16+ Các Loài Rắn Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam & Thế Giới- Gặp Là Chạy
Có thể bạn quan tâm
Rắn là động vật bò sát có số lượng đa dạng và phong phú. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết, giúp bạn có được những thông tin về các loài rắn phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Nội dung bài viết
- I. Tìm hiểu chung về các loài rắn
- 1. Nguồn gốc các loài rắn
- 2. Phân bố
- II. Tổng hợp các loài rắn tại Việt Nam và trên thế giới
- 1. Các loài rắn không có độc thường gặp
- 1.1. Rắn nước
- 1.2. Rắn hổ trâu (rắn hổ hèo)
- 1.3. Rắn ri voi
- 1.4. Rắn ri cá
- 1.5 Rắn ráo
- 2. TOP 10+ loài rắn độc và nguy hiểm nhất trên thế giới
- 2.1. Rắn hổ mang
- 2.2. Rắn lục
- 2.3. Rắn Cạp Nong
- 2.4. Rắn cạp nia
- 2.5. Rắn San hô
- 2.6. Rắn Taipan
- 2.7. Rắn Mamba
- 2.8. Rắn đuôi chuông
- 2.9 Rắn biển Belcher
- 2.10 Rắn Hổ lục
- 2.11. Rắn Eastern Brown
- 1. Các loài rắn không có độc thường gặp
- III. Cách xử lý khi bị rắn độc cắn
I. Tìm hiểu chung về các loài rắn
Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp bạn có những kiến thức chi tiết về nguồn gốc cũng như đặc điểm phân bổ của các loài rắn. Từ đó giúp bạn có được những cái nhìn khái quát về chúng.
1. Nguồn gốc các loài rắn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, tổ tiên của các loài rắn có liên quan đến nhóm bò sát biển Mosasaur đã tuyệt chủng, bởi trên thực tế, chúng có nhiều đặc điểm tương đồng về hình thái.
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của loài rắn
Một nhóm khác lại cho rằng, chúng có nguồn gốc từ các loài thằn lằn Varanid bởi nhiều đặc điểm cấu trúc cơ thể giống nhau.
Năm 2015, hóa thạch 113 triệu năm tuổi rắn 4 chân được phát hiện tại Brazil. Các nhà khoa học nhận thấy, loài rắn này có nhiều đặc điểm giống với rắn ngày nay.
Hiện nay, cá họ của loài rắn phân bổ tại khắp nơi trên thế giới, có loài có được những khả năng đặc biệt như bay,…
2. Phân bố
Rắn là động vật bò sát phổ biến trên thế giới. Tính đến ngày nay, có khoảng 3.500 loài rắn đã được phát hiện, chúng phân bố từ vùng Cực Bắc cho tới phía nam tại Australia (Ngoại trừ Nam Cực là vẫn chưa tìm thấy).
Rắn phân bổ ở hầu khắp các nơi trên thế giới
Chúng sống ở nhiều khu vực khác nhau từ vùng biển, đại dương, núi cao, sa mạc, cho đến những khu vực khắc nghiệt, tuyết phủ như trên dãy núi Himalaya ở Châu Á.
Tùy vào các bộ rắn khác nhau mà đặc điểm sinh sản của chúng cũng khác nhau, có loài đẻ con, nhưng cũng có loài đẻ trứng.
II. Tổng hợp các loài rắn tại Việt Nam và trên thế giới
Rắn phân bổ ở khắp nơi trên toàn thế giới, có loài không có độc nhưng cũng có loài được xếp vào lại cực độc, gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 1 số loài rắn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
1. Các loài rắn không có độc thường gặp
1.1. Rắn nước
Rắn nước là họ rắn lớn và phổ biến nhất trên hành tinh của chúng ta. Chúng bao gồm 304 chi với 1938 loài – chiếm khoảng 2/3 trong tổng số các loài rắn được tìm thấy. Kích thước cơ thể trung bình dài từ 60 – 150cm, cân nặng từ 90 – 900g.
Đa số các loài rắn nước đều rất hiền, và không tấn công con người. Tuổi thọ trung bình từ 6 – 8 năm và được sử dụng làm thực phẩm hoặc nuôi kiểng khá phổ biến.
1.2. Rắn hổ trâu (rắn hổ hèo)
Rắn hổ trâu là loài rắn lành được nuôi với mục đích phát triển kinh tế, chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Loài rắn này hoạt động cả ngày lẫn đêm với mục tiêu săn mồi là chuột, cóc, rắn,.. Chiều dài của rắn hổ hèo trung bình từ 1,5m đến 1,95m và kỷ lục được ghi nhận là 3,7m.
1.3. Rắn ri voi
Rắn ri voi là loài rắn hiền lành và được nuôi chủ yếu để lấy thịt bởi chất thịt dày, chắc và thơm. Kích thước cơ thể lớn với cân nặng có thể tới 7 – 8 kg. Rắn ri voi không có nọc độc và có thể sống được đến 10 năm.
1.4. Rắn ri cá
Loài rắn này có kích thước khá lớn với cái đầu to và rộng, thân lớn, hình trụ với các vảy gồ lên. Rắn có thân hình màu đỏ và sở hữu nhiều vạch ngang màu vàng nhạt.
Cùng với rắn ri voi, rắn ri cá cũng là loài đem lại giá trị lớn về mặt kinh tế
Rắn ri cá là loài ăn đêm, khá hiền lành, sống chủ yếu ở vùng sông nước, ao bèo, chúng không có độc và không gây hại cho con người.
1.5 Rắn ráo
Rắn ráo phân bố rộng rãi ở vùng Đông Nam Á. Cơ thể thon dài, đôi mắt to với kích thước khá lớn. Phần bụng có màu vàng, sáng hơn phần thân trên.
Chúng được tìm thấy ở các bờ ruộng rẫy, bụi cỏ ven đường, vách đá, ven rừng. Tuổi thọ trung bình của loài rắn này từ 10 đến 15 năm.
2. TOP 10+ loài rắn độc và nguy hiểm nhất trên thế giới
Bên cạnh những họ rắn hiền lành, thì cùn có rất nhiều loài rắn độc, hung dữ và là nỗi sợ hãi cho người dân ở nhiều khu vực chúng sinh sống. 10 loài rắn sau đây được đánh giá là những loài rắn nguy hiểm bậc nhất trên thế giới mà bạn cần lưu ý.
2.1. Rắn hổ mang
Rắn hổ mang được biết đến là loài rắn hổ to lớn, độc nguy hiểm và phổ biến trên thế giới. Chúng thường sinh sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới sâu, hoang dã, ẩm thấp, nằm trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
Chiều dài của loài rắn này trung bình từ 3 – 4 mét, nặng từ 5 – 6 cân, tuy nhiên có con có thể đạt tới 7 mét, nặng 35 cân. Nọc độc của loài này là độc tố thần kinh, có khả năng gây chết người.
Với một lượng nọc độc nhỏ có thể khiến 30 người lên bàn thờ ngồi nếu không được điều trị sớm
2.2. Rắn lục
Rắn lục là loài rắn phổ biến trên thế giới, trừ một số khu vực như châu Nam Cực, Úc, một số hòn đảo biệt lập ở vùng Bắc Cực… Màu thân xanh lục hoặc nâu đen có vằn là đặc trưng rõ rệt của họ rắn này.
Chúng thường trú ngụ ở khu vực rừng núi, ẩn nấp trên thân cây. Nọc độc của chúng tấn công thẳng vào hệ thần kinh, tim và máu làm nạn nhân gặp nguy kịch chỉ trong thời gian ngắn.
2.3. Rắn Cạp Nong
Rắn cạp nong được tìm thấy ở hầu hết các vùng thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, phổ biến như ở miền trung Ấn Độ, đặc biệt là các tiểu bang Assam và Tripura, khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc.
Màu sắc đặc trưng bởi sự đan xen của các dải màu đen và vàng, một số loài có màu đen trắng.. Nọc độc của nó chủ yếu chứa độc tố thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơron thần kinh trong cơ thể con người và động vật khác. Chính vì vậy, khi bị cắn, cơ thể người thường xuất hiện cảm giác co rút, tê cứng và liệt.
2.4. Rắn cạp nia
Rắn cạp nia được tìm thấy ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào,…Kích thước cơ thể trung bình dài khoảng 1m.
Rắn cạp nia rất nguy hiểm, chỉ cần dính 1 nhát cắn của chúng, tỉ lệ tử vong của bạn có thể lên đến 80% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời
2.5. Rắn San hô
Nó được tìm thấy ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các khu vực thuộc vùng Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Trên cơ thể được bao bọc bởi lớp vảy dày, mịn và có các dải sọc màu sắc khác nhau, sặc sỡ và rất đẹp.
Rắn san hô được cho là loài rắn đẹp nhất hành tinh
Rắn san hô là chi rắn độc, nhiều loài cực độc, trên thực tế, tuyến độc nằm khắp cơ thể của chúng. Nọc độc của rắn san hô thuộc nhóm độc tố thần kinh, chúng tác động trực tiếp ngay khi bị cắn vào. Độc tố này gây ức chế thần kinh, đầu độc tế bào cơ, gây tê liệt cơ thể.
2.6. Rắn Taipan
Được coi là chúa tể của các loài rắn độc trên cạn, rắn Taipan là loài rắn bản địa của Úc, cơ thể của loài này có chiều dài khoảng 2m và có màu nâu hoặc xanh đậm.
Nọc độc của chúng được xác định là mạnh hơn gấp 50 lần so với rắn hổ mang, thời gian khiến nạn nhân tử vong sau 1 nhát cắn của chúng chỉ tối đa là 45 phút.
2.7. Rắn Mamba
Được coi là cỗ quan tài di động ở Châu Phi, rắn Mamba là nỗi khiếp sợ của người dân ở nơi đây. Loài rắn này được biết đến với chiếc đầu khá to, miệng rắn rất lớn, màu đen với những chiếc răn nanh dài và cực độc.
Mamba cũng được xếp vào hàng cực độc và nguy hiểm. Với mỗi nhát cắn của chúng. Sau khoảng 45 phút cơ thể nạn nhân sẽ tê liệt, nhưng vẫn còn có ý thức, nếu không được cứu chữa kịp thời, khả năng tử vong của nạn nhân sẽ là 100%.
2.8. Rắn đuôi chuông
Rắn đuôi chuông là loài bản địa của châu Mỹ. Chúng sở hữu thân mình khá to lớn khi con trưởng thành có thể dài hơn 2 mét, nặng từ 5 – 7 kg.
Nọc độc của rắn chuông được xếp vào top những loại độc nguy hiểm nhất trên thế giới. Sau khi nhiễm độc, nọc của chúng sẽ đi theo đường máu, làm cho các tế bào hồng cầu cũng như tế bào thần kinh bị phá hủy, khiến con mồi tê liệt chỉ trong vài phút.
2.9 Rắn biển Belcher
Thật xui xẻo khi bạn đi tắm biển mà gặp phải loài rắn này. So với các loài rắn kể trên thì rắn biển Belcher còn độc nhiều lần, chúng xuất hiện ở hầu khắp các vùng biển.
Rắn biển Belcher là nỗi khiếp sợ của đại dương
Trung bình, rắn Belcher có chiều dài khoảng 1m và có màu vàng crom với những chiếc vằn màu xanh đậm. So với rắn Taipan nọc độc của rắn Belcher còn mạnh hơn gấp 100 lần. Chỉ sau vài phút khi bị cắn, nạn nhân lâm vào tình trạng nguy kịch và tử vong nhanh chóng.
2.10 Rắn Hổ lục
Rắn hổ lục là một loài rắn độc, có cân nặng rất lớn phân bố tại châu Phi hạ Sahara. Nọc độc của loài rắn này có khả năng ngăn cản sự phân bào, khiến cho các tế bào cơ thể không lớn lên được.
Có thể bất ngờ hạ huyết áp, khó thở, máu không đông, xuất huyết,… Lành vết thương có thể chậm và có khả năng tử vong ngay cả trong giai đoạn phục hồi.
2.11. Rắn Eastern Brown
Loài rắn này được tìm thấy ở Úc, có thân hình nhỏ bé nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Khoảng 1/1000 gam của chất độc là đủ để giết chết một người trưởng thành. Trung bình một lần lấy nọc độc của rắn là khoảng 4,7mg.
Ngoài ra, trên thế giới còn rất nhiều loài rắn khác, có loài nhỏ bé như rắn giun hoặc cũng có rất nhiều loài có kích thước khổng lồ.
Tuy phân bố ở hầu khắp các nơi trên thế giới, tuy nhiên do môi trường sống bị thu hẹp cũng như tình trạng săn bắt đang khiến nhiều loài trở nên quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng như rắn rồng,….
III. Cách xử lý khi bị rắn độc cắn
Khi bị rắn độc cắn, việc bạn cần làm là nhanh chóng tiến hành các bước sơ cứu ban đầu, trước khi đưa nạn nhân tới viện. Các bước sơ cứu người bị rắn độc cắn bao gồm:
Cần có biện pháp xử lý kịp thời trước khi nọc độc phát tác
- Trấn an để giữ bình tĩnh cho nạn nhân và cố định vị trí bị cắn thấp hơn tim
- Gỡ bỏ đồ trang sức, vật dụng, nới lỏng quần áo trước khi cơ thể nạn nhân bắt đầu có hiện tượng phù nề.
- Bất động cánh tay hoặc chân bị cắn bằng cách sử dụng băng ép: Dùng một dải băng kích thước lớn, chiều rộng. Không cần cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động (có thể sẽ làm đẩy nhanh tốc độ dòng chảy của độc tố).
- Quan sát theo dõi nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được tiêm huyết thanh và cứu chữa kịp thời.
Lưu ý: Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không được sử dụng băng Garo; chích, hút máu; không được chườm đá lạnh và bôi hóa chất không rõ nguồn gốc.
Trên đây là những thông tin về các loài rắn phổ biến trên thế giới. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích trong việc tìm hiểu về loài động vật này.
5/5 - (6 votes)Từ khóa » Các Loài Rắn
-
10 Loài Rắn độc Nhất Việt Nam Và Cách Nhận Biết Chúng
-
Các Loài Rắn Thường Gặp ở Việt Nam | GFC
-
Rắn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Loài Rắn đáng Sợ Nhất Trong Thế Giới động Vật
-
Thế Giới động Vật: 10 Loài Rắn Nguy Hiểm Gây Tử Vong Chỉ Vài Phút
-
[Tất Tần Tật] Các Loại Rắn Thường Gặp ở Việt Nam Hiện Nay
-
Cách Phân Biệt Rắn độc Và Rắn Không độc - PestMan
-
Các Loài Rắn | Kiểm Soát Dịch Hại Côn Trùng Rentokil
-
18 Loài Rắn Đẹp Và Nguy Hiểm Nhất Hành Tinh - YouTube
-
Table: Các Loại Rắn độc Hại Quan Trọng Theo Vùng - Cẩm Nang MSD
-
Rắn Cắn - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hình ảnh 10 Loài Rắn độc Nhất Thường Gặp ở Việt Nam
-
11 Loài Rắn Cực độc ở Việt Nam: Hổ Mang Chúa Chưa Là Gì