18 Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Bạn Cần Biết Khi đọc Kết Quả

ĐẶT DỊCH VỤ Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn... App gọi thợ trên Android App gọi thợ trên iPhone đang xử lý yêu cầu của bạn Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công

Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535

Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!

Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác. Tải Rada Android - Ứng dụng gọi thợ Tải Rada iOS - Ứng dụng gọi thợ × Chọn danh mục

đang nạp danh mục dịch vụ

Từ khóa tìm kiếm: 18 chỉ số xét nghiệm máu bạn cần biết khi đọc kết quảTrang chủ » Câu Hỏi Thường Gặp » 18 chỉ số xét nghiệm máu bạn cần biết khi đọc kết quả Thông tin mới
  • UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT

    Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn

  • NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế

  • XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM?

    Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế

  • THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến

  • TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử

  • DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

    Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Cúm
  • Dinh Dưỡng
  • Gan
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sắc đẹp
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
18 Tháng Mười, 2020

Bài viết tham vấn nhằm hướng dẫn khách hàng hiểu rõ hơn về ý nghĩa các chỉ số có trong phiếu trả kết quả. Dưới đây là ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi đọc kết quả:

1. RBC (RED BLOOD CELLS – SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU)

  • Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường đối với Nam: 4,5 – 5,8 T/L; Nữ: 3,9 – 5,2 T/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài (bệnh tim, bệnh phổi…).
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy…
Hồng cầu – Ảnh: Internet

Hồng cầu – Ảnh: Internet

2. HGB (HEMOGLOBIN – LƯỢNG HUYẾT SẮC TỐ)

  • Là lượng HST có trong một đơn vị máu toàn phần. Xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.
  • Giá trị bình thường đối với Nam: 130 – 180 g/L; Nữ: 120 – 165 g/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy…
  • Giá trị chẩn đoán:

+ Chẩn đoán thiếu máu khi HGB ở Nam giới < 130 g/L; Nữ giới < 120 g/L. + Khi HST < 80 g/L: cân nhắc truyền máu. + Khi HST < 70 g/L: cần truyền máu. + Khi HST < 60 g/L: truyền máu cấp cứu.

3. HCT (HEMATOCRIT – THỂ TÍCH KHỐI HỒNG CẦU)

  • Là tỉ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường đối với Nam: 0,39 – 0,49 L/L; Nữ: 0,33 – 0,43 L/L.
  • Tăng trong các trường hợp: cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu, bệnh đa hồng cầu.
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy, thai nghén…

4. MCV (MEAN CORPUSCULAR VOLUME – THỂ TÍCH TRUNG BÌNH HỒNG CẦU)

  • Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, MCV = HCT/RBC.
  • Giá trị bình thường: 85 – 95 fL.
  • Tăng trong các trường hợp: Thiếu VTM B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tủy, tan máu cấp…
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…

5. MCH (MEAN CORPUSCULAR HEMOGLOBIN – LƯỢNG HST TRUNG BÌNH HỒNG CẦU)

  • Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC.
  • Giá trị bình thường: 28 – 32 pg.
  • Tăng trong các trường hợp: thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…
  • Giảm trong các trường hợp: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo.

6. MCHC (MEAN CORPUSCULAR HEMOGLOBIN CONCENTRATION – NỒNG ĐỘ HUYẾT SẮC TỐ TRUNG BÌNH HỒNG CẦU)

  • Là nồng độ có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.
  • Giá trị bình thường: 320 – 360 g/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Mất nước ưu trương, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường…
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu đang hồi phục, thiếu máu do Folate hoặc VTM B12, xơ gan, nghiện rượu…

7. RDW (RED DISTRIBUTION WIDTH – DẢI/ ĐỘ RỘNG PHÂN BỐ KÍCH THƯỚC HỒNG CẦU)

  • Đánh giá mức độ đồng đều về kích thước giữa các hồng cầu.
  • Giá trị bình thường: 11 – 15%
  • Giá trị chẩn đoán:

+ RDW tăng kết hợp MCV tăng: Thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympo mạn. + RDW tăng kết hợp MCV bình thường: Nguy cơ thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin. + RDW tăng kết hợp MCV giảm: Do thiếu sắt, sự phân mảng hồng cầu, bệnh thalassemia.

8. WBC (WHITE BLOOD CELLS – SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU)

  • Là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường: 4 – 10 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Viêm, nhiễm khuẩn, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid…
  • Giảm trong các trường hợp: Suy tủy, nhiễm virus, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…
Bạch cầu trong máu Bạch cầu trong máu

9. NEU (NEUTROPHIL – BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH)

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.
  • Giá trị bình thường: 43 – 76 % hoặc 2 – 8 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, áp se…), nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật lớn mất nhiều máu, stress, một số ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sau xạ trị…

10. EO (EOSINOPHIL – BẠCH CẦU HẠT ƯA ACID)

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.
  • Giá trị bình thường: 2 – 4% hoặc 0,1 – 0,7 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu…
  • Giảm trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

11. BASO (BASOPHIL – BẠCH CẦU HẠT ƯA BASE)

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.
  • Giá trị bình thường: 0 – 1% hoặc 0.01 – 0,25 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm độc, tăng sinh tủy, các rối loạn dị ứng…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

12. LYM (LYMPHOCYTE – BẠCH CẦU LYMPHO)

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.
  • Giá trị bình thường: 17 – 48% hoặc 1 – 5 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và virus, bệnh bạch cầu dòng lymphomanj, viêm loét đại tràng, suy thượng thận…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid…

13. MONO (MONOCYTES – BẠCH CẦU MONO)

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.
  • Giá trị bình thường: 4 – 8% hoặc 0,2 – 1,5 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…

14. PLT (PLATELET – SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU)

  • Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường: 150 – 400 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: hội chứng rối loạn sinh tủy, dị ứng, ung thư, sau cắt lách…
  • Giảm trong các trường hợp:

+ Giảm sản xuất: suy tủy, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…), bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị… + Tăng phá hủy: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch, các kháng thể kháng tiểu cầu…

Tiểu cầu trong máu Tiểu cầu trong máu

15. MPV (MEAN PLATELET VOLUME – THỂ TÍCH TRUNG BÌNH TIỂU CẦU)

  • Là chỉ số đánh giá thể tích trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu xét nghiệm.
  • Giá trị bình thường: 5 – 8 fL.
  • Tăng trong các trường hợp: bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, ĐTĐ, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…
  • Giảm trong các trường hợp: thiếu máu do bất sản, hóa trị, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương…

16. PCT (PLATELETCRIT – THỂ TÍCH KHỐI TIỂU CẦU)

  • Giá trị bình thường: 0,016 – 0,036 L/L.
  • Tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…

17. PDW (PLATELET DISTRIBUTION WIDTH – DẢI/ ĐỘ RỘNG PHÂN BỐ KÍCH THƯỚC TIỂU CẦU)

  • Giá trị bình thường: 11 – 15%.
  • Tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…
  • Giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…

Xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm thường tiến hành định kỳ 6 tháng – 1 năm/1 lần, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ cao.

18. P-LCR (PLATELET LARGER CELL RATIO – TỶ LỆ TIỂU CẦU CÓ KÍCH THƯỚC LỚN)

– Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu. – Giá trị bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L – P-LCR tăng (thường kết hợp MPV tăng) được coi là một chỉ số về yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến cố thiếu máu cục bộ/ huyết khối và nhồi máu cơ tim.

Đăng trong Câu Hỏi Thường Gặp, Tin Tức

Từ khóa » Phiếu Chỉ định Xét Nghiệm Máu