2.2. Sự Hội Tụ đều | Môn: Giải Tích - ELEARNING
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn tự học
- Bài 1: Chuỗi số
- 1.1. Khái niệm chuỗi số
- 1.2 Chuỗi số dương
- 1.3 Chuỗi có dấu bất kì
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 2. Chuỗi hàm, chuỗi lũy thừa
- 2.1 Khái niệm chuỗi hàm
- 2.2. Sự hội tụ đều
- 2.3. Chuỗi lũy thừa
- 2.3.1 Khái niệm
- 2.3.2 Khai triển một hàm thành chuỗi lũy thừa
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 3. Chuỗi Fourier
- 3.1 Chuỗi lượng giác
- 3.2 Chuỗi Fourier
- 3.2.1 Khái niệm
- 3.2.2 Điều kiện đủ để hàm số khai triển được thành chuỗi Fourier
- 3.2.3 Khai triển chuỗi Fourier
- Test nhanh
- Phần mềm mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 4. Hàm số nhiều biến
- 4.1 Định nghĩa hàm hai biến
- 4.2 Các khái niệm: Tập hợp phẳng, tập hợp mở, tập hợp đóng
- 4.3. Hàm điểm. Biểu diễn hình học hàm hai biến
- 4.4 Định nghĩa tập liên thông
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 5. Giới hạn và tính liên tục của hàm nhiều biến
- 5.1 Giới hạn của hàm hai biến
- 5.2 Tính liên tục của hàm hai biến
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 6. Đạo hàm và vi phân hàm nhiều biến
- 6.1. Đạo hàm riêng
- 6.2. Vi phân toàn phần và ứng dụng
- 6.3. Đạo hàm hàm hợp
- 6.4. Đạo hàm hàm ẩn
- 6.5. Đạo hàm và vi phân cấp cao
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 7: Lý thuyết trường
- 7.1. Trường vô hướng
- 7.2. Trường vector
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 8. Tích phân kép (bội 2)
- 8.1. Khái niệm
- 8.2 Cách tính tích phân bội hai trong tọa độ Đề các
- 8.3 Phương pháp đổi biến trong tích phân bội hai
- 8.4 Ứng dụng của tích phân bội hai
- Test nhanh
- Phần mềm mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 9. Tích phân bội ba
- 9.1 Khái niệm
- 9.2 Cách tính tích phân bội ba trong hệ tọa độ Đề Các
- 9.3 Phương pháp đổi biến trong tích phân bội ba
- Tính tích phân bội ba trong hệ tọa độ trụ
- Tính tích phân bội ba trong hệ tọa độ cầu
- 9.4 Ứng dụng của tích phân bội ba
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 10. Phương trình vi phân cấp 1
- 10.1 Tổng quát về phương trình vi phân cấp một
- 10.2 Một số phương trình vi phân cấp một cơ bản
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
- Bài 11. Phương trình vi phân cấp 2
- 11.1 Tổng quát về phương trình vi phân cấp hai
- 11.2 Một số phương trình vi phân cấp hai cơ bản
- Test nhanh
- Phần mềm, mô phỏng
- Tài liệu tham khảo
Chuỗi hàm $\sum\limits^{+\infty }_{n=1}{u_n(x)}$ được gọi là hội tụ đều trên $X$ đến $S(x)$ nếu: $\forall \varepsilon >0,\ \exists n_0\in \mathbb{N}$ sao cho khi $n>n_0$ ta có $\left|S_n\left(x\right)-S_q(x)\right|<\varepsilon ,\ \forall x\in X.$
Chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ hội tụ đều trên $X$ đến $S(x)$ khi và chỉ khi $\forall \varepsilon >0,\exists n_{0} \in \mathbb{N}$ sao cho khi $p>q>n_{0} $ ta có $|S_{p} (x)-S_{q} (x)|<\varepsilon ,\forall x\in X$.
Cho chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x)$, nếu tồn tại chuỗi số dương $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }a_{n} $ hội tụ sao cho $|u_{n} (x)|\le a_{n} ,\forall n\in \mathbb{N},\forall x\in X$ thì chuỗi hàm đã cho hội tụ tuyệt đối và đều trên $X$.
Ví dụ 2. Xét sự hội tụ của chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\cos nx}{n^{2}}$.
Hướng dẫn. Nhận xét $\forall n\in\mathbb N,\forall x\in \mathbb{R}:|u_{n} (x)|=\left|\dfrac{\cos nx}{n^{2} } \right|\le \dfrac{1}{n^{2} } =a_{n}$
Mặt khác, $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{1}{n^{2} }$ là chuỗi số dương hội tụ (chuỗi Riemann có $\alpha =2>1$ )
Vậy chuỗi đã cho hội tụ tuyệt đối và đều trên $\mathbb{R}$ .
Ví dụ 3. Xét sự hội tụ của chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{x^{n} }{n\sqrt[{3}]{n^{2}}},x\in [-1,1]$.
Hướng dẫn. Nhận xét $\forall n\in \mathbb{N},\forall x\in [-1,1]:|u_{n} (x)|=\left|\dfrac{x^{n} }{n\sqrt[{3}]{n^{2} } } \right|\le \dfrac{1}{n^{5/3} } =a_{n}.$
Mặt khác, $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{1}{n^{5/3}}$ là chuỗi số dương hội tụ (chuỗi Riemann có $\alpha =\dfrac{5}{3} >1$)
Vậy, chuỗi đã cho hội tụ tuyệt đối và đều trên đoạn $[-1,1]$.
Định lý 1. Cho chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ trong đó mọi hàm $u_{n} (x)$ đều liên tục trên $X$. Khi đó nếu $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ hội tụ đều trên $X$ thì tổng $S(x)$ của nó cũng liên tục trên $X$.
Như vậy, nếu $S(x)$ không liên tục trên $X$ thì $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ không hội tụ đều trên $X$.
Định lý 2. Cho chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ trong đó mọi hàm $u_{n} (x)$ đều liên tục trên ${\rm [}a,b{\rm ]}$ và $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ hội tụ đều trên đoạn đó tới $S(x)$ thì ta có thể lấy tích phân từng số hạng của chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ trên ${\rm [}a,b{\rm ]}$: $$\int\limits_{a}^{b}S(x)dx =\int\limits_{a}^{b}\left[\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) \right]dx= \sum\limits_{n=1}^{+\infty }\int\limits_{a}^{b}u_{n} (x)dx.$$
Ví dụ 4. Ta có thể lấy tích phân từng số hạng của chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\cos nx}{n^{2} } $ trên đoạn $\left[0,\dfrac{\pi }{2} \right]$ được không?
Hướng dẫn. Vì các hàm $u_{n} (x)=\dfrac{\cos nx}{n^{2} }$ đều liên tục trên $\mathbb{R}$ nên $u_{n} (x)=\dfrac{\cos nx}{n^{2} }$ đều liên tục trên $\left[0,\dfrac{\pi }{2} \right]$.
Mặt khác, theo kết quả đã chứng minh ở ví dụ 2, $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\cos nx}{n^{2} }$ hội tụ đều trên $\mathbb{R}$ nên cũng hội tụ đều trên $\left[0,\frac{\pi }{2} \right]$.
Theo Định lý 2, ta có thể lấy tích phân từng số hạng của chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\cos nx}{n^{2} } $ trên đoạn $\left[0,\dfrac{\pi }{2} \right]$ được và ta có kết quả: \begin{align}\int\limits_{0}^{\pi /2}S(x)dx&=\int _{0}^{\pi /2}\left[\sum\limits_{n=1}^{+\infty}\dfrac{\cos nx}{n^{2}}\right]dx=\sum\limits_{n=1}^{+\infty}\int\limits_{0}^{\pi /2}\dfrac{\cos nx}{n^{2}}dx=\int\limits_{0}^{\pi/2}\cos xdx+\int\limits_{0}^{\pi /2}\dfrac{\cos 2x}{2^{2} } dx +\int\limits_{0}^{\pi /2}\dfrac{\cos 3x}{3^{2} } dx +\cdots\\&=\sin x\Big|_{0}^{\pi /2} +\dfrac{1}{2^{3} }\sin 2x\Big|_{0}^{\pi /2} +\dfrac{1}{3^{3} }\sin 3x\Big|_{0}^{\pi /2} +\cdots +\dfrac{1}{n^{3} }\sin nx\Big|_{0}^{\pi /2} +\cdots\\&=1-\dfrac{1}{3^{3} } +\dfrac{1}{5^{3} } -\dfrac{1}{7^{3} } +\cdots +(-1)^{k} \dfrac{1}{(2k+1)^{3} } +\cdots\end{align}
Định lý 3. Cho chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ hội tụ trên $(a,b)$, trong đó mọi hàm $u_{n} (x)$ đều liên tục cùng với các đạo hàm của chúng trên $(a,b)$. Khi đó nếu $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} '(x) $ hội tụ đều trên $(a,b)$ thì ta có thể lấy đạo hàm từng số hạng của chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) $ trên $(a,b)$: $S'(x)=\left(\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u_{n} (x) \right)'=\sum\limits_{n=1}^{+\infty }u'_{n} (x), \forall x\in (a,b)$.
Ví dụ 5. Ta có thể lấy đạo hàm từng số hạng của chuỗi hàm trên $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\sin nx}{n^{3}}$ trên $\mathbb{R}$.
Hướng dẫn. Trước hết ta chứng minh chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\sin nx}{n^{3} }$ hội tụ (tương tự ví dụ 2) và chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\left(\dfrac{\sin nx}{n^{3}}\right)'$ hội tụ đều trên $\mathbb{R}$: \[\forall n\in \mathbb{N},\forall x\in\mathbb{R}:|u_{n} (x)|=\left|\dfrac{\sin nx}{n^{3} } \right|\le \dfrac{1}{n^{3} }=a_{n} \] Mà chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{1}{n^{3} } $ là chuỗi số dương hội tụ (chuỗi Riemann có $\alpha =3>1$ )
Vậy, chuỗi đã cho hội tụ trên $\mathbb{R}$ .
Mặt khác: $\left(\dfrac{\sin nx}{n^{3} } \right)' =\dfrac{\cos nx}{n^{2}}$ nghĩa là $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\left(\dfrac{\sin nx}{n^{3} } \right)=\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\cos nx}{n^{2}}$ (theo Ví dụ 2 thì chuỗi này hội tụ đều trên $\mathbb{R}$).
Vì các hàm $u_{n} (x)=\dfrac{\cos nx}{n^{2} } ;{\rm \; }\left(u_{n} (x)\right)'=\dfrac{\sin nx}{n^{3} } $ đều liên tục trên $\mathbb{R}$ nên theo Định lý 3 thì ta có thể lấy đạo hàm từng số hạng của chuỗi hàm $\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\sin nx}{n^{3} } $ trên $\mathbb{R}$, ta có kết quả: $$\left(\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\sin nx}{n^{3} } \right)' =\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\left(\dfrac{\sin nx}{n^{3}}\right)'=\sum\limits_{n=1}^{+\infty }\dfrac{\cos nx}{n^{2} } =\cos x+\dfrac{\cos 2x}{2^{2} } +\dfrac{\cos 3x}{3^{2} } +\cdots $$
« Trước | Tiếp »Từ khóa » Bài Tập Về Xét Sự Hội Tụ Của Hàm Số
-
Bài Tập Xét Sự Hội Tụ Tích Phân Suy Rộng Của Hàm Không Bị Chặn Trên ...
-
Bài Tập Xét Sự Hội Tụ Của Tích Phân Suy Rộng Có Cận Vô Tận - YouTube
-
Bài Tập Về Xét Sự Hội Tụ Của Chuỗi Số - 123doc
-
Giải Tích 1 Tich Phan Suy Rong Hội Tụ , Phân Kì - StuDocu
-
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Chuỗi - Toán Cao Cấp - SlideShare
-
[PDF] Hướng Dẫn Giải Bài Tập Chuỗi_CBM 2009
-
[PDF] BÀI TẬP ÔN TẬP
-
Xét Sự Hội Tụ Của Tích Phân Suy Rộng - Giải Tích - Diễn đàn Toán Học
-
Giải Tích (cơ Bản) - Lý Thuyết Chuỗi - Đề Thi Mẫu
-
[PDF] Bài Toán Tính Giá Trị Gần đúng Của Một Hàm Số Tại điểm ... - ELEARNING
-
Xét Sự Hội Tụ Của Chuỗi Số Sau - Giải Bài Tập Toán Học Đại Học
-
Tích Phân Suy Rộng + Lời Giải Chi Tiết | PDF - Scribd