng tổ chức tại ngôi đình cạnh chợ. Văn sĩ khắp nơi đến tụ tập ở Tưởng Đền để dự cuộc thi thơ. Các vị khoa mục làng Yên Đổ và các làng gần đó làm giám khảo. Thí sinh nào trúng giải thưởng sẽ được hoan hô và được ban thưởng phần thưởng rất hậu. Thật là cuộc thi tao nhã và hào hứng với mục đích khuyến khích thí sinh dùi mài kinh sử, tranh ngôi đoạt giáp sau này.

Sau cuộc thi, những người trúng giải được nếm rượu ở Tưởng Đền với các bô lão trong làng.

18. Trò chơi: THI DƯA HẤU

Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Phú Thọ, có tục thi dưa hấu. Vào khoảng thượng tuần tháng ba âm lịch hàng năm, hội đồng kỳ mục họp với các bô lão để quyết định ngày hái dưa, gọi là ngày xuống đồng, thường là ngày 25 tháng ba.

Từ 5 giờ sáng ngày xuống đồng, trống mõ và tù và báo hiệu khắp làng. Nghe tiến báo hiệu, các gia đình mới ra ruộng hái dưa. Nếu ai tự hái trước sẽ bị phạt rất nặng, nếu là chủ ruộng, làng phạt tiền, còn nếu là kẽ trộm, làng sẽ cùm ngay trước sân đình. Dưa hái xong các chủ điền đích thân chọn những quả dưa già, to đen ra trình làng. Tại đây hội đồng giám khảo sẽ xét dưa theo các tiêu chuẩn: giống tốt, đẹp mã, già, đầy đặn, bổ ra đỏ tươi vàng lại nhiều cát. Có hai đợt chấm thi dưa: đợt một, chọn những quả dưa đẹp, dưa già, đầy đặn, đợt hai đưa lên cân. Dưa được xếp thành hạng nhất và hạng hai.

Dưa hạng nhất được rửa sạch cúng thần ở đình, tên chủ dưa được loan truyền cho dân làng rõ. Dân làng tin rằng, chủ điền nào có dưa được chọn cúng thần, ngoài vinh dự ra, cả năm đó sẽ làm ăn phát đạt.

19. Trò chơi: THI THẢ CHIM

Chim Bồ câu được là biểu tượng cho hoà bình - tự do nên thường được gọi là chim Hoà bình. Dựa vào những đặc tính ấy của chim. Từ lâu, ông cha ta đã sáng tạo một lối chơi dân gian tao nhã: thi thả chim bồ câu. Tương truyền, thú chơi này xuất hiện từ thời Lý.

Bồ câu là loài chim có khả năng đinh hướng tốt, dù xa nhà cũng tìm được về tổ ấm trừ khi gặp gió bão, chúng có tính hợp quần cao, sống theo đàn, chung thuỷ và nghĩa tình.

Hàng năm có đến hàng chục hội thi thả chim câu thường được tổ chức vào hai mùa: mùa hạ (tháng 3-4 âm lịch) và mùa thu (tháng 7-8 âm lịch). Khu vực trung tâm hội thi thuộc Châu thổ sông Hồng kéo dài từ 2 bên bờ sông Đuống đến một phần tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh (Đa Phúc, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Tiên Sơn, Yên Phong). Hội thi còn diễn ra ở một số nơi phía Tây Hà Nội như Tây Tựu, Đan Phượng, Hoài Đức.

Từ xưa các cụ đã định ra tiêu chuẩn thi thả chim câu bay rất nghiêm ngặt. Cả đàn bay chặt chẽ, cự ly đều, không tách rời đàn, vòng lượn hẹp và tròn, bay cao, trụ hướng thẳng đứng lên. Khi mắt thường nhìn lên thấy cả đàn thấy cả đàn chụm thành một vòng tròn nhỏ không thấy vỗ cánh rồi tìm hướng bay về tổ. Lúc đó đàn chim được vào "trông thượng" để xét giải.

Vậy mà cái thú chơi chim lành mạnh thanh nhã lúc nông nhàn, hội hè đình đám, biểu tượng khát vọng của tự do, ca ngợi đức tính của đoàn kết, chung thuỷ vẫn cuốn hút nhiều người, nhiều nơi ở mọi lứa tuổi.

20. Trò chơi: ĐÁNH ROI MÚA MỌC

Roi bằng tre vót nhẵn và dẻo, đầu bịt vải đỏ, còn mộc đan bằng tre sơn đỏ. Các đấu thủ đấu tay đôi với nhau: vừa dùng roi để đánh, dùng mộc để đỡ, ai đánh trúng địch thủ vào chỗ hiểm và đánh trúng nhiều thì thắng, thường đánh trúng vào vai và sườn mới được nhiều điểm.Các hội lễ ở miền Bắc thường được tổ chức thi đấu vào những ngày đầu tháng giêng.

21. Trò chơi: NHÚN ĐU

Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau.

Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.

Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng.

Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.

22. Trò chơi: KÉO CO

Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.

Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.

Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".

Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

23. Trò chơi: ĐẤU VẬT

Trò chơi vận động cho trẻ emĐấu vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc và miền Trung. Trong hội làng Mai Động (Hà Nội) có thi vật ở ngay trước bãi đình làng. Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần và chỉ đóng một cái khố cho kín hạ bộ. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố các đô vật phần nhiều bằng lụa, nhiều màu. Trước khi vào vật, hai đô vật lễ vọng vào trong đình.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau. Họ lừa nhau, dùng những miếng để vật ngửa địch thủ. Với miếng võ nằm bò, có tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủ đẩy mình, rồi bất thần họ nhỏm đứng dậy để phản công.

Thường thì giải ba được vật trước, rồi đến giải nhì và sau cùng là giải nhất. Mỗi một giải vật xong, người chúng giải được làng đốt mừng một bánh pháo.

24. Trò chơi: VẬT CÙ

Trò vật cù: trên một khoảng sân, thường có khoảng 14 thanh niên trai tráng chia hai bên cởi trần, đóng khố, tìm cách lừa nhau để ôm cho được quả bóng bằng củ chuối gọt nhẵn chạy về bỏ vào chuồng (lỗ nhỏ được đào theo hình vuông hoặc tròn, gần như là vừa khít với quả cù) đối phương thì là thắng cuộc.

Quả cù được làm từ gốc chuối, đặc biệt thích hợp là gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ. Dùng dao sắc đẽo củ chuối thành hình tròn có đường kính cữ 30cm, trọng lượng 5 - 7kg là có quả cù đảm bảo yêu cầu. Quả cù phải sạch nhựa và có độ dẻo cần thiết, bởi nó thường xuyên bị giành giật, quăng ném mạnh dễ vỡ trong khi chơi. Vì vậy, quả cù sau khi lược đẽo xong, được luộc qua nước sôi, vớt ra phơi nắng khá kỹ. Lúc này quả cù có màu sẫm và rất dẻo, không bị nứt vỡ khi chơi. Sân chơi cù thường là những sân cát bên bờ sông hay trong làng, chiều dài độ 50m, ngang độ 25m. Có ba hình thức chơi cù: cù gôn, cù đẩy và củ nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, ở hai đầu sân của mỗi bên là hai chiếc sọt đan bằng nan tre, nứa cao 1,5m, đường kính 50cm (cù gôn, cù nước), hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm (cù đẩy). Bên nào giành và đưa được cù vào sọt (hay vào hố) của đối phương được một điểm. Để đưa được quả cù vào đích cũng không phải dễ dàng gì bởi phải giành giật, tranh cướp quyết liệt, bên nào cũng tìm mọi cách nhằm cản phá đối phương đưa cù vào sọt (hố) của mình. Hội vật cù vì thế rất sôi nổi, hào hứng, cuốn hút mọi người.

Mỗi cuộc chơi không qui định cụ thể, số người tham gia mỗi bên cũng không hạn chế. Có khi hội vật cù lên đến đỉnh điểm, đàn ông trai tráng trong làng đều hăng hái vào cuộc không kể tuổi tác, lúc ấy thường là vào dịp Tết Nguyên đán. Người tham gia vật cù đều cởi trần đóng khố. Đề phân biệt người của hai đội, ban tổ chức qui định rnàu sắc của khố hay dải khăn màu vấn trên đầu. Tuy từ xưa không có một điều luật cụ thể, nhưng trong hội vật cù không hề có lối chơi thô bạo, ác ý. Rất quyết liệt nhưng cũng rất trong sáng. Kết thúc cuộc chơi, đội nào có số lần đưa cù vào đích của đối phương nhiều hơn là đội thắng. Giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng, danh dự. Ở hội cù, người các làng xem và cổ vũ rất đông, hò reo, đánh trống chiêng cuồng nhiệt cổ vũ cho đội nhà và tán thưởng những đường chạy cù ngoạn mục...

25. Trò chơi: BỊT MẮT BẮT DÊ

Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.

Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.

26. Trò chơi: KÉO CƯA LỪA XẺ

Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.

Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Hoặc:

Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất của

Lấy gì mà kéo

27. Trò chơi: CƯỚP CẦU

Trò tung cầu, cướp cầu là một trò chơi mang tính nghi lễ (hoặc phong tục) mang tính bắt buộc ở nhiều lễ hội. Tuỳ từng địa phương có quy định, cách chơi hay tên gọi khác nhau.

Đây cũng là một hoạt động tín ngưỡng trong nghi thức cầu mùa của cư dân nông nghiệp, tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên.

Quả cầu bằng gỗ tròn, có khi là quả bưởi hay quả dừa (đối với những địa phương có tục cướp cầu nước). Tuỳ địa phương có cầu to hay nhỏ. Trước khi đưa cầu ra cướp phải qua nghi lễ trình Thánh.

Sau khi thực hiện xong các nghi thức tế lễ, quả cầu được tung ra sân đình. Hai nhóm thanh niên đại diện cho hai nhóm cộng đồng, tất cả đều mình trần đóng khố khác màu. Cuộc tranh cướp diễn ra rất quyết liệt. Bên ngoài trống thúc liên hồi, tiếng hò reo cổ vũ náo nhiệt cả sân đình. Nhiều người bị trượt chân ngã, người thì nhanh nhẹn bật lên đón bắt rồi chuyền ngay cho người khác... cuộc chơi rất sôi động.

Một bên cướp cầu để ném vào một cái hố đào sẵn bên hướng đông, nhóm bên kia cướp cầu để ném vào hố hướng tây. Bên nào cướp được cầu và ném vào hố của bên kia nhiều lần là bên thắng cuộc. Cũng có nơi cầu được ném vào một hố ở giữa sân đình hay ném vào một cái giỏ không đáy treo trên cây, bên nào ném vào giỏ của bên kia trước thì bên đó thắng cuộc. Có nơi quy ước bên nào ném vào giỏ của bên mình trước thì bên đó thắng cuộc.

28. Trò chơi: KÉO CHỮ

Trò chơi kéo chữ phát triển ở vùng Hoa Lư, Tam Điệp (Ninh Bình). Một đội kéo chữ có 32 con trai dưới 15 tuổi mặc quần xanh, áo trắng có nẹp đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm gậy dài 1,2m cuốn giấy màu và ở trên đầu gậy có gù sặc sỡ.

Tất cả được chia làm hai dẫy, mỗi dẫy có một người cầm đầu (tổng cờ tiền) và một người đứng cuối (tổng cờ hậu). Tổng cờ phải chọn những người có mặt mũi khôi ngô, mặc quần trắng, áo the đầu đội khăn xếp, thắt lưng ba múi, tay cầm cờ thần vuông.

Vào cuộc kéo chữ, theo tiếng trống của người tiểu cảnh, hai cánh quân dàn ra dưới sự hướng dẫn của các tổng cờ để xếp thành các chữ khác nhau. Các tổng cờ vừa dẫn quân vừa múa hát, làm cho không khí rất sôi nổi và náo nhiệt. Đội quân theo tổng cờ chạy theo hình xoáy ốc với những động tác phức tạp, lần lượt các chữ được hiện ra (chữ Hán hoặc Nôm) "Thái bình", "Thiên phúc", "Xuân hoà khả lạc", "Quốc thái dân an"...

29. Trò chơi: ĐUA THUYỀN

Từ xa xưa ở Việt Nam đã có đua thuyền. Đua thuyền ở nhiều nơi không phải là trò thi tài mà là hành vi thực hiện một nghi lễ với thuỷ thần, xuất phát từ tục cầu nước của cư dân nông nghiệp - tín ngưỡng phồn thực.

Có nơi cuộc thi chỉ có hai thuyền (Đào Xá - Phú Thọ), một chải “đực” mang hình chim ở mũi thuyền, chải kia là “cái” mang hình cá. Hai biểu tượng đối ứng giao hoà âm - dương (chim trên cao, dương - cá dưới nước, âm); khô - ướt (thuyền và nước); thuyền trôi, mái chèo khuấy nước nhằm “đánh thức thuỷ thần” và cuộc đua ấy chỉ thực hiện vào ban đêm, đến dạng sáng thì kết thúc. Cuộc đua thuyền của cư dân miền biển thì lại mang ý nghĩa cầu ngư. Có địa phương tổ chức đua thuyền để tưởng niệm các anh hùng giỏi về thủy chiến...

Ngày nay, đua thuyền là một nội dung quan trọng trong chương trình của rất nhiều lễ hội từ Bắc chí Nam, nhất là các địa phương có sông hồ hoặc gần biển. Cuộc đua thuyền hiện nay ở nhiều địa phương không đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng như buổi ban đầu mà đã trở thành sự kiện thể thao hấp dẫn có quy mô lớn, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Đua thuyền đã có thêm sứ mệnh của cuộc thi tài và biểu dương sức mạnh tập thể.

30. Trò chơi: CHƠI HÓP

Chơi hóp là một trong những trò chơi trong dân gian Ninh Hòa mà tôi xin ghi lại để cống hiến quý bạn đồng hương ít nhiều đã có một thời trải qua trong thời niên thiếu tại quê hương mến yêu.

Để bắt đầu trò chơi, tùy theo cách chia bắt cặp hoặc chơi lẽ từng người, bao nhiêu người chơi cũng được, ăn thua hoặc bằng tiền, hoặc hình, hoặc bịch thuốc lá…v..v…, tùy theo điều kiện và giao kèo sẵn có.Cách chơi:

Vẽ một hình chữ nhật, dài rộng tùy thích không cần kích thước. Chúng ta cần một cục gạch thẽ nguyên và nửa cục gạch thẽ khác được kê sát và nằm giữa lằn mức của cạnh (hay một đầu) của hình chữ nhật. Hai cục gạch này được cấu trúc sao cho nửa cục gạch dựng đứng (điểm tựa) và cục gạch nguyên vẹn được gác lên đầu tựa của nửa cục gạch kia. Như vậy, chúng ta có đuôi của cục gạch nguyên chạm mặt đất, đầu đưa lên trời, chính giữa tựa trên đầu của “nửa cục gạch” kia tạo thành một mặt dốc để khởi động vận chuyển tròn của đồng tiền cắc (hòn chì). Đến đây, chúng ta có mái xuôi (mặt dốc) giống hình của một đòn bẫy.

Tiếp tục thiết bị, chúng ta gạch một đường thẳng kể từ đường giao tuyến của mặt dốc (của cục gạch nguyên) và mặt đất (mái xuôi) dài khoảng 5 tấc và cứ cách 1 tấc gạch 1 lằn mức ngang dành cho những người bị hóp mang đồng tiền cắc (hòn chì) lên đặt ở mức ngang đó: “có thể bị hóp 1,2,3 ..v..v..”

Trước khi chơi, người chơi thi tranh đua để đi sau cùng bằng cách dùng đồng bạc cắc hoặc viên ngói bể được đập và mài tròn đến khi có diện tích (kích thước) bằng (hay vừa) đồng tiền mà người chơi gọi là hòn chì dùng để thi đua tranh giành phần thắng. Người chơi cầm hòn chì thẳng đứng khảy (khởi động chạy tròn) mạnh nhẹ tùy ý xuống dốc xuôi của cục gạch, sao cho hòn chì chạy và ngã dừng gần mức càng tốt, cán mức thì càng tốt hơn. Như vậy, người chơi có thể tranh giành đi sau cùng nhưng đừng để hòn chì lăn ra khỏi mức thì thua.

Thi xong người chơi đi theo thứ tự, nghĩa là người nào khảy hòn chì chạy ra ngoài mức đi trước, xa mức đi kế và gần mức đi sau cùng... Người thua cuộc thì được đi đầu tiên, khảy hòn chì xuống viên gạch (mặt xuôi) để cho nó lăn xuống mức dưới; phiên người kế tiếp cố gắng khảy hòn chì, chạy xa hơn người đi trước thì tốt, cứ như thế chúng ta thay phiên lần lượt đi, cố gắng đi xa hơn mấy người trước, đừng để hòn chì chạy ra khỏi mức phía trước gọi là hóp, có khi bị hóp 2,3,4 ..v…v…

Khi chơi người chơi bắt bồ và tìm cách cứu bồ. Khi hòn chì của bạn khảy thua phe khác, ta có quyền xê dịch viên gạch xéo qua góc này hoặc góc khác với mục đích là để khảy hòn chì không theo đường thẳng chính diện (trực chỉ song song với hai cạnh bên của hình chữ nhật) mà chạy xéo góc hơn bạn mình, thua người bắt bạn mình, như vậy gọi là "xỉa tiền".

Người thắng cuộc thi đi sau cùng, xem xét kỹ cách bắt những hòn chì của người đi trước, nếu khảy xa hơn để bắt được thì tốt và được đi sau cùng bàn kế tiếp, bằng không thì khảy nhẹ hòn chì để bắt những người bị hóp, xong cứ thứ tự người nào gần mức đầu dưới thì chỗ người thua mình ở phía trên.* Luật chơi:

Người thắng cuộc cầm hòn chì lên trên tay rồi gạch lằn mức ngay tâm hòn chì nằm (tức là vị trí của hòn chì năm trước khi được lượm lên tay). Người thắng cuộc có hai chân đứng ngay lằn mức gạch làm điểm với tay cầm hòn chì cố gắng chỗ sao cho hòn chì của mình trúng hòn chì của người thua. Nếu trúng chỗ tiếp người kế, nếu chỗ trật không được quyền chỗ nữa mà nhường người chơi kế tiếp để chỗ những người thua. Nếu trúng khá nhiều, những người thua chung tiền, hoặc chung hình, hoặc chung bịch thuốc lá..., tùy theo giao kèo trước khi chơi.

Xong bàn này chúng ta tiếp tục chơi bàn khác và đi theo thứ tự khỏi cần thi lại, người thắng cuộc đi sau cùng.

31. Trò chơi: Thả đỉa ba ba

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp bé hoạt bát, nhanh nhẹ và hòa đồng hơn chắc chắn phải nhắc đến trò thả đỉa ba ba. Sau khi đội chơi xếp thành một vòng tròn, quản trò sẽ chọn ra bạn được phân vai làm “đỉa” để di chuyển xung quanh vòng tròn đó.

Tiếp đến, những bạn còn lại trong nhóm sẽ cùng nhau hát bài đồng dao “ thả đỉa ba ba”. Trong khi hát, chữ “đỉa” kết thúc bài chỉ vào ai, người đó sẽ thay bạn trước để làm “đỉa” đi bắt các bạn khác. Nhiệm vụ các bạn không phải là “đỉa” sẽ chạy thật nhanh lên bờ, ai bị “đỉa” bắt phải làm “đỉa” thay thế.

32. Trò chơi: Cá sấu lên bờ

Trong những trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn thêm một trò chơi hay nữa đó là trò cá sấu lên bờ. Trò chơi này mang lại sự tư duy nhanh, phản xạ nhanh và học cách quan sát nhanh cho bé. Quản trò sẽ kẻ 2 đường thẳng dài song song nhau để làm vạch ngăn cách tượng trưng cho nước. Một bạn trong nhóm khi được chọn làm “cá sấu” sẽ đứng giữa 2 vạch kẻ này, các bạn khác sẽ đứng hai bên của vạch hay còn gọi là “bờ”.

Cá sấu sẽ phải di chuyển trong vạch kẻ đó để tìm bắt những bạn nào chạm tay, chạm chân xuống vạch mà không lên “bờ” kịp. Các bạn trên bờ có thể trêu đùa cá sấu bằng cách đưa tay hoặc chạy vào 2 vạch “bờ” song song đó nhưng không được để cá sấu bắt được khi các bạn xuống nước. Bạn nào xuống nước mà không kịp lên để cá sấu bắt sẽ phải làm cá sấu tiếp theo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết 47 430.672 Bài viết đã được lưu Bài trướcMục lụcBài sau
  • Chia sẻ bởi: Nguyễn Minh Ngọc
  • Nhóm: Sưu tầm
  • Ngày: 07/11/2024
Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: trò chơi vận động cho trẻ mầm non các trò chơi vận động cho trẻ mầm non Một số trò chơi dành cho trẻ mẫu giáoSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để GửiHành trang vào lớp 1
  • 1. Tài liệu chuẩn bị vào lớp 1

    • Bộ tài liệu chuẩn bị vào lớp 1
    • Bảng âm vần và bảng Toán
    • Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
    • Bảng tổng hợp âm và vần
    • 28 bài đọc và cách đánh vần
    • Quy tắc ghép vần tiếng Việt
    • Bài tập đánh vần vào lớp 1
    • Cách đánh vần Tiếng Việt
    • PowerPoint chuẩn bị vào lớp 1
    • 6 giai đoạn học vần cho bé
    • Bí quyết dạy Toán
    • Chuẩn bị hành trang
    • Cách dạy con viết chữ chuẩn, đẹp
    • 19 kỹ năng cần biết
    • Tài liệu file tâm thế 5 - 6 tuổi
  • 2. Luyện kĩ năng viết

    • Mẫu tập viết các nét cơ bản
    • Mẫu tập viết các nét cơ bản Số 2
    • Mẫu tập viết bảng chữ cái (2 oli)
    • Mẫu tập viết chữ ghép
    • Mẫu tập viết chữ cái Tiếng Anh (theo hình ảnh)
    • Cách vẽ con vật vô cùng đơn giản qua 5 bước
    • Kỹ thuật dạy trẻ viết đúng viết đẹp
    • Bài tập Toán tư duy cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
    • Bài tập phát triển tư duy cho trẻ
    • Tổng hợp những nét cơ bản và chữ cái
    • Cách luyện viết chữ đẹp
    • Bộ quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp
    • Kỹ thuật dạy trẻ lớp 1 viết chữ đúng, viết đẹp
    • Mẫu chữ nét đứt
    • Mẫu tập tô chữ cái cho bé
    • File tập viết các nét cơ bản lớp 1
    • Video hướng dẫn viết 29 chữ cái thường
    • Video hướng dẫn viết 18 nét cơ bản
    • Video hướng dẫn viết chữ ghép thường
  • 3. Luyện kĩ năng nghe, đọc

    • Tuyển tập thơ chủ đề thực vật
    • Những bài văn vần, câu thơ giúp bé học tốt
    • Bộ câu đố theo chủ đề cho trẻ
    • Tuyển tập thơ về chủ đề nghề nghiệp
    • Tuyển tập thơ cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
    • Tuyển tập thơ về chủ đề gia đình cho trẻ
    • Tuyển tập bài thơ và chuyện kể chủ đề An toàn giao thông
    • Tuyển tập thơ về các loại động vật
    • File luyện đọc cho bé lớp 1
    • Cách đọc tên các nét cơ bản lớp 1
    • Phiếu luyện đọc cuối tuần lớp 1 (Cả năm)
    • File tập đọc lớp 1 - Cánh Diều
    • File tập đọc lớp 1 - Kết nối tri thức
    • File tập đọc lớp 1 - Chân trời sáng tạo
    • File tập đọc lớp 1 - Cùng học để phát triển
  • 4. Luyện Toán vào lớp 1

    • 10 dạng bài tập Toán chuẩn bị vào lớp 1
    • Bài tập Toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1
    • Bài tập phát triển tư duy cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
    • Toán song ngữ cho trẻ Mầm Non (4 - 6 tuổi)
    • Bài tập Toán tư duy cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
  • 5. Luyện thi vào lớp 1

    • Đề kiểm tra định vị năng lực đầu vào lớp 1 của Vinschool môn Năng lực ngôn ngữ
    • Đề thi tuyển sinh lớp 1 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội
    • Mẫu đề kiểm tra định vị năng lực đầu vào lớp 1 môn Toán
    • Đề thi KSCLĐN lớp 1 trường TH số 2 Gia Phú môn Toán, Tiếng Việt
    • Đề thi KTCLĐN Tiếng Việt lớp 1 trường Tiểu học Lê Lợi
    • Đề thi vào lớp 1 môn Tiếng Việt Số 01
    • Đề thi vào lớp 1 môn Tiếng Việt Số 02
    • Đề thi vào lớp 1 môn Tiếng Việt Số 03
    • Đề khảo sát chất lượng đầu năm Toán lớp 1 Phòng GD&ĐT Anh Sơn
Tải xuống

Tham khảo thêm

  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy nói Tiếng Anh qua trò chơi đóng vai

  • Khởi nghĩa Lý Bí

  • Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng

  • Bài dự thi Viết cảm nhận về một cuốn sách mà em yêu thích 2024

  • Lời dẫn chương trình văn nghệ hay nhất

  • Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 Học sinh

  • Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1

  • Thuyết minh về một trò chơi dân gian

  • Đáp án cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

  • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng

🖼️

Gợi ý cho bạn

  • Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online

  • Một số câu hỏi trắc nghiệm và tình huống về ma túy trong học đường

  • 4 chuyên đề học và làm theo Bác từ nay đến năm 2020

  • Đáp án cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính dành cho thiếu nhi năm 2022

  • Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương

  • Tổng hợp từ vựng tiếng Anh lớp 9 chương trình mới

  • Chuyên đề năm 2018 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

  • Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1

  • Tổng hợp những bài thơ tình yêu lãng mạn nhất

Xem thêm
  • Học tập Học tập

  • Bài thu hoạch Bài thu hoạch

  • Mầm non Mầm non

  • Biểu mẫu Giáo dục Biểu mẫu Giáo dục

  • Tiểu sử nhân vật Tiểu sử nhân vật

  • Thi vào lớp 6 Thi vào lớp 6

  • Thi vào lớp 10 năm 2024 Thi vào lớp 10 năm 2024

  • Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

  • Luyện thi Violympic Luyện thi Violympic

  • Luyện thi Luyện thi

  • Luyện thi đại học Luyện thi đại học

  • Hỏi - Đáp thắc mắc Hỏi - Đáp thắc mắc

  • Hỏi đáp học tập Hỏi đáp học tập

  • Cao học - Sau Cao học Cao học - Sau Cao học

  • Tin học văn phòng Tin học văn phòng

🖼️

Bài thu hoạch

  • Lời dẫn chương trình văn nghệ hay nhất

  • Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng

  • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng

  • Khởi nghĩa Lý Bí

  • Bài dự thi Viết cảm nhận về một cuốn sách mà em yêu thích 2024

  • Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 Học sinh

Xem thêm

Từ khóa » Các Trò Chơi Cho Trẻ 3-4 Tuổi