8 Nỗi Sợ Hãi Và Lo âu Thường Gặp ở Mèo | Trùm Boss
Có thể bạn quan tâm
Không phải ngẫu nhiên mà có cụm từ “con mèo nhát cáy” mà không phải là “con chó nhát cáy”. Bởi lẽ mèo là những sinh vật nhạy cảm và có thiên hướng nhút nhát. Nhưng điều quan trọng là cần phải nhận ra nỗi sợ hãi và lo âu không phải là những đặc điểm tự nhiên ở mèo, mà là những cảm xúc nghiêm trọng cần được làm rõ nguyên nhân.
Sợ hãi và lo lắng có thể là căn nguyên dẫn đến hành vi mèo nhút nhát. Một con mèo tự tin sẽ đi hiên ngang ngay giữa căn phòng với cái đuôi vểnh cao, như thể nơi đó thuộc về chúng. Trong khi đó, một con mèo nhát cáy sẽ đi mon men ở cạnh tường. Hành vi của mèo phụ thuộc vào việc liệu chúng bị căng thẳng cấp tính hay mãn tính. Căng thẳng cấp tính là “tình trạng xảy ra nhưng sẽ dừng lại”, trong khi căng thẳng mãn tính “là tình trạng đang diễn ra và sẽ kéo dài dai dẳng”. Ở những con mèo bị căng thẳng cấp tính, chúng sẽ biểu hiện những phản ứng sợ sệt rõ ràng như chùn người, lưng cong, dựng lông (lông dựng lên), hung hăng, bỏ chạy hoặc lẩn trốn. Mặt khác, căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các hành vi như “làm bẩn nhà”, đi vệ sinh không đúng chỗ hoặc “chải chuốt quá nhiều”.
Mặc dù những hành vi này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng con mèo nhưng nếu bạn nghi ngờ chúng đang sợ hãi, lo lắng hoặc căng thẳng thì hãy tìm hiểu nguyên nhân sớm nhất có thể. Để hỗ trợ bạn, chúng tôi sẽ liệt kê các nỗi sợ hãi và nỗi lo âu thông thường ở mèo.
Người lạ
Khách đến chơi nhà cũng có thể là nỗi sợ hãi đặc biệt với những con mèo phi xã hội hóa. Thật đáng buồn nếu mèo không được con người tạo cơ hội để giao lưu, tiếp xúc kể khi còn nhỏ. Nếu rơi vào trường hợp như vậy thì mèo thường có biểu hiện sợ người lạ bằng cách lui về ổ hoặc ẩn mình dưới đồ nội thất. Nói chung, với những người lạ, mèo cần được làm quen dần dần. Hành vi của khách cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tương tác với mèo. Chúng sẽ gồng mình chống lại người lạ đang cố gắng “ôm, vuốt ve, kiềm chế, âu yếm” chúng. Lưu ý, sự lạ lẫm với vị khách đó có thể khiến mèo chạy trốn hoặc thậm chí trở nên hung dữ. Tương tự như vậy, hãy cho mèo thời gian để “kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra và làm quen với” người lạ trong nhà. Tốt nhất là xã hội hóa mèo trong suốt giai đoạn phát triển của chúng (khoảng từ 11 hoặc 12 tuần tuổi) để tránh tình trạng hoảng sợ khi gặp người lạ trong tương lai.
Vật nuôi mới
Ngoài những người lạ, mèo thường sợ hãi và căng thẳng bởi sự hiện diện của những con mèo mới hoặc những vật nuôi khác trong nhà. Tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi yêu cầu tư vấn giới thiệu mèo với nhau. Những hành vi làm bẩn nhà cửa thường do mèo căng thẳng vì xuất hiện một thú nuôi thứ hai trong nhà. Johnson cho biết thêm bởi vì mèo là những sinh vật rất xem trọng thói quen nên xuất hiện vật nuôi mới có thể làm gián đoạn thói quen của chúng.
Nếu có một thú nuôi mới được chuyển đến cho dù là tạm thời thì quá trình giới thiệu làm quen cũng cực kỳ quan trọng, đặc biệt nếu con mèo của bạn không có nhiều kinh nghiệm tương tác với những con mèo hoặc động vật khác. Nếu bạn muốn giới thiệu các con mèo với nhau, việc đầu tiên cần làm là hãy để chúng chia sẽ mùi hương của nhau. Sau đó, đảm bảo mèo mới được trình diện mà không có bất kỳ đe dọa nào và dần mang lại cảm giác thân thuộc. Trong giai đoạn này, hãy hạn chế để mèo nhìn thấy nhau bằng cách sử dụng tấm bìa hoặc màn ngăn. Nói chung, mèo cần được làm quen theo cách tích cực và dần dần, quá trình giới thiệu có thể mất sáu tháng hoặc thậm chí một năm. Mọi người có thể muốn rút ngắn thời gian giới thiệu nhưng con mèo nhút nhát sẽ cần nhiều thời gian hơn so với những con mèo dũng cảm và bạn cần phải kiên nhẫn với quá trình này.
Những điều lạ lẫm
Cho đến lúc này, các bạn có thể thấy sự lạ lẫm từ cả con người hoặc động vật là nguyên nhân chính gây ra nỗi sợ hãi ở mèo. Nhìn chung, các vật vô tri vô giác không đáng sợ, nhưng nếu có thứ gì đó to lớn mà mèo chưa từng thấy và có mùi lạ lạ, chẳng hạn như đồ nội thất thì chúng có thể làm quen dần dần. Để giúp mèo điều chỉnh, bạn nên phủ vải hoặc chăn lên những vật đó để ngăn mùi lạ.
Nỗi sợ hãi do lạ lẫm đôi khi có thể đến từ những vật thể nhỏ hơn. Ví dụ, bạn đã từng xem những video “mèo và dưa chuột” rất phổ biến, trong đó người chủ dùng dưa chuột để dọa mèo chưa? Hành vi như vậy sẽ không tốt cho thú cưng chút nào vì mèo có thể khá sợ hãi những vật như dưa chuột, do chúng chưa bao giờ thấy trước đây. Tùy theo con mèo và quá trình phát triển của chúng nhưng dù sao thì bạn cũng nên giới thiệu những vật thể lạ từ từ và cẩn trọng.
Những trò đùa gây ngạc nhiên hoặc làm mèo giật mình
Một nguyên nhân tiếp theo khiến mèo sợ hãi là những chuyển động đột ngột hoặc những thay đổi bất thình lình trong tầm nhìn của mèo, dẫn đến chúng bị giật mình, thậm chí là những chuyển động đó xuất hiện khi chúng đang chơi đùa. Trong video “Mèo và dưa chuột”, nỗi sợ hãi bắt nguồn từ sự xuất hiện đột ngột của quả dưa chuột và thực tế là con mèo không thể thấy nó vì được đặt phía sau lưng chúng. Mèo thậm chí không thể tập trung trong khoảng cách 10 inch trước mặt; tức là tất cả mọi thứ đều mờ trong khoảng cách đó. Vì vậy, chúng dường như không nhớ có cái gì đặt phía sau và khi đột ngột xuất hiện thì sẽ tạo ra phản ứng cơ thể. Ngay cả những vật thể quen thuộc cũng có thể dọa mèo nếu bất ngờ đặt gần chúng. Mọi người có thể dọa mèo bằng một món đồ chơi treo lủng lẳng gần hoặc chạm vào mặt mèo. Về cơ bản, những gì bạn và những người theo dõi Youtube cảm giác thú vị chưa hẳn là cũng gây thích thú cho mèo. Vì vậy, tránh gây ngạc nhiên hoặc gây sửng sốt bằng đồ chơi hoặc các đồ vật khác.
Âm thanh ồn ào
Không có gì là lạ khi nói rằng mèo không ưa gì tiếng ồn lớn. Đặc biệt nếu tiếng ồn cứ lặp đi lặp lại ngày qua ngày thì có thể gây lo lắng và căng thẳng nghiêm trọng ở mèo. Thính giác của mèo rất thính so với chúng ta. Chúng có thể nghe thấy một con chuột trong sân bóng đá vì vậy những tiếng ồn lớn đối với mèo cũng giống như một ai đó hét vào tai của một đứa trẻ. Vâng, có thể nói là hết sức đau khổ! “Tất cả tiếng động lớn và đột ngột” có thể tạo thành tiếng ồn gây căng thẳng, chẳng hạn như máy hút bụi, giao thông tấp nập bên ngoài, tiếng ồn xây dựng hoặc thậm chí âm thanh lớn từ ti vi. Nếu mèo không được cho làm quen và thích nghi với tiếng ồn từ khi còn nhỏ thì chúng sẽ càng trở nên sợ hãi hơn.
Mở rộng không gian
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mèo có xu hướng ẩn mình dưới gầm giường, trong hộp, hoặc trong đống đồ giặt chưa? Mèo là loài săn mồi thích lẩn trốn, vì vậy chúng thường cảm thấy lo lắng trong không gian rộng mở. Bạn nghĩ sao về ‘Một ngôi nhà yên tĩnh, kiểu mẫu’ có nhiều hộp và giấy báo ở mọi nơi? Tất cả những điều này sẽ tạo ra một môi trường ấm áp cho mèo, củng cố cảm giác an toàn ở chúng. “Không gian rộng lớn thực sự rất đáng sợ”. Nhưng chủ nuôi lại không nhận ra điều này và thường đẩy mèo vào hoàn cảnh đó bằng cách đặt hộp vệ sinh xuống dưới tầng hầm và bát thức ăn ở những nơi như phòng giặt. Để hiểu được mèo cần được đáp ứng những gì không phải là điều đơn giản. Lưu ý là nếu mèo phải đi qua các phòng mở, trần cao thì chúng có thể cảm thấy như lâm vào tình trạng nguy hiểm mà không có nơi nào để ẩn nấp. Thay vì để mèo con phải đi đến tầng hầm thì hãy đặt hộp vệ sinh gần chỗ ưa thích của nó trong nhà.
Đi khỏi nhà
Giống như nhiều người trong chúng ta, mèo rất gắn bó với căn nhà của chúng. Vì vậy, một cách tự nhiên, nguyên nhân phổ biến gây sợ hãi hoặc lo lắng ở mèo là rời nơi ở quen thuộc để đi đến một nơi lạ lẫm. Những tình huống như vậy sẽ khiến mèo trở nên căng thẳng. Bạn có ý định đi nghỉ dưỡng? Hãy suy nghĩ thật kỹ về việc đưa mèo theo cùng. Thậm chí, bạn càng không nên đưa chúng lên máy bay hay tàu hỏa. Mèo là loài động vật gắn liền với những gì quen thuộc, là nơi chúng cảm thấy an toàn, là nơi chúng biết có thực phẩm dồi dào. Vì vậy, thay đổi môi trường là một trong những trải nghiệm căng thẳng nhất cho một con mèo. Bất cứ khi nào có thể, người nuôi thú cưng cũng đừng nghĩ đến sẽ đưa mèo đi du lịch. Và nếu bạn đang cùng mèo đi du lịch thì sao? Bất cứ khi nào mèo đi đến một ngôi nhà mới, đầu tiên hãy đặt chúng trong phòng tắm, bởi vì chúng sẽ cảm thấy thoải mái trong không gian nhỏ hẹp. Hãy từ từ để mèo quen với không gian còn lại của ngôi nhà một khi chúng đã có cảm giác như đang ở nhà cũ.
Trừng phạt
Nguồn gây căng thẳng và lo lắng nghiêm trọng nhất cho mèo là hình phạt. “Đánh đập, trừng phạt hay bất cứ điều gì có khuynh hướng khước từ” là cực kỳ không tốt, bởi vì “mèo sẽ mất niềm tin vào người đưa ra hình phạt”. Nếu bạn bực dọc với hành vi của mèo thì đánh đập không bao giờ là cách giải quyết hiệu quả. Trên thực tế, trừng phạt hoặc các biện pháp khước từ chỉ làm cho các vấn đề mà bạn đang đối mặt trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như tính cách hung hăng hoặc làm bẩn nhà. Từ đó, mèo càng sợ hãi và căng thẳng hơn nữa. Thay vì kỷ luật mèo theo những cách khắc nghiệt, hãy tư vấn chuyên gia hành vi đã được huấn luyện và có chứng nhận. Để giải quyết vấn đề, chủ nuôi nên xây dựng mối liên hệ tin cậy giữa bạn và mèo, thay vì cố gắng trừng phạt hành vi sai phạm, bởi vì điều đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.
Từ khóa » Hình Mèo Sợ Hãi
-
100+ Mèo Sợ Hãi & ảnh Mèo Miễn Phí - Pixabay
-
Mèo Sợ Hãi Hình Minh Họa Sẵn Có - Tải Xuống Hình ảnh Ngay Bây Giờ
-
8 Nỗi Sợ Hãi Và Lo âu Thường Gặp ở Mèo
-
Mèo Con Sợ Hãi Png | PNGEgg
-
Mèo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đừng Vội Cắt Móng Cho Mèo Nếu Chưa Biết Những điều Này - Pet Pro
-
6 Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Nhà Bạn đang Rất Bất An - KiKi Puppey
-
17 Kiểu Ngôn Ngữ Và Hành Vi Của Mèo Thường Ngày | Pet Mart
-
Tại Sao Mèo Sợ Dưa Chuột? - Pet's Home
-
Cách để Xin Lỗi Mèo (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Mèo Bị Stress - Nhận Biết Dấu Hiệu Và Cách Giảm Stress Ở Mèo
-
Loài Mèo Bí ẩn Thích được Vuốt Ve - CAND
-
Làm Thế Nào để Bắt Một Con Mèo Sợ Hãi? - Noti Gatos