19 Kỹ Thuật động Não Hàng đầu để Tạo ý Tưởng Cho Mọi Tình Huống

Cách động não tốt nhất là gì? Mặc dù có những nguyên tắc cơ bản khiến cho quá trình động não hiệu quả và có ý nghĩa, vẫn còn hàng chục cách khác thực sự truyền cảm hứng cho các ý tưởng sáng tạo. Nhiều người hướng dẫn sử dụng hơn một kỹ thuật trong một buổi học tư duy nhằm khuyến khích ý tưởng sáng tạo tuôn chảy trong khi vẫn hỗ trợ những lối suy nghĩ và diễn đạt khác nhau.

Tùy vào tình huống của bạn, bạn có thể muốn bắt đầu bằng một trong những cách tiếp cận độc đáo được miêu tả dưới đây. Hoặc … bạn cũng có thể muốn bắt đầu bằng phương pháp “động não cơ bản”, và sau đó chuyển đổi mọi thứ khi cần thiết nhằm đảm bảo bạn tạo ra thật nhiều ý tưởng thực sự hữu ích và sáng tạo.

Động não cơ bản không hề phức tạp – mặc dù có những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo thành công. Sau đây là bản tóm tắt cơ chế động não cơ bản hoạt động thế nào:

  1. Tập hợp một nhóm người để giải quyết một vấn đề, thách thức, hoặc cơ hội
  2. Yêu cầu nhóm của bạn tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt – cho dù chúng có thể “lạc đề” như thế nào. Trong giai đoạn này không được phép chỉ trích.
  3. Xem xét lại các ý tưởng, chọn ra những ý tưởng thú vị nhất, và sau đó dẫn dắt một cuộc thảo luận về việc làm thế nào để kết hợp, cải tiến, và/hoặc áp dụng những ý tưởng đó.

Mặc dù quá trình này có vẻ đơn giản về mặt lý thuyết, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng tạo ra những ý tưởng mới. Và đó là lý do tại sao những kỹ thuật động não thú vị và đầy cảm hứng đã được phát triển.

Brainstorming techniques to generate ideasBrainstorming techniques to generate ideasBrainstorming techniques to generate ideas
Áp dụng kỹ thuật động não để tạo ra các ý tưởng sáng tạo.

Hãy khám phá những kỹ thuật phù hợp nhất cho buổi học tư duy tiếp theo của bạn.

Động não phân tích

Khi động não tập trung vào việc giải quyết vấn đề, có thể hữu ích khi phân tích vấn đề bằng những công cụ dẫn đến những giải pháp sáng tạo. Tư duy phân tích khá dễ đối với hầu hết mọi người bởi nó dựa trên những kỹ năng tạo ý tưởng đã được hình thành tại trường học và nơi làm việc. Không ai lúng túng khi được yêu cầu phân tích một tình huống!

1. Bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một công cụ trực quan nhằm hỗ trợ quá trình động não. Thực chất bạn đang vẽ một bức tranh về các mối quan hệ giữa các ý tưởng.

Bắt đầu bằng cách viết ra mục tiêu hoặc thách thức của bạn, và yêu cầu học viên suy nghĩ về các vấn đề liên quan. Bổ sung nội dung vào bản đồ của bạn từng lớp một để bạn có thể thấy được làm thế nào, chẳng hạn, một sự cố về hệ thống điện thoại lại đang góp phần vào những vấn đề liên quan đến thu nhập hàng quý. Vì đây là một phương pháp hết sức phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm thấy phần mềm bản đồ tư duy trực tuyến. Tuy nhiên, thực tế thì bạn hoàn toàn có thể làm việc này với một mảnh giấy lớn và vài chiếc bút đánh dấu.

2. Tư duy đảo ngược

Phương pháp động não thông thường yêu cầu người tham gia giải quyết các vấn đề. Phương pháp tư duy đảo ngược yêu cầu học viên đưa ra những cách thức tối ưu để gây ra một vấn đề. Bắt đầu bằng vấn đề đó và hỏi “chúng ta gây ra nó như thế nào?” Một khi bạn đã có một danh sách những cách thức tối ưu để gây ra các vấn đề, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu giải quyết chúng! Hãy tìm hiểu cách tổ chức một buổi học tư duy đảo ngược:

  • Động não Làm thế nào để sử dụng tư duy đảo ngược để phát triển các ý tưởng sáng tạo Lisa Jo Rudy

3. Phương pháp Lấp chỗ trống

Hãy bắt đầu bằng thông báo về vị trí của bạn. Sau đó viết về nơi mà bạn muốn đến. Làm thế nào bạn có thể lấp đầy khoảng cách và đạt đến mục tiêu của bạn? Học viên của bạn sẽ giải đáp bằng một loạt những câu trả lời từ chung chung đến cụ thể. Hãy thu thập tất cả, sau đó tổ chức chúng để phát triển một kế hoạch hành động.

4. Phân tích nguyên nhân

Làm việc với nhóm của bạn để tìm ra những nguyên nhân gây ra vấn đề bạn đang giải quyết. Điều gì làm giảm sự trung thành của khách hàng? Điều gì đang thúc đẩy cạnh tranh? Điều gì gây ra xu thế giảm năng suất? Khi bạn tìm được nguyên nhân, bạn bắt đầu thoáng nghĩ ra các giải pháp khả thi.

5. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức. Thông thường, nó được dùng để quyết định một dự án tiềm năng hay một kế hoạch kinh doanh có đáng thực hiện hay không. Trong việc động não, nó được sử dụng để thúc đẩy phân tích hợp tác. Thế mạnh thực sự của chúng ta là gì? Chúng ta có những điểm yếu mà chúng ta rất ít khi thảo luận không? Những ý tưởng mới có thể xuất phát từ kỹ thuật đã qua thử thách này.

6. Năm câu hỏi Tại sao

Một công cụ khác thường được sử dụng ngoài phương pháp động não là Năm câu hỏi Tại sao, nó cũng có thể hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình suy nghĩ. Đơn giản chỉ bắt đầu bằng một vấn đề bạn đang giải quyết và hỏi “tại sao việc này lại đang xảy ra?” Khi bạn nhận được vài câu trả lời, hãy hỏi “tại sao việc này xảy ra?” Tiếp tục đặt câu hỏi năm lần (hoặc nhiều hơn), đào sâu hơn mỗi lần hỏi cho đến khi bạn đi đến tận gốc rễ của vấn đề. Đi sâu vào chi tiết của quá trình này:

  • Quản lý Khám phá các vấn đề khó nhằn trong kinh doanh với năm câu hỏi tại sao Lisa Jo Rudy

7. Phương pháp Starbursting

Hãy làm một ngôi sao sáu cánh. Ở chính giữa ngôi sao, hãy viết ra một thách thức hoặc cơ hội mà bạn đang đối mặt. Viết một trong những từ sau tại mỗi đầu cánh sao: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và thế nào. Sử dụng những từ này để đặt câu hỏi. Ai là khách hàng hài lòng nhất của chúng ta? Khách hàng của chúng ta nói họ muốn gì? Sử dụng các câu hỏi này để thảo luận. Tìm hiểu thêm về Phương pháp Starbursting trong sách hướng dẫn Envato Tuts+, sách bao gồm một danh mục hữu ích:

  • Động não Starbursting: Làm thế nào để sử dụng các câu hỏi tư duy để đánh giá các ý tưởng Lisa Jo Rudy

Động não tĩnh

Trong vài trường hợp, một số người eo hẹp thời gian đến mức không thể thu xếp tham dự một buổi học tư duy. Hay trong tình huống khác, các thành viên trong nhóm ngại phát biểu hoặc đưa ra những ý tưởng mà có thể những thành viên khác sẽ không chấp nhận. Khi đó, bạn có thể ứng dụng những kỹ thuật tư duy cho phép người tham gia tạo ra ý tưởng mà không cần gặp mặt hoặc không cần có sự tham gia của công chúng.

8. Lưới não (tư duy trực tuyến)

Có lẽ không hề ngạc nhiên, lưới não liên quan đến tư duy trên internet. Việc này yêu cầu ai đó phải thiết lập một hệ thống mà theo đó các cá nhân có thể chia sẻ ý tưởng của mình một cách riêng tư, nhưng sau đó phải cộng tác công khai.  Có những công ty phần mềm chỉ chuyên về những hệ thống như vậy như Slack hay Google Docs.

Một khi các ý tưởng đã được đưa ra, có thể là một ý hay nếu mọi người trao đổi trực tiếp, nhưng việc tạo ra ý tưởng và thảo luận trực tuyến cũng có khả năng thành công theo cách riêng của nó. Đây là cách tiếp cận đặc biệt hữu ích cho các nhóm từ xa, nhưng bất kỳ nhóm nào cũng có thể sử dụng. Tìm hiểu thêm về kỹ thuật tư duy này:

  • Động não Lưới não: Làm thế nào để động não trực tuyến tốt hơn trong một nhóm phân phối Lisa Jo Rudy

9. Phương pháp viết ý tưởng (hoặc Viết Ghi chú)

Quy trình viết ý tưởng yêu cầu mỗi học viên ẩn danh viết ra các ý tưởng vào phiếu thư mục. Những ý tưởng này sau đó có thể được chia sẻ ngẫu nhiên với những học viên khác mà họ có thể bổ sung hoặc phê bình chúng. Hoặc giả các ý tưởng có thể được thu thập và sàng lọc bởi nhóm quản lý. Cách tiếp cận này còn được gọi là “Viết Ghi chú Crawford”, do khái niệm cơ bản của phương pháp này được phát minh vào những năm 1920 bởi giáo sư Crawford.

10. Phương pháp hợp tác viết ý tưởng

Viết câu hỏi hoặc vấn đề quan tâm của bạn lên một mảnh giấy lớn, và dán nó ở nơi công cộng. Yêu cầu các thành viên trong nhóm viết hoặc đăng các ý tưởng của họ khi có thể trong vòng một tuần. Tự mình hoặc cùng các thành viên trong nhóm thu thập các ý tưởng.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp brainwriting:

  • Tạo ý tưởng Cách sử dụng phương pháp viết ý tưởng để tạo ra các ý tưởng nhanh chóng Lisa Jo Rudy

Động não qua trò chơi đóng vai

Khách hàng/nhà quản lý thực sự mong muốn điều gì? Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt nội bộ hay bên ngoài là gì? Rất thường xuyên, những câu hỏi này được trả lời tốt nhất bởi các khách hàng trong và ngoài tổ chức. Trò chơi đóng vai giúp các thành viên trong nhóm của bạn “trở thành” khách hàng của chính các bạn, việc này thường mang lại kiến thức đáng kinh ngạc về những thách thức và giải pháp. Một điểm cộng cho trò chơi đóng vai này là, trong một số trường hợp, nó hạn chế bức xúc của những người tham gia. Các dạng thức của trò chơi bao gồm Đóng vai, Suy nghĩ đảo ngược, và Vào vai một nhân vật.

11. Động não đóng vai

Yêu cầu học viên của bạn tự tưởng tượng mình là người có trải nghiệm liên quan đến mục tiêu động não của bạn (một khách hàng, nhà quản lý cấp cao, nhà cung cấp dịch vụ). Diễn cảnh những người tham gia đứng trên quan điểm của người kia. Tại sao họ có thể không hài lòng? Họ cần gì để cảm thấy tốt hơn về trải nghiệm hay kết quả của mình? Tìm hiểu thêm về phương pháp sáng tạo này để đưa ra ý tưởng trong nhóm:

  • Động não Động não đóng vai là gì? Một phương pháp động não nhóm hữu ích (+ vui vẻ) Lisa Jo Rudy

12. Suy nghĩ đảo ngược

Cách tiếp cận sáng tạo này là đặt câu hỏi, “người khác sẽ làm gì trong tình huống của chúng ta?” Sau đó hãy tưởng tượng làm ngược lại. Nó có hiệu quả không? Tại sao có hoặc tại sao không? Cách tiếp cận “thông thường” có thực sự hiệu quả, hay còn có những lựa chọn tốt hơn?

13. Vào vai một nhân vật

Chọn một nhân vật trong lịch sử hoặc tiểu thuyết mà mọi người biết đến – ví dụ Teddy Roosevelt, hoặc Mẹ Theresa. Nhân vật này sẽ làm gì để giải quyết thách thức hoặc cơ hội mà các bạn đang thảo luận? Cách tiếp cận của nhân vật có thể mang lại hiệu quả tốt hay kém?

Động não có hỗ trợ

Đối với những nhóm không thực sáng tạo hay cởi mở, hoặc dường như vẫn vướng mắc khi những ý tưởng rõ ràng nhất đã được đề xuất, sự giúp đỡ là cần thiết. Bạn có thể giúp đỡ trước bằng cách thiết lập quy trình động não để đưa mọi người vào một nhóm có tổ chức và hỗ trợ lẫn nhau. Một số kỹ thuật dùng cho phương pháp này gồm Động não Bậc thang, Vòng Robin, Suy nghĩ Tốc độ, và Kích hoạt.

14. Động não Bậc thang

Bắt đầu bằng việc chia sẻ thách thức với mọi người trong phòng. Sau đó đưa mọi người ra khỏi phòng để suy nghĩ về thách thức đó – ngoại trừ hai người.

Để hai người trong phòng đưa ra ý tưởng trong một thời gian ngắn, rồi sau đó chỉ cho phép thêm một người vào phòng. Yêu cầu người mới vào chia sẻ ý tưởng của mình với hai người đầu tiên trước khi thảo luận những ý tưởng đã được đưa ra.

Sau vài phút yêu cầu thêm một người vào phòng, và sau đó thêm một người nữa. Dần dần, tất cả mọi người đều trở lại phòng – và mọi người đều đã có cơ hội chia sẻ ý tưởng của mình với các đồng nghiệp.

15. Động não theo phương pháp Vòng Robin

Một “vòng robin” là một trò chơi mà mọi người đều có cơ hội tham gia. Khi chơi trò động não thì mọi người (1) phải chia sẻ một ý tưởng và (2) đợi đến khi những người khác chia sẻ xong ý tưởng của họ trước khi đề xuất ý tưởng thứ hai hoặc phê bình các ý tưởng trước đó. Đây là một cách tuyệt vời nhằm khuyến khích các cá nhân nhút nhát (hoặc không thấy hứng thú) phát biểu và tránh việc những cá nhân nổi trội chi phối buổi học tư duy.

16. Tạo ý tưởng một cách nhanh chóng

Kỹ thuật đơn giản này có thể mang lại hiệu quả không ngờ. Yêu cầu các cá nhân trong nhóm viết ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó họ có thể chia sẻ các ý tưởng với nhau hoặc thu thập câu trả lời. Thông thường, bạn sẽ thấy có một số ý tưởng lặp đi lặp lại; trong một số trường hợp, đó là những ý tưởng đã rõ ràng, nhưng trong một số trường hợp khác chúng có thể khơi gợi những khám phá mới.

17. Động não kiểu kích hoạt

Biến thể dựa trên kỹ thuật vòng robin này bắt đầu bằng việc “kích hoạt” nhằm giúp mọi người đưa ra những suy nghĩ và ý tưởng. Các công cụ kích hoạt khả dụng có thể là những câu kết thúc mở hoặc những câu gợi ý. Ví dụ như “Các vấn đề của khách hàng luôn xuất hiện khi ___,” hoặc “Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề của khách hàng là vượt qua nó cùng người khác.”

Tư duy sáng tạo triệt để

Nếu nhóm của bạn dường như vướng mắc trong những câu trả lời thông thường để giải quyết thách thức, bạn có thể cần khuấy động để giúp họ tạo ra những ý tưởng sáng tạo bằng việc sử dụng những kỹ thuật đòi hỏi tư duy cải tiến. Chúng có thể bao gồm cách tiếp cận Charrette và các thách thức “nếu như”.

18. Phương pháp Charrette

Hãy tưởng tượng một phiên thảo luận trong đó 35 người từ 6 phòng ban khác nhau đều đang phải vật lộn để đưa ra những ý tưởng khả thi. Quá trình này mất thời gian, nhàm chán, và – hầu hết – đều không hiệu quả. Phương pháp Charrette chia vấn đề thành các phần nhỏ hơn, với các nhóm nhỏ thảo luận từng phần của vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mỗi nhóm thảo luận xong một vấn đề, các ý tưởng của họ được chuyển sang nhóm tiếp theo để tiếp tục xây dựng. Cho đến cuối quá trình Charrette, mỗi ý tưởng có thể được thảo luận năm hoặc sáu lần – và các ý tưởng đưa ra thảo luận đã được sàng lọc.

19. Động não "Nếu như"

Nếu vấn đề này nảy sinh cách đây 100 năm thì sao? Nó sẽ được giải quyết thế nào? Nếu Siêu nhân gặp phải vấn đề này thì sao?. Anh ấy sẽ giải quyết nó như thế nào?  Nếu vấn đề này tệ hơn gấp 50 lần thì sao – hoặc ít nghiêm trọng hơn nhiều so với thực tế? Chúng ta sẽ làm gì? Đây là tất cả các loại kịch bản “nếu như” khác nhau có thể thúc đẩy tư duy sáng tạo một cách triệt để - hoặc ít nhất khiến mọi người cười vui và làm việc cùng nhau!

Kết luận

Động não là một kỹ thuật tuyệt vời cho việc tạo ý tưởng, tìm ra giải pháp và khả năng, phát hiện những sai sót tai hại, và phát triển các phương pháp tiếp cận sáng tạo. Nhưng nó chỉ tốt nhờ những người tham gia và người hướng dẫn. Bạn càng khéo léo chọn người tham gia, dàn dựng hoạt cảnh, và khuyến khích thảo luận, kết quả đạt được sẽ càng cao.

Tìm hiểu thêm về cách tổ chức một buổi học tư duy hiệu quả:

  • Động não Làm thế nào để tổ chức một buổi động não hiệu quả Lisa Jo Rudy

Dù bạn chuẩn bị tốt đến đâu thì buổi học của bạn vẫn luôn có khả năng bị gián đoạn, xảy ra xung đột cá tính giữa các học viên, học viên lo lắng hoặc chán nản có thể gây cản trở quá trình động não hiệu quả. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ rất vui khi có một bộ sưu tập các ý tưởng tuyệt vời để cải thiện tình hình!

Từ khóa » Ví Dụ Về Tận Công Não