Hình ảnh 10 Loài Rắn độc Nhất Thường Gặp ở Việt Nam

Chuyển đến nội dung

Home » Khám phá

☰ MỤC LỤC

  • Những loài rắn độc nhất Việt Nam phải kể đến là: rắn hổ mang chúa, rắn hổ đất, rắn cạp nia, rắn lục đuôi đỏ,… Khi bị những loài rắn này cắn, nếu không được xơ cứu đúng cách và cáp cứu kịp thời thì nạn nhân sẽ khó giữ được tính mạng. Dưới đây là 10 loài rắn độc thường gặp ở Việt Nam.
    • 1. Rắn hổ mang chúa
    • 2. Rắn hổ đất
    • 3. Rắn hổ mèo
    • 4. Rắn cạp nong
    • 5. Rắn cạp nia
    • 6. Rắn lục đuôi đỏ
    • 7. Rắn lục đầu bạc
    • 8. Rắn lục sừng
    • 9. Rắn biển sừng
    • 10. Rắn chàm quạp

Những loài rắn độc nhất Việt Nam phải kể đến là: rắn hổ mang chúa, rắn hổ đất, rắn cạp nia, rắn lục đuôi đỏ,… Khi bị những loài rắn này cắn, nếu không được xơ cứu đúng cách và cáp cứu kịp thời thì nạn nhân sẽ khó giữ được tính mạng. Dưới đây là 10 loài rắn độc thường gặp ở Việt Nam.

1. Rắn hổ mang chúa

10 loai ran doc nhat viet nam ran ho mang chua
Rắn hổ mang chúa
  • Rắn hổ mang chúa (tên khoa học Ophiophagus hannah) được xem là vua của các loài rắn do nọc độc mạnh nhất, chỉ cần 1 lượng nọc độc nhỏ khoảng 7ml có thể giết chết 10 người trưởng thành sau 30 phút.
  • Đặc điểm nhận dạng: Rắn có vạch chữ V ngược ở phía sau cổ, thân có màu xanh ô liu hoặc màu đen có các dải màng nhạt vằn ngang khắp cơ thể. Ở dưới bụng rắn có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình từ 3,7m – 4m, nặng khoảng 6,8kg.
  • Vùng sinh sống: Rắn hổ mang chúa có ở khắp các tỉnh trong nước.

2. Rắn hổ đất

10 loai ran doc nhat viet nam ran ho dat
Rắn hổ đất
  • Rắn hổ đất có tên khoa học Naja kaouthia, có nhiều ở Việt Nam. Nếu bị rắn cắn, chỉ 30 phút đến vài giờ sau khi bị rắn cắn, nạn nhân sẽ sùi bọt mép, liệt cơ hô hấp, tê, nói, nuốt khó.
  • Đặc điểm nhận dạng: Thân màu sẫm hoặc màu vàng lục, sau cổ có 2 vòng màu trắng và đen như hình mắt kính, ở giữa có vệt màu nâu đen.
  • Vùng sinh sống: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cả đồng bằng, trung du và miền núi.

3. Rắn hổ mèo

10 loai ran doc nhat viet nam ran ho meo
Rắn hổ mèo
  • Rắn hổ mèo còn gọi là rắn hổ mang xiêm, tên khoa học Naja siamensis, là loài rắn cực độc, có thể giết chết người ngay tại chỗ hoặc sau vài giờ cắn. Người bị rắn cắn sẽ lừ đừ, liệt cơ hô hấp, đôi khi kèm co giật.
  • Rắn hổ mèo vô cùng hung dữ, hay phát ra tiếng kêu đe dọa kẻ thù và có khả năng phun độc xa, nọc độc của rắn hổ mèo nếu phun trúng mắt có thể gây mù.
  • Đặc điểm nhận dạng: Thường có hình mặt mèo hay chữ V trên đầu, thân màu nâu xám hoặc màu vàng – xanh nhạt, bành mang về phía trước hoặc sau thay vì bành ra hai bên như loài rắn hổ mang khác.
  • Vùng sinh sống: Sống nhiều ở phía Nam nước ta.

4. Rắn cạp nong

10 loai ran doc nhat viet nam ran cap nong
Rắn cạp nong
  • Rắn cạp nong có tên khoa học là Bungarus fasciatus. Đây là loài rắn cực độc, có khả năng gây tử vong nhanh chóng ở người.
  • Đặc điểm nhận dạng: Rắn cạp nong đặc trưng với các khoang có màu đen và vàng xen kẽ. Lưỡi của rắn cạp nong có màu đen, đầu có chữ V màu vàng, rắn có xương sống nổi rõ lên hình tam giác và có đôi mắt to.
  • Vùng sinh sống: Sống phổ biến ở nhiều địa hình nước ta, cả đồng bằng, trung du và miền núi.

5. Rắn cạp nia

10 loai ran doc nhat viet nam ran cap nia
Rắn cạp nia
  • Rắn cạp nia có tên khoa học là Bungarus candidus. Khi bị rắn cạp nia cắn, tỷ lệ tử vong do rắn cắn có thể lên đến 75% nếu không được cấp cứu kịp.
  • Đặc điểm nhận dạng: Đặc trưng với các khoang đen trắng xen kẽ, kéo dài khắp cơ thể. Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình hơn 1m có con dài tới 2,5m, có tiết diện ngang hình tam giác, từ đoạn hông đến đuôi khá phẳng và hẹp dần thành điểm nhọn ở đuôi.
  • Vùng sinh sống: Sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ẩm ướt thuộc các tỉnh miền Trung và miền Nam.

6. Rắn lục đuôi đỏ

10 loai ran doc nhat viet nam ran luc duoi do
Rắn lục đuôi đỏ
  • Rắn lục đuôi đỏ có tên khoa học là Trimeresurus albolabris). Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ có 20 thành phần khác nhau. Khi bị rắn cắn, nạn nhân có biểu hiện phù nề, nhiễm độc thần kinh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể trụy tim.
  • Vùng sinh sống: Chủ yếu ở vùng núi cao ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
  • Đặc điểm nhận dạng: Dễ nhận dạng bởi màu xanh lục đặc trưng và chiếc đuôi nhỏ có màu đỏ hoặc màu cam nhạt. Rắn khá nhỏ với chiều dài tối đa 60cm.

7. Rắn lục đầu bạc

10 loai ran doc nhat viet nam ran luc dau bac
Rắn lục đầu bạc
  • Rắn lục đầu bạc (tên khoa học  Azemiops feae) nọc rất độc.
  • Đặc điểm nhận dạng: Có phần đầu màu trắng hoặc màu kem và có vạch đen lớn chạy dọc đối xứng nhau, phần thân màu đen sẫm và có nhiều hoa văn màu đỏ hoặc màu cam. Chiều dài trung bình ở rắn trưởng thành khoảng 80cm với phần đầu hơi dẹp.
  • Vùng sinh sống: Tìm thấy nhiều ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.

8. Rắn lục sừng

10 loai ran doc nhat viet nam ran luc sung
Rắn lục sừng
  • Rắn lục sừng còn gọi là rắn quỷ, có tên khoa học là Trimeresurus cornutus. Là loài rắn cực độc, nọc độc của chúng được các nhà khoa học xếp vào danh sách 1 trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay.
  • Đặc điểm nhận dạng: Đầu có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm.
  • Vùng sinh sống: Chủ yếu ở miền Trung, khu vực núi đá vôi.

9. Rắn biển sừng

10 loai ran doc nhat viet nam ran bien sung
Rắn biển sừng
  • Rắn biển sừng còn được gọi là rắn biển Peron (tên khoa học Hydrophis peronii), đây là loại rắn biển độc nhất Việt Nam và xếp hạng 5 trong các loại rắn biển độc nhất thế giới.
  • Đặc điểm nhận dạng: Rắn biển duy nhất có sừng ở trên đầu, toàn thân màu kem và có thêm các vảy màu nâu hoặc xám ở trên lưng. Đôi khi sẽ có những vạch đốm nhỏ sẫm màu ở giữa lưng và nhỏ dần về hai bên.
  • Vùng sinh sống: Sinh nhiều ở ven vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, vinh Bắc Bộ, Bình Thuận và Cà Mau.

10. Rắn chàm quạp

10 loai ran doc nhat viet nam ran cham quap
Rắn chàm quạp
  • Rắn chàm quạp có tên khoa học là Calloselasma rhodostoma. Nọc độc của rắn chàm quạp gây biến chứng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu nặng khiến vết thương chảy máu liên tục.
  • Đặc điểm nhận dạng: Rắn có màu nâu hoặc màu đỏ nâu, chiều dài trung bình của rắn trường thành từ 0,2m đến 1m. Rắn có đầu hình tam giác, và có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng dọc cánh lưng nhìn như cánh bướm. Loài này thường cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện.
  • Vùng sinh sống: Chủ yếu ở các cánh rừng cao su thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

2.1/5 - (115 votes)

🧭 Cùng chuyên mục

ty le phan bo nhom mau theo khu vuc tren the gioi tdykbien doi khi hau nong len toan cautrang phuc cua bac si chua dich hach cai chet den the ky 17

Bình luận Huỷ bỏ

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nhập nội dung tại đây..

Họ tên*

Email*

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

🔥 CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

🆕 MỚI NHẤT

Phụ lục XXIV Thông tư 32/2023/TT-BYT mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ

Phụ lục XXIV Thông tư 32/2023/TT-BYT: Quy định về Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ

Thông tư 32/2023 Bộ Y tế – PDF, DOCX

Người thứ hai được ghép thận lợn phải chạy thận trở lại

Rận lông mu là gì? Rận lông mu từ đầu mà có?

Giải mã nguyên nhân khiến một số người đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện

Hiện tượng dậy thì sớm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hoa đu đủ đực có chữa được ung thư không?

Vĩnh biệt GS.TS.BS Nguyễn Huy Dung, người thầy lớn của nhiều thế hệ bác sĩ

Scroll to Top

Từ khóa » Các Loài Rắn