17 Kiểu Ngôn Ngữ Và Hành Vi Của Mèo Thường Ngày | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Những chủ nuôi mèo thường nói với bạn rằng những hành vi của mèo không có nghĩa gì cả. Hầu hết chúng ta chấp nhận nó như điều hiển nhiên. Tuy nhiên đo chính lại là ngôn ngữ của mèo mà con người cần phải tìm hiểu.
MỤC LỤC ẩn 1. Mèo dụi đầu vào chân người 2. Mèo thể hiện sự nhắc nhở 3. Mèo ăn linh tinh 4. Mèo dậm chân lên người chủ 5. Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ 6. Mèo thích cắn xé đồ đạc 7. Mèo khi lăn qua lăn lại 8. Mèo nằm sát xuống đất 9. Mèo biểu hiện sự thông minh 10. Mèo soi gương 11. Mèo cắn nhẹ vào tay 12. Ngôn ngữ của mèo có thể quan sát được 13. Ngôn ngữ của mèo thông qua tiếng kêu 14. Ngôn ngữ của mèo thông qua bộ lông dựng đứng 15. Các yếu tố tác động tới hành vi của mèo 16. Cách giao tiếp và hiểu ngôn ngữ của mèo 17. Thái độ của bạn khi giao tiếp với mèo 18. Đặc điểm của mèo không phải cũng biết 18.1. Mèo là động vật ăn thịt 18.2. Mèo thích nữ giới hơn 18.3. Vân mũi của mèo tương tự như vân tay của người 18.4. Mèo con đánh dấu vú của mẹ 18.5. Mèo và chó rất khác nhauNếu bạn không phải là người am hiểu về mèo, thì việc cố gắng giải thích những gì đang diễn ra trong đầu một con mèo không dễ một chút nào. Các chuyên gia đã tiến hành một nghiên cứu nhỏ về suy nghĩ của những chú mèo. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
Mèo dụi đầu vào chân người
Khi mèo dùng mặt hoặc cơ thể dựa vào chân của chủ nhân, nó đang muốn được cho ăn. Đây vốn là động tác khi mèo con muốn mèo mẹ cho ăn. Ngoài ra việc mèo dựa vào chân chủ nhân cũng là để đánh dấu lãnh thổ. Chúng muốn để mùi hương của mình dính người chủ nhân. Thể hiện với những con mèo khác rằng: “người này của của nó”.
Mèo cũng thường xuyên cọ xát lên cả ghế, cánh cửa, đồ chơi và tất cả mọi thứ trong tầm ngắm. Chú ấy muốn nói cho mọi người biết rằng đây là những thứ thuộc về mình. Theo các chuyên gia và bác sĩ thú y, mèo có tính lãnh thổ rất cao. Chúng coi chủ nhân cũng là một tài sản của chúng. Và đương nhiên, mèo rất yêu quý món tài sản ấy.
Hành vi của mèo dụi đầu và mặt vào chủ dường như để bày tỏ cảm xúc và thu hút sự quan tâm của chủ. Nhưng chúng cũng dụi đầu và mặt vào đồ đạc trong nhà. Nhưng ngoài ra, mèo còn dụi đầu vào nhau để thể hiện sự thân thiện.
Mèo thể hiện sự nhắc nhở
Một số con mèo dễ dàng để bạn vuốt ve, âu yếm. Trong khi nhiều con khác dễ bị kích thích quá mức bằng cách cắn hoặc cào bạn trong khi bạn vuốt ve chúng. Mèo làm vậy không phải vì nó ghét bạn hay muốn gây chiến. Đấy là sự nhắc nhở nhẹ nhàng rằng vuốt ve như vậy là đủ rồi.
Vuốt ve liên tục cho mèo cưng có thể khiến nó cảm thấy không thoải mái. Thậm chí đôi khi sinh ra tĩnh điện. Một vài hành động của mèo sẽ thể hiện cho bạn biết chúng đang bực mình, hoặc khó chịu khi bị vuốt ve.
Hãy chú ý đến những dấu hiệu, hành vi của mèo không mấy hứng thú: tai cụp xuống, đuôi bắt đầu đập hoặc mèo thể thể hiện sự căng thẳng. Nhiều con mèo không thích được vuốt ve ở lưng. Chúng có thể thích được vuốt ve ở cằm hoặc đằng sau tai.
Mèo ăn linh tinh
Việc ăn cỏ, thực vật là hoàn toàn bình thường đối với mèo. Nhưng nếu hành vi của mèo này lặp lại quá nhiều có thể khiến mèo đau dạ dày. Mèo ăn cỏ với mục đích cung cấp chất xơ và giúp làm sạch các cục lông trong dạ dày. Vì vậy bạn không phải lo lắng trừ khi chúng ăn quá nhiều và dẫn đến nôn mửa. Cần đảm bảo rằng mèo không tiếp cận với những cây hoa hoặc cỏ trang trí trong nhà. Những thứ có thể nguy hiểm cho chúng.
Một số con mèo lại thích nhai túi ni-lông hay dây điện. Hành vi của mèo này gọi là “hội chứng pica”. Có thể gây nguy hiểm và phải được ngăn chặn bằng cách giữ các vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của mèo hoặc phủ lên các vật này những thứ có mùi mà mèo không thích.
Mèo dậm chân lên người chủ
Một vài chú mèo lại thích thể hiện tình cảm bằng cách “giậm chân” trên người bạn. Điều này có mối liên hệ với việc khi còn bé, chúng cũng sử dụng cách này để giúp tiết sữa từ bầu ngực của mẹ khi được cho ăn. Vì vậy nếu bắt gặp hành động của mèo này, bạn có thể hiểu đó là cách nó thể hiện tình yêu và tình cảm dành cho người “mẹ” là bạn.
Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ
Đây là một hành vi của mèo không bình thường. Hãy nghĩ đến việc đưa mèo đi khám bác sĩ thú y. Nó thể hiện sự căng thẳng về mặt tinh thần hoặc vấn đề về sức khỏe nào đó. Mèo có thể bị nhiễm khuẩn hoặc bị tắc ống dẫn nước tiểu.
Việc sử dụng nhà vệ sinh có thể gây đau đớn khiến mèo không muốn dùng hộp cát. Các bệnh về thận hoặc gan cũng khiến mèo đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Và điều này gây ra sự bất tiện cho mèo.
Ngoài ra, các nguyên nhân về mặt tình cảm gây nên ra tình trạng này. Mèo cũng bị căng thẳng bởi nhiều thứ giống như con người. Ví dụ như trong trường hợp nếu bạn vừa mang một chú mèo mới về nhà. Hoặc bạn thường xuyên phải đi công tác…
Đây là những lí do khiến hành vi của mèo từ chơi không sử dụng khay vệ sinh. Đôi khi, điều kiện sống căng thẳng còn làm tồi tệ đi tình trạng bệnh liên quan đến đường tiểu hiện có.
Mèo thích cắn xé đồ đạc
Mèo không cắn đồ đạc vì vui thích mà vì chúng cần thường xuyên cào móng để giữ cho móng vuốt của mình được sắc và khỏe. Bạn có thể giải quyết bằng cách cung cấp một chiếc trụ cào móng cho mèo, nhà cây cho mèo – cat tree. Mặc dù có thể khá tốn thời gian để mèo quen với điều đó.
Bạn có thể ngăn chặn hành vi của mèo cào xé đồ đạc bằng cách di chuyển đi các vật chú có thể cào. Che phủ đồ đạc, hoặc thậm chí dán hai lớp băng keo hoặc giấy nhám/giấy ráp lên nền nhà nơi mèo cưng thường đứng cào.
Nếu bạn không thể dễ dàng ngăn chặn việc mèo yêu cào móng, thì bạn có thể tỉa bớt móng của mèo theo định kì. Hoặc lắp thêm móng nhựa lên trên móng của mèo để khiến chúng không thể phá hoại đồ đạc trong nhà.
Mèo khi lăn qua lăn lại
Nếu mèo con nằm xuống lăn qua lăn lại rất có thể chúng đang muốn vui chơi. Là một người yêu mèo, bạn không nên từ chối lời mời của chúng. Đối với mèo con mới sinh, đồ chơi cho mèo rất đa dạng. Có thể là chân tay của chủ nhân, đuôi của mèo mẹ. Hay chỉ là một món đồ nho nhỏ cũng có thể khiến chúng loay hoay chơi cả buổi.
Thậm chí có những chú mèo tự chơi với đuôi của mình, giống như một số chú chó đuổi theo đuôi của nó. Nhưng nó thích nhất vẫn là những cây cỏ nhỏ dài, đầu có tua rua. Hoặc một cuộn len, quả bóng có thể lăn được. Đó là những thứ chơi đùa rất thú vị của mèo con.
Mèo nằm sát xuống đất
Có nhiều khi bạn nhìn thấy chú mèo của mình nằm phục xuống đất. Dường như chúng đang thể hiện ý muốn quyết chiến đến cùng. Khi mèo con cụp về phía sau, nằm phục xuống và giơ móng ra. Nó đang chuẩn bị cho một trận đấu. Hành vi của mèo mèo khi giơ vuốt và nhe răng, tức là chúng đang chuẩn bị tấn công.
Lúc này chủ nhân cũng không cần lo lắng. Nhiều mèo con khi chơi đùa với nhau cũng có hành động tương tự như vậy. Đó là một cách để chúng luyện tập khả năng chiến đấu và săn mồi sau này.
Nhưng nếu chú mèo của bạn có biểu hiện thực sự dữ dằn. Hãy cẩn thận khi chạm vào chúng, vì bạn có thể bị chúng ăn ngược bất cứ lúc nào. Vì lúc này thần kinh của mèo đang cực kì căng thẳng.
Mèo biểu hiện sự thông minh
Nhiều người cho rằng việc huấn luyện mèo là không thể. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải, mèo cũng có thể huấn luyện được. Chúng cũng phụ thuộc vào cách huấn luyện của bạn có tốt không. Mèo cũng có thể huấn luyện được các hành động sau:
- Đi vệ sinh đúng chỗ.
- Nhận biết người thân bằng âm thanh, cử chỉ vuốt ve.
- Chơi cùng các đồ chơi, cào móng vào trụ móng, quen nơi nằm ngủ thư dãn.
- Biết được giữa cào cắn để tự vệ khi gặp nguy hiểm. Cắn đùa, cắn yêu với chủ của mình.
- Các hành vi của mèo như dùng đuôi, thân mình ”ghé chạm” vào chân chủ để nịnh. Âu yếm hoặc vòi vĩnh xin ăn, xin bế ẵm.
Mèo soi gương
Một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên hàng chục loài động vật. Kết quả chỉ có một số ít loài có thể nhận ra bản thân. Bao gồm cá heo, tinh tinh, quạ… Mèo và chó thuộc nhóm các loài không nhận ra bản thân.
Theo các nhà nghiên cứu, việc có thể nhận biết hình ảnh phản ánh ý thức về bản thân của các loài động vật. Nghĩa là loài đó có chỉ số thông minh cao. Nhưng không phải mèo là động vật có cá tính nhất sao? Đặc điểm của mèo này được rất nhiều người nuôi mèo thừa nhận. Trên thực tế, hành vi của mèo khi nhìn vào gương, nó sẽ nghĩ đó là một con mèo khác.
Mèo cắn nhẹ vào tay
Việc mèo cắn nhẹ vào tay có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên không phải là hành động đáng lo ngại, dưới đây là một số lý do phổ biến: đang muốn chơi đùa, thể hiện tình cảm, cảnh báo điều gì đó… và đôi khi cũng chỉ là sự hiểu lầm. Nếu mèo thường xuyên cắn chặt hoặc cắn mạnh vào tay của bạn, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và có thể cần hỗ trợ từ một chuyên gia về hành vi của động vật.
Ngôn ngữ của mèo có thể quan sát được
Ngôn ngữ của mèo thông qua cơ thể được thể hiện hàng ngày. Giữa đồng loại với nhau thì ngôn ngữ cơ thể là ngôn ngữ chính được mèo sử dụng. Những cử chỉ của chúng sẽ thể hiện rất nhiều điều, sau đây là một vài giải nghĩa có thể có ích cho bạn:
- Đuôi thẳng hoặc hướng lên, cuộn tròn ở cuối: sự vui vẻ hạnh phúc.
- Đuôi co giật, đập liên tục: rất vui mừng.
- Đuôi rung: ngôn ngữ của mèo này thể hiện sự vui mừng và hạnh phúc khi thấy bạn.
- Con ngươi dãn to: phấn kích, cực kì hoảng sợ.
- Mắt chớp chớp: trạng thái rất thoải mái.
- Hếch mũi rồi nghiêng đầu: ngôn ngữ của mèo thể hiện “tôi đã chấp nhận bạn”.
- Cọ mũi ướt vào bạn: cử chỉ trừu mến dành cho người mà nó yêu quý.
- Cụp tai ra phía sau: sợ hãi, lo âu hoặc trong một tâm trạng rất phấn khích cũng được sử dụng khi đánh hơi một cái gì đó làm chúng tò mò.
- Đánh lưỡi ra để liếm môi dưới: lo lắng, sợ hãi.
- Hít mũi: xác nhận danh tính.
- Cào: đây là một dấu hiệu bình thường thể hiện sự phấn khích hoặc vui mừng. Đôi khi cũng là để mài vuốt.
- Liếm: ngôn ngữ của mèo khi liếm thể hiện cho sự tin tưởng. Trường hợp thứ 2 là nó đang đòi thứ gì đó ngon ngon bạn đang cầm.
Ngôn ngữ của mèo thông qua tiếng kêu
Mèo là loài có ngôn ngữ âm thanh khá đặc biệt. Chúng phát ra những tiếng meow meow. Nhưng mỗi âm thanh phát ra lại mang một âm sắc khác nhau. Có những âm thanh mang tính yêu cầu, kháng nghị hoặc biểu hiện một sắc thái khác. Sau đây là một số lý giải về ngôn ngữ của mèo thông qua tiếng kêu:
- Meow ngắn: ngôn ngữ của mèo thể hiện lời chào.
- Meow liên tục: chào hỏi một cách vui mừng.
- Kêu meow âm vực thấp: yêu cầu nước hoặc thức ăn cho mèo.
- Meoww (kèm gru) kéo dài: một nhu cầu cho một cái gì đó.
- Meoww (kèm gru) ở khoảng thấp: khiếu nại hoặc không hài lòng.
- Miao (kèm gru) ở khoảng cao: ngôn ngữ của mèo đích thị là sự giận dữ, đau hoặc bị sợ hãi.
- Nhấp nháy môi – răng liên tục, nhanh: phấn khích, thất vọng.
- Nhỏ nhẹ (kết hợp giữa meow và rừ rừ với âm được bẻ cong): lời chào thân thiện, thường được sử dụng khi mèo mẹ gọi con.
- Rừ rừ: lời mời tiếp xúc gần hoặc sự chú ý.
- Khè, khạc: một dấu hiệu, ngôn ngữ của mèo cho thấy sự xâm lược nghiêm trọng.
Nếu hiểu được ngôn ngữ của mèo thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc rèn luyện chúng. Vào một thói quen hoặc hiểu khi chúng găp phải vấn đề nào đó cần con người giúp đỡ.
Ngôn ngữ của mèo thông qua bộ lông dựng đứng
Hãy quan sát bộ lông của loài mèo. Nếu bộ lông dựng đứng lên thì có nghĩa là mèo đang rất bị kích động. Nếu phần lông đuôi dựng thẳng đứng ở phía sau thì điều đó ám chỉ mèo đang bị công kích.
Nhưng nếu phần đầu đuôi mèo đảo cong lại như chữ U thì nó đang sợ hãi và trong thế tự vệ. Trong trường hợp dẫn đến xô xát, mèo con sẽ tấn công lại với tất cả móng vuốt sắc nhọn của mình.
Ngôn ngữ của mèo khi giấu đuôi ở giữa hai chân sau là tột cùng của sự sợ hãi. Nếu bị dồn vào chân tường, chúng sẽ dùng đến cả móng vuốt và nhe răng. Bạn có thể sẽ nghe thấy cả những tiếng rít, gầm gừ, và các âm thanh khác nữa.
Khi sợ hãi chúng sẽ núp sau cánh cửa với đôi tai vểnh ra phía sau. Hoặc sẽ gập lưng lại nhưng đó không phải biểu hiện của sự khuất phục. Chúng sẽ giơ hết móng vuốt sắc nhọn để sẵn sàng tự vệ.
Những người chủ có thể dễ dàng hiểu mèo cưng thông qua chuyển động của chiếc đuôi. Ngôn ngữ của mèo thật sự rất dễ hiểu cho những ai quan tâm tới chúng. Nếu bạn là một người yêu động vật thì thật đơn giản biết bao.
Các yếu tố tác động tới hành vi của mèo
Mèo rất nhạy cảm với các thay đổi về: chỗ ở, có thêm vật nuôi khác hoặc chuyển chủ nuôi. Các stress này làm cho mèo hoảng sợ. Sinh hoạt bất ổn định thậm chí bỏ chạy mất. Chỉ thay đổi vị trí đồ đạc trong phòng cũng làm cho mèo thay đổi về hành vi và thói quen.
Ngay cả các hành động bất thường mà hàng ngày không thấy có của chủ nuôi như: sau rượu, cáu gắt, động tác thô bạo, đánh đuổi. Mèo cũng phân biệt được giữa đùa và thật. Ngôn ngữ của mèo sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi bởi những yếu tố này.
Một số bệnh về tinh thần, đau đớn…mèo sẽ nhanh khỏi hơn, cải thiện tốt hơn nếu được chủ âu yếm vuốt ve và truyền hơi ấm cho chúng. Mèo của bạn sẽ tự tin và yên tâm hơn khi nằm trong vòng tay, áp vào ngực của chủ yêu.
Đổi lại, mèo cũng tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, tâm lý cho chủ nếu chủ bị ốm. Tại một số bệnh viện Âu châu, Úc châu người ta cho phép bệnh nhân tim mạch được mang mèo vào viện cùng với bệnh nhân điều trị. Những chủ mèo còn trẻ mà biết chăm nuôi mèo tốt, khoa học và hiểu tâm lý mèo thì chắc chắn sẽ rất khéo nuôi dạy con của mình sau này.
Cách giao tiếp và hiểu ngôn ngữ của mèo
Đã là một người chủ thì bạn sẽ muốn có được sự tin tưởng và gần gũi đối với vật nuôi của mình. Về phần mèo, chúng cũng có nhu cầu tìm hiểu về những cá thể xung quanh. Xem có thể đặt niềm tin vào ai, thân thiện hay phản kháng.
Đầu tiên, hãy nhớ rằng bạn nhận diện ngôn ngữ của mèo như thế nào thì chúng cũng sẽ làm tương tự thế với chúng ta. Vậy nên, hãy tập sử dụng ngữ điệu nhẹ nhàng vui vẻ khi bạn khen hoặc âu yếm chúng. Khi bạn tức giận hoặc không hài lòng thì hãy nói với giọng nghiêm khắc. Ngữ điệu hạ xuống. Dần dần, chú mèo sẽ quen và hiểu được cảm xúc bạn muốn biểu đạt.
Lặp đi lặp lại một từ. Khi bạn cho mèo ăn, hãy nhắc đến chữ ăn hoặc ăn đi nhiều lần. Hoặc khi đi ngủ hay nhìn vào nó và nói chữ ngủ. Cuối cùng thì mèo của bạn sẽ bắt đầu liên hệ được với âm thanh và hành động.
Quan trọng nhất là bạn nên có một thái độ nhất quán để huấn luyện chúng. Nhiều người chủ đã mắc phải sai lầm khi không nhất quán hành động. Việc này là rất khó hiểu đối với con vật. Nếu muốn chúng đi vệ sinh đúng chỗ, hãy chỉ vào nơi đó. Bạn hãy kiên nhẫn cho những lần sau đó để quan sát thói quen, sẵn sàng phạt nếu chúng làm sai.
Thái độ của bạn khi giao tiếp với mèo
Không bao giờ la mắng hoặc đánh một con mèo. Điều này chỉ làm nó sợ và tức giận, rất phản tác dụng. Nói “Không” khi bạn không muốn và để mèo ở nguyên chỗ của nó. Và hãy cố gắng không gọi mèo quá nhiều.
Thật ra mỗi loài mèo, mỗi con mèo đều có thói quen khác nhau. Để mọi việc được hiệu quả hơn hãy tinh tế nhận biết những đặc điểm riêng của chúng, đưa ra những hình thức cư xử thích hợp. Mới đầu khi cố gắng làm quen với mèo, có thể bạn sẽ phải chịu sự gầm gừ khó chịu hoặc đôi khi còn bị nó tấn công. Bạn nên kiên nhẫn và tìm hiểu ngôn ngữ của mèo.
Với mèo thì việc phát ra âm thanh không phải chế độ thông tin liên lạc ưa thích của chúng. Chúng thường sử dụng ngôn ngữ phức tạp đến mùi hương, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể. Con người chúng ta khó có thể hiểu được các tín hiệu phi ngôn ngữ của mèo này. Do đó nỗ lực giao tiếp của chúng ta sẽ cần một thời gian dài lâu.
Dù là bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì bạn hãy dùng tình yêu thương đối xử với chúng. Tình yêu thương là ngôn ngữ có sức lay động mạnh mẽ và sự chân thành nào rồi cũng sẽ được đáp trả.
Đặc điểm của mèo không phải cũng biết
Mèo là động vật ăn thịt
Mèo cảnh, mèo nhà hoặc mèo hoang là những động vật ăn thịt thuần túy. Mãi đến cuối thế kỉ 20, các nhà khoa học châu Âu mới phát hiện ra đặc tính này. Trước đây mọi người thường nghĩ mèo bị mù màu. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy mèo có thể phân biệt được màu đỏ và xanh lá.
Theo các nhà cổ sinh học, mèo và chó có cùng một tổ tiên. Nếu xét sâu xa, ngay cả con người cũng có chung tổ tiên với loài mèo. Khi mèo phát hiện thức ăn, chúng thường nếm thử một phần nhỏ. Sau đó mới quyết định có ăn tiếp hay không dựa trên những phản ứng của cơ thể.
Mèo thích nữ giới hơn
Theo một nghiên cứu, phụ nữ thường dễ chiếm được cảm tình của mèo hơn nam giới. Bởi giọng nói của nữ giới thường có tần số phù hợp. Mèo là loài có thính giác nhạy bén, điều này khiến chúng rất dễ chịu.
Ngược lại, giọng nói khàn khàn, thô ráp của nam giới khiến chúng cảm thấy phản cảm hơn. Tuy nhiên nếu mèo được nuôi nấng bởi một người nam giới từ nhỏ, chúng sẽ có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn. Còn đối với những người phụ nữ xung quanh, chúng sẽ tỏ ra rất cảnh giác.
Vân mũi của mèo tương tự như vân tay của người
Con người phân biệt với nhau bởi dấu vân tay. Còn ở mèo, mỗi con mèo lại có một kiểu vân mũi riêng. Khi soi trên kính hiển vi, trên mũi mèo có rất nhiều đường vân và không bằng phẳng. Trên thế giới không bao giờ có 2 con mèo trùng vân mũi. Tựa như không bao giờ có 2 chiếc lá giống nhau vậy.
Mèo con đánh dấu vú của mẹ
Khi chăm sóc mèo con mới sinh, chúng sẽ lập tức tìm vú mẹ theo bản năng. Khi tìm được một bầu vú nhiều sữa, mèo con sẽ đánh dấu lại. Để sau này có thể dễ dàng tìm lại. Đồng thời tránh việc phải tranh giành với anh em của nó.
Nếu bạn rửa sạch vú của mèo mẹ, mèo con sẽ bị bối rối vì không thể tìm được chỗ quen thuộc. Chúng sẽ đánh nhau để phân chia vị trí một lần nữa. Nhưng hành vi của mèo con này sẽ dần biến mất sau khoảng 2 tuần.
Mèo con mỗi ngày ngủ trung bình 16 – 18 giờ, mèo càng nhỏ càng ngủ nhiều. Lý do là khi mèo con ngủ, một loại Hormon sẽ được tiết ra để kích thích cơ thể phát triển. Còn khi mèo trưởng thành, chúng ngủ nhiều bởi vì thích thế.
Mèo và chó rất khác nhau
Nghiên cứu cho thấy, mèo có thể chịu được nhiệt độ lên tới 55°C. Chúng ít khi bị sốc nhiệt hoặc cảm nắng. Nhưng để làm được điều này, mèo cần được uống đủ nước. Đây là một đặc điểm của mèo rừng được di truyền qua nhiều thế hệ. Giúp chúng vượt qua được những hoàn cảnh khắc nghiệt. Trong khi đó, loài chó rất dễ bị sốc nhiệt nếu nhiệt độ quá cao.
Đối với mèo nhà thường xuyên ăn hạt khô, lượng nước cung cấp phải lớn hơn. Nước không chỉ giúp mèo giải khát mà còn giảm nguy cơ sỏi thận và đường tiết niệu. Mèo và chó có chế độ ăn khác nhau.
Các loài mèo hoang dã đi săn rất thường xuyên, nhưng con mồi của chúng đa số là các động vật nhỏ. Trong khi đó, các loài chó có dạ dày khá lớn. Sau mỗi lần ăn no, chúng có thể nhịn đói vài ngày.
Cũng tương tự như vậy, mèo nhà thường ăn rất nhiều bữa. Nhưng mỗi bữa chỉ ăn rất ít. Đặc biệt nhu cầu năng lượng của mèo cao hơn chó. Nhiều người nuôi mèo cảm giác, chú mèo của mình luôn luôn đói là vậy.
4.5/5 - (11 bình chọn)Từ khóa » Hình Mèo Sợ Hãi
-
100+ Mèo Sợ Hãi & ảnh Mèo Miễn Phí - Pixabay
-
Mèo Sợ Hãi Hình Minh Họa Sẵn Có - Tải Xuống Hình ảnh Ngay Bây Giờ
-
8 Nỗi Sợ Hãi Và Lo âu Thường Gặp ở Mèo
-
8 Nỗi Sợ Hãi Và Lo âu Thường Gặp ở Mèo | Trùm Boss
-
Mèo Con Sợ Hãi Png | PNGEgg
-
Mèo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đừng Vội Cắt Móng Cho Mèo Nếu Chưa Biết Những điều Này - Pet Pro
-
6 Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Nhà Bạn đang Rất Bất An - KiKi Puppey
-
Tại Sao Mèo Sợ Dưa Chuột? - Pet's Home
-
Cách để Xin Lỗi Mèo (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Mèo Bị Stress - Nhận Biết Dấu Hiệu Và Cách Giảm Stress Ở Mèo
-
Loài Mèo Bí ẩn Thích được Vuốt Ve - CAND
-
Làm Thế Nào để Bắt Một Con Mèo Sợ Hãi? - Noti Gatos