16 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Từ Mức Độ Nhẹ Đến Nặng Và Nguy ...
Có thể bạn quan tâm
Có một thực tế mà không phải ai cũng biết: 80% trong số chúng ta sẽ mắc trầm cảm trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh, mà nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO(1) , bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850000 mạng người mỗi năm, theo dự đoán đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với hơn 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Xem thêm:
- Căn Bệnh Làm Cho 40.000 Người Việt Tự Tử Mỗi Năm
- 10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Nam Giới Khó Nhận Ra Nhưng Lại Rất Quan Trọng
- 6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý
“Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 20%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp “(2)
Chính vì vậy, ngày hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh này.
I. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.
Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử.
II. Nguyên nhân trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:
- Di truyền: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường. Ít người tin rằng trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.
- Căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.
- Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đột quỵ, bệnh tim… có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm.
Xem thêm:10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng
- Yếu tố nội tiết: Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
- Những sự kiện chấn động: Sự căng thẳng quá độ đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc sống thường ngày, sự mất mát người thân, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh
- Mất ngủ thường xuyên: Bạn ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.
- Tâm lý bi quan: Nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và ưa sự chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa đồng sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ trầm cảm đấy.
- Yếu tố văn hoá – xã hội: Những sang chấn tâm lý – xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tỉ lệ trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi. Những người nghèo hèn, rách nát thường bị coi thường, khinh miệt, nhất là trẻ em khi đến trường. Việc chúng khoác lên mình bộ quần áo bẩn thỉu hay không hợp mốt thôi cũng khiến lũ trẻ nhà giàu xỉa xói, điều này diễn ra nhiều gây trầm cảm.
III. 16 Dấu hiệu bệnh trầm cảm từ nhẹ đến nặng
Trầm cảm là một căn bệnh rất khó điều trị đặc biệt là vào giai đoạn bệnh diễn biến xấu, việc sớm phát hiện sẽ giúp người bệnh có giải pháp ngăn chặn hiệu quả hơn. Các nhà tâm lý học đã phân tích ra những biểu hiện thường có ở hành động, cảm xúc, suy nghĩ, thể chất của những người bị trầm cảm lưu ý nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng sau đây thì bạn có khả năng bị trầm cảm rất cao.
Xem thêm: Giữa Tình Yêu Vô Biên Là Nỗi Buồn Sâu Thẳm
Thông thường, người có dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường mắc phải 1-3 triệu chứng phổ biến. Nếu như có từ 8 dấu hiệu trở nên, người bệnh đã có những dấu hiệu trầm cảm nghiêm trọng hơn.
1. Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng
Cuộc sống của bất kỳ ai đều có những ngày vui cũng như những ngày buồn. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng trầm cảm, nỗi buồn có thể kéo dài ngày này sang ngày khác mà không có dấu hiệu chấm dứt.
Đầu tiên có thể dễ nhận thấy “dấu hiệu trầm cảm nhẹ” là khi bắt gặp một ai đó với khí sắc trầm, nét mặt hay tâm trạng ủ dột, buồn rầu, u sầu, chán chường, lo lắng, hoặc bi quan.
Chẳng hạn như trong một nhóm bạn bè nào đó đang tham gia một hoạt động cực kỳ sôi động và ai cũng vui vẻ, nhưng với người trầm cảm sẽ dễ dàng nhận thấy họ không có biểu lộ sự hân hoan mà thay vào đó vẫn là khuôn mặt thường xuyên buồn bã, chán chường, không cảm xúc hoặc là một người nào đó hay ngồi khóc một mình.
2. Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống của họ trở nên rối loạn bất thường. Điều đó cũng khiến cho cân nặng của họ thay đổi liên tục.
Người mắc chứng trầm cảm có thể đột nhiên “bỏ ăn”- họ không buồn ăn bất cứ thứ gì trong nhiều ngày thậm chí không cảm xúc với thức ăn hoặc đột nhiên trở nên ăn dữ dội, bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành món khoải khẩu, muốn ăn tất cả, ăn liên tục trong một lúc.
3. Thay đổi giấc ngủ
Thói quen ngủ của những người mặc chứng trầm cảm có dấu hiệu bị rối loạn thường xuyên. Thông thường có 2 trạng thái xảy ra, đó là mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Xem thêm:10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý
Đối với người mắc chứng trầm cảm, lúc cần ngủ thì luôn trằn trọc, mắt mở xuyên suốt và không hề ngủ. Nhưng đến khi cần tỉnh táo, cần hoạt động thì họ lại lăn ra ngủ, thậm chí thích ngủ thật nhiều, cả ngày lẫn đêm.
4. Luôn cảm thấy mệt mỏi.
Những việc làm hằng ngày bỗng trở nên quá nặng nề, những người bị trầm cảm dễ bị kích động và chậm chạp trong hoạt động.
Ví dụ bình thường, bạn thành thạo với việc tỉa cây trong vườn nhưng giờ đây để cầm được và sử dụng thành thạo cái kéo tỉa đồng thời kỹ năng cắt đều cành bỗng trở nên quá phức tạp khiến bạn làm hỏng, rồi đâm ra cáu gắt, bực với chính mình, đôi khi khóc lóc không ngừng.
5. Chán nản và gặp khó khăn để có động lực làm việc
Giảm hứng thú, động lực trong mọi việc, cho dù đó là sở thích, niềm yêu thích hay là việc họ thường xuyên làm trước đó.
Ví dụ như một người trước đó cực kỳ yêu thích nấu ăn nhưng đột nhiên lại không buồn ngó đến góc bếp hay bất cứ thứ gì có liên quan đến nấu ăn, họ phớt lờ chuyện phải vào bếp nấu ăn.
Xem thêm: Hormone Serotonin & Hội Chứng Serotonin Tác Động Lên Cơ Thể Người
6. Tâm trạng hay thay đổi, không ổn định.
Rối loạn cảm xúc là biểu hiện thường thấy ở các bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 10% ở các bà mẹ , hội chứng này có xu hướng phát triển sau 3 tuần và thường có xu hướng kéo dài hơn. Trong đó, rối loạn cảm xúc (Mood Disorders)(3) thể hiện rõ nét và kéo dài nhất.
Các triệu chứng hay gặp như khóc, sự thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, cảm giác thiếu tự tin, buồn chán và có ý nghĩ tự tử. Ngoài ra, các triệu chứng tương tự như trong bệnh suy chức năng tuyến giáp cũng hay gặp, bao gồm: nhạy cảm với không khí lạnh, suy nghĩ chậm chạp, mệt mỏi, da khô, táo bón…
Xem thêm: Giữa Tình Yêu Vô Biên Là Nỗi Buồn Sâu Thẳm7. Luôn tự nghi ngờ và chất vấn bản thân.
Có cảm giác tội lỗi và thất vọng về bản thân mình, đôi khi cảm thấy mình đáng bị phê phán như những điều mà người khác nói.
Chẳng hạn như một người nhận thức được chính sự trầm cảm của bản thân mình và điều đó tạo ra cho họ cảm giác mình thật ích kỷ, vô ơn và thất bại quá nhiều vì để mình mắc bệnh và gây phiền hà đến mọi người xung quanh.
8. Luôn tự cô lập bản thân, đầy mọi người ra xa
Những người chán nản có quan điểm tiêu cực về bản thân và tương lai của họ. Nếu bạn bị trầm cảm, bạn có thể cảm thấy như bạn không có gì để mong đợi, vì vậy bạn có xu hướng quên đi tất cả những phần tích cực trong cuộc sống, như mối quan hệ của bạn với những người khác.
Xem thêm: 4 Loại Hormone Hạnh Phúc Mà Bạn Không Thể Thiếu Trong Cuộc Sống
Vì thế, bạn bắt đầu cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè. Một nghiên cứu năm 2011 đã phát hiện ra rằng những người bị các triệu chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên thực sự đã gặp nhiều xung đột trong chuyện tình cảm nam nữ hơn so với thanh thiếu niên không bị trầm cảm.
9. Luôn giận dữ, cáu gắt và mọi chuyện xung quanh
Các triệu chứng của trầm cảm luôn đi liền với buồn bã, mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân – là dấu hiệu của sự yếu đuối. Vì vậy, bạn rất dễ trở nên tức giận ai hoặc chuyện gì đó một cách khó hiểu. Bạn có thể ném mọi thứ, hoặc la lên, hoặc cố gắng làm tổn thương người khác (về thể xác hoặc tình cảm) như một cách để đối phó.
Khi bạn bị trầm cảm, những cơn tức giận của bạn có thể bùng phát ở bất cứ đâu. Chẳng hạn như trong bữa ăn, mọi người trong gia đình đang thảo luận với nhau và đột nhiên bạn cảm thấy khó chịu, ném bát đũa và chửi rủa. Đây không chỉ là một phản ứng cảm xúc đơn thuần mà nó bắt nguồn từ bên trong cơ thể bạn.
Rất nhiều người đàn ông cảm thấy họ sẽ mất nam tính khi thừa nhận rằng mình đang chán nản hay mệt mỏi chính vì thế rất khó để mọi người có thể nhận ra.
10. Cảm thấy chai sạn về cảm xúc
Người mắc chứng trầm cảm thường cảm thấy nhàm chán, đôi khi trầm cảm khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ ngơ trống rỗng, thậm chí tê liệt hoàn toàn cảm xúc.
Chẳng hạn như một người xem một bộ phim hài dài nhiều tập, mỗi tập chiếu nhiều cảnh, nhiều phân đoạn, nhiều tình tiết hài hước, li kỳ nhưng với họ tất cả đều nhàm chán, không nhân vật hay nội dung nào khiến họ có hứng thú và cảm xúc. Họ xem nó vì đơn giản bị buộc phải xem, nó là thứ duy nhất họ có để xem.
11. Cảm thấy tự ti, tội lỗi, vô dụng
Người mắc chứng trầm cảm hay nằm mơ, không thích hoặc thù ghét chiếc gương hay bất cứ thứ gì họ có thể soi mình trong đó. Bởi lẽ người trầm cảm có xu hướng đánh giá cực thấp bản thân và việc thấy mình trong gương như khơi gợi lên sự chán ghét chính mình khiến bệnh tình họ dễ bộc phát, trở nặng hơn.
Xem thêm:Những Điều Cần Biết Về Bệnh Rối Loạn Phân Ly Tập Thể
Suy nghĩ tự ti, bi quan luôn thường trực và ảnh hưởng lớn nhất tới những ca bệnh trầm cảm. Người bệnh luôn cảm giác mình không xứng đáng, giữ suy nghĩ u ám về mọi thứ, tự nhận tất cả sai lầm về phía mình dù không phải và từ đó giam mình vào thế giới riêng.
12. Giảm trí nhớ, mất tập trung, mất hy vọng
Giảm suy nghĩ, tập trung, mất dần niềm tin, hy vọng vào cuộc sống, dừng các hoạch định tương lai và hay nghĩ ngợi về cái chết, đó đều là nhưng biểu hiện rất đáng báo động của bệnh trầm cảm và cần có sự can thiệp của người thân, gia đình và các bác sĩ điều trị
13. Giảm ham muốn tình dục
Các nghiên cứu của đại học Stanford cho thấy rằng 75% bệnh nhân bị trầm cảm không có hứng thú trong vấn đề tình dục. Trong thực tế,ham muốn tình dục giảm là một trong những dấu hiệu sớm nhất của trầm cảm, đặc biệt là ở các chàng trai trẻ.
Đó là bởi vì trầm cảm có thể làm suy yếu các bộ phận của hệ thống limbic của bạn, một vùng não của bạn kiểm soát sự thèm ăn, giấc ngủ, năng lượng và ham muốn tình dục. Hơn nữa, một số loại thuốc chống trầm cảm cũng làm giảm ham muốn tình dục của bạn. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), bao gồm Prozac và Lexapro, có thể trì hoãn xuất tinh và thậm chí có thể làm giảm testosterone.
Xem thêm: 8 vấn đề sinh viên năm nhất phải biết để cuộc sống đại học trở nên dễ dàng hơn14. Những triệu chứng về thể chất liên tục không đáp ứng điều trị
Cách đây vài thập kỷ khi các chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã chưa xem xét liên quan những rối loạn cảm xúc với các cơn đau về thể xác. Các dấu hiệu như tăng nhạy cảm ở da, đau các cơ, cứng khớp hoặc rối loạn tiêu hóa…
Tuy nhiên những triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy cần biết do nguyên nhân trầm cảm, do stress hay do các rối loạn tâm lý khác…
15. Làm điều ngu ngốc liều lĩnh
Hành động liều lĩnh, táo bạo thường xảy ra ở những người đàn ông mắc chứng trầm cảm hơn là phụ nữ. Khi bạn không thể diễn đạt cảm xúc của mình, bạn sẽ đối phó với chứng trầm cảm theo hướng có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Ví dụ, bạn lái xe trong khu vực dân cư với 110 dặm/giờ chỉ để chứng minh rằng mình có thể, hoặc bạn có thể sẵn sàng gây chiến và đánh nhau với người khác.
Hơn nữa, nó có thể báo hiệu một loại dấu hiệu trầm cảm cụ thể được gọi là rối loạn lưỡng cực. Đây là một loại bệnh lý tâm thần phổ biến trong xã hội hiện đại. Người bệnh trải qua sự biến đổi tâm lý không ổn định – chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).
16. Ngại giao tiếp
Người dấu hiệu trầm cảm thường rất ngại giao tiếp kể cả với người thân và cũng lười vận động hơn bình thường. Họ thích im lặng và thu mình trong góc, nhìn vẻ ngoài họ luôn buồn chán, và cô độc. Do mất hứng thú với cuộc sống và công việc, người trầm cảm hành động chậm chạp, biểu hiện mệt mỏi, tránh xa mọi hoạt động thậm chí cả việc vui chơi giải trí.
Đối với người có những dấu hiệu trầm cảm, việc kiểm soát tâm trạng không còn quan trọng, họ để mặc cảm xúc cuốn đi nên dẫn đến dễ mất tập trung, luôn do dự khi đưa ra quyết định và xử lý tình huống
Ban đầu bệnh nhân chỉ có những hành động tiêu cực, tự hành xác và xem như đó là hình phạt cho bản thân, nhưng nguy hiểm hơn khi họ bị ám ảnh bởi ý định tự sát như một sự giải thoát.
Dấu hiệu này cho thấy bện nhân đang ở trong giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, người bệnh mắc chứng trầm cảm rất cần đến sự giúp đỡ của gia đình, người thân và bác sĩ điều trị kịp thời để tránh xảy ra những điều đáng tiếc
Bạn sẽ làm gì khi nghĩ rằng mình bị trầm cảm
Trầm cảm có thể là nguyên nhân gây tử vong. Theo Tổ chức phòng chống tự tử của Mỹ(4), nam giới có khả năng tử vong cao gấp 3,5 lần so với nữ giới, khiến tự tử trở thành “kẻ giết người” thứ bảy phổ biến nhất của đàn ông. Và hầu hết những người đã tự sát trước đó đã phải vật lộn với một dạng trầm cảm nào đó. Nhưng với việc điều trị thích hợp, nó có thể phục hồi.
Hầu hết mọi người đều điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc để điều trị chứng trầm cảm, nhưng nghiên cứu thực sự gợi ý rằng sự kết hợp cả hai là con đường tốt nhất để thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
IV. Kết
Trầm cảm là một bệnh có những rối loạn nghiêm trọng không chỉ biểu hiện qua nỗi buồn, “nước mắt” hay những dấu hiệu rõ ràng khác vì vậy cần phát hiện, thăm khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm, giúp bệnh nhân chóng bình phục và hòa nhập cộng đồng.
Nguồn hình ảnh :
- https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-c%C3%A1c-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-tr%E1%BA%A7m-c%E1%BA%A3m
- https://www.wikihow.vn/Gi%C3%BAp-%C4%91%E1%BB%A1-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-M%E1%BA%AFc-B%E1%BB%87nh-Tr%E1%BA%A7m-c%E1%BA%A3m
- https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-b%E1%BB%87nh-tr%E1%BA%A7m-c%E1%BA%A3m
Hãy xem thêm:
Làm Sao Để Vượt Qua Chứng Sợ Không Gian HẹpCần lưu ý gì về tâm lý con trai tuổi 15Đàn bà dùng cả thanh xuân để đổi sự ấm êm, còn đàn ông dùng tuổi trẻ để chạy theo cái bóng của người...Hiệu ứng tăng giảmKhi định kiến vùng miền cản trở tình duyên5 Lợi Ích Của Việc Vẽ Tranh Trong Cuộc SốngTrắc Nghiệm Tâm lý: Bạn Sẽ làm Gì Đầu Tiên?Hiệu ứng HawthorneChia sẻ 656Shares656SharesTừ khóa » Chán đời Là Bệnh Gì
-
Triệu Chứng Chán Nản Kéo Dài Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Doctor
-
10 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn đang "chán đời Muốn Chết" - Hello Bacsi
-
Giải Mã Bệnh “chán đời Có Chu Kỳ” ở Giới Trẻ - Kiến Thức
-
Giải Mã Bệnh "chán đời Có Chu Kỳ"-Sức Khỏe đời Sống - 24H
-
Nhận Diện Sớm Một Người Trầm Cảm - Vinmec
-
Mệt Mỏi, Buồn Phiền Có Phải Dấu Hiệu Trầm Cảm Nhẹ Không? - Vinmec
-
Các Rối Loạn Trầm Cảm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
7 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Có Nguy Cơ Bị Trầm Cảm - Premium Therapy
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn đang Bị Trầm Cảm - Kiến Guru
-
Khi Chán đời, Nam Giới Dễ Bị Bất Lực - Vietnamnet
-
Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, đối Tượng Và Cách điều Trị
-
Chợt Buồn, Chợt Vui Là Bệnh - Báo Người Lao động
-
Khi Chán đời Bạn Nên Làm Gì? - Mẹo Vặt
-
7 Dấu Hiệu Của Bệnh Trầm Cảm Thường Gặp, Dễ Nhận Biết Nhất