2 điều Cần Biết Khi Cấp Và Sang Tên Sổ đỏ đất đồng Sở Hữu
Có thể bạn quan tâm
Lưu ý về cách gọi:
- “Đất đồng sở hữu” là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất (bài viết này áp dụng đối với cá nhân có chung quyền sử dụng đất mà không phải là vợ chồng hoặc các thành viên trong gia đình sử dụng đất). Tuy nhiên, Hiến pháp và Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất không có "quyền sở hữu" đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất.
- Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).
1. Quy định về đứng tên, cấp Sổ đỏ, Sổ hồng
Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Căn cứ quy định trên có thể thấy một số vấn đề sau:
- Quy định về ghi tên: Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
- Cách thể hiện tên trên Giấy chứng nhận: Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định rõ về cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
+ Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận; tiếp theo ghi "Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với... (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)".
+ Thửa đất có nhiều cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi "Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:... (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)".
+ Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi "và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này".
- Số lượng Giấy chứng nhận được cấp: Sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận (thông tin trên các Giấy chứng nhận giống nhau), trừ trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Từ khóa » Sổ đỏ Có đồng Sở Hữu
-
Muốn đứng Tên đồng Sở Hữu Trên Sổ đỏ, Phải Làm Thế Nào?
-
Sổ đỏ đồng Sở Hữu Là Gì? Quy định Về đồng Sở Hữu Nhà đất?
-
Thủ Tục Làm Sổ đỏ đồng Sở Hữu Mới Nhất (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tư Vấn Thủ Tục Làm Sổ đỏ đồng Sở Hữu - Công Ty Luật DHLaw
-
Thủ Tục Tách Sổ đỏ đồng Sở Hữu Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022 ?
-
Luật Sư Tư Vấn Về Chủ đề "đồng Sở Hữu"
-
Sang Tên Sổ đỏ đất đồng Sở Hữu Cần Lưu ý Những Gì? - Báo Lao động
-
Đồng Sở Hữu đất Có được Cấp Riêng Sổ đỏ? - Báo Lao động
-
ĐỒNG SỞ HỮU QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ GÌ? - Đức Tân Luật
-
Tranh Chấp Nhà đồng Sở Hữu Giải Quyết Như Thế Nào?
-
Đồng Sử Dụng đất Là Gì? Quy định Về đồng Sở Hữu Thế Nào?
-
Đất đồng Sở Hữu Có Tách Sổ Riêng được Không? - Homedy
-
Cấp Sổ đỏ Cho Nhiều Người đồng Sở Hữu Như Thế Nào?
-
Đồng Sở Hữu đất Có được Cấp Riêng Sổ đỏ Không? - Báo Vĩnh Long