2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GANG - VISCO NDT
Có thể bạn quan tâm
2.1.1. Khái niệm Gang là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như: Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu… hàm lượng cacbon trong gang lớn hơn 2,14% . a. Phân loại Gang được chia làm 2 nhóm: – Gang trắng: là hợp kim Fe – C trong đó cacbon có thành phần lớn hơn 2,14% và các tạp chất Mn, Si, P, S… Tổ chức của gang tương ứng với giản đồ trạng thái Fe – Fe3C. Về mặt tổ chức gang trắng chia làm ba loại: + Gang trắng trước cùng tinh %C ≤ 4,3%. + Gang trắng cùng tinh %C = 4,3%. + Gang trắng sau cùng tinh %C ≥ 4,3%. – Gang Graphit: là hợp kim Fe – C trong đó Cacbon có thành phần lớn hơn 2,14% và các tạp chất Mn, Si, P, S… Tổ chức của gang phần lớn cacbon ở dạng tự do graphit, rất ít hoặc không có Fe3C. Nhóm gang graphit về mặt tổ chức cũng chia làm 3 loại: + Gang xám: graphit dạng tấm là dạng tự nhiên của gang graphit. + Gang cầu: graphit dạng cầu là dạng được cầu hóa khi đúc. + Gang dẻo: graphit dạng cụm bông, đã được ủ “graphit hóa” từ gang trắng.
b. Tính chất chung Gang nói chung có tính đúc tốt và độ chảy loãng cao, độ co ngót ít, dễ điền đầy vào khuôn. Gang là vật liệu chịu nén rất tốt, chịu tải trọng tĩnh khá tốt và chịu mài mòn tốt. Tuy nhiên gang có tính dòn, chịu va đập kém. Do vậy gang được sử dụng trong gia công đúc để làm các chi tiết có hình dáng phức tạp như: vỏ máy, thân máy, bánh đai, bánh đà, trục khuỷu, trục cán, ổ trượt, bánh răng …
2.1.2. Các yếu tố ảng hưởng đến tính chất của gang a. Ảnh hưởng của thành phần hóa học – Cacbon (C): là nguyên tố thúc đẩy quá trình graphit hóa. Nhưng gang có nhiều cacbon thì độ dẻo và tính dẫn nhiệt giảm. Nếu cacbon chứa trong gang ở dạng hợp chất hóa học xementit thì gang đó gọi là gang trắng, nếu cacbon ở dạng tự do (graphit) thì gang đó gọi là gang xám. Sự tạo thành các loại gang khác nhau phụ thuộc vào thành phần hóa học và tốc độ nguội của nó. – Silic (Si): Silic là nguyên tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cấu trúc tinh thể của gang, vì nó thúc đẩy quá trình graphit hóa. Hàm lượng Si tăng sẽ làm tăng độ chảy loãng, tăng tính chịu mài mòn và ăn mòn của gang. Thường thì hàm lượng Si trong gang là 1,5 – 3%. – Mangan (Mn): Mn trong gang thúc đẩy sự tạo thành gang trắng và ngăn cản graphit hóa. Bởi vậy trong gang trắng thường chứa 2 – 2,5% Mn, trong gang xám lượng Mn không quá 1,3%. Mn là nguyên tố tăng tính chịu mài mòn, tăng độ bền, giảm tác hại của lưu hùynh (S). – Phốt pho (P): P là một nguyên tố có hại trong gang, nó làm giảm độ bền, tăng độ dòn của gang, dễ gây nứt vật đúc. Tuy nhiên P tăng tính chảy loãng, tác dụng này được sử dụng để đúc tượng, chi tiết mỹ thuật. Trong trường hợp đúc các chi tiết thành mỏng, hàm lượng P trong các chi tiết quan trọng không được quá 0,1%, còn các chi không quan trọng có thể tới 1,2%. – Lưu hùynh (S): là nguyên tố có hại trong gang, nó làm cản trở graphit hóa, nên làm giảm tính chảy loãng do đó làm giảm tính đúc. Lưu hùynh làm giảm độ bền cho gang dòn. S kết hợp với Fe tạo thành FeS gây bở nóng. Vì vậy thành phần S trong gang không quá 0,1%. b. Ảnh hưởng của độ quá nhiệt Để tạo sự quá nguội người ta nung gang quá nhiệt nhiều, bởi vì khi nung gang tới nhiệt độ cao thì các hạt graphit hòa tan hoàn toàn hơn và khử được các vật lẫn phi kim loại dẫn đến khi kết tinh thì mầm kết tinh sẽ nhiều và phân bố đồng đều hơn, làm cơ tính của gang tốt hơn. c. Ảnh hưởng của tốc độ nguội Yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tinh thể của gang là điều kiện đông đặc và làm nguội của vật đúc. Tốc độ nguội nhanh thì ta được gang trắng, làm nguội chậm thì ta ssược gang xám. Tốc độ nguội của gang đúc phụ thuộc vào loại khuôn đúc và chiều dày vật đúc.
- Sản phẩm
- Hãng sản xuất
- Blue Star E&E
- DR SYSTEMS
- IDK
- iX Cameras
- Jireh
- MFE Enterprises
- NOVO DR
- Olympus
- SPECTRO-UV
- Talcyon
- VAST
- ZChem
- Phương pháp
- Chụp ảnh phóng xạ (RT, CR, DR)
- Dòng điện xoáy (ET, ECT, ECA)
- Huỳnh quang tia X (XRF)
- Nhiễu xạ tia X (XRD)
- Phân tích rung động (VA)
- Phát xạ âm (AE)
- Quan sát hình ảnh (VT, RVI)
- Siêu âm (UT, AUT, PAUT, ToFD, TFM, IRIS)
- Sóng dẫn hướng (GWT)
- Thẩm thấu lỏng (PT)
- Từ tính (MT)
- Tự động hóa
- Dùng cho
- Phát hiện bong tách
- Phát hiện khuyết tật
- Đo độ cứng
- Tube testing
- Kiểm tra ăn mòn
- Kiểm tra mối hàn
- Kiểm tra pipeline
- Kiểm tra vật đúc
- Đo chiều dày
- Đo chiều dày chai nhựa
- Đo chiều dày lớp phủ
- Dùng cho
- Xác nhận nhanh hợp kim (PMI)
- Nghiên cứu và phát triển
- Quay video tốc độ cao
- Giám định pháp y
- Sản phẩm tiêu dùng/RoHS
- Khoáng vật học
- Nội soi khuyết tật
- Nội soi đo lường
- Kiểm tra ăn mòn ứng suất nứt
- Đo độ dẫn điện
- Kiểm tra ở nhiệt độ cao
- Hãng sản xuất
- Ứng dụng
- Hỗ trợ
- Dịch vụ
- Đào tạo NDT
- Tư vấn bậc 3 về NDT
- Hiệu chuẩn thiết bị
- Sửa chữa thiết bị
- Cho thuê thiết bị
- Thiết bị NDT cũ
- Học NDT
- Thuật ngữ
- Tiêu chuẩn và các chỉ dẫn kỹ thuật
- Kiến thức và Hướng dẫn
- Diễn đàn VISCO
- Tường thuật
- Tải về
- Phần mềm
- Catalog
- Hướng dẫn
- Video
- Dịch vụ
- Blog
- Liên hệ
- Giới thiệu
- Tuyển dụng
- FAQ
- Site map
- Portal
- Tiếng Việt
- 简体中文
- English
- 日本語
- 한국어
- Đăng nhập
Từ khóa » Gang Ký Hiệu Hóa Học
-
Gang Là Gì? Tính Chất Và ứng Dụng Của Các Loại Gang.
-
Gang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Chung Về Gang, Các Loại Gang Phổ Biến Hiện Nay
-
Gang Là Gì? Tính Chất Và Phân Loại Gang Trắng, Gang Graphit
-
Gang Là Gì | Một Số đặc điểm Thành Phần Cấu Tạo Của Gang - Vimi
-
Gang Là Gì? Những ứng Dụng Không Thể Bỏ Qua Của Gang
-
2.2. CÁC LOẠI GANG THƯỜNG DÙNG - VISCO NDT
-
Thành Phần Hóa Học Của Gang: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kí Hiệu Hóa Học Của Gang
-
Tiêu Chuẩn Mác Gang Xám 15-32 Sản Xuất Nắp Hố Ga TCVN 1659 – 75
-
Gang Cầu Trong Vật Liệu
-
Gang Dẻo Trong Vật Liệu