Đất đồng Sở Hữu Có Tách Sổ Riêng được Không? - Homedy
Có thể bạn quan tâm
Đất đồng sở hữu có tách sổ riêng được không là băn khoăn của rất nhiều người đang đồng sở hữu đất hoặc đang có ý định mua đất sổ chung. Cần lưu ý những gì để hạn chế rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng đất đồng sở hữu? Bài viết dưới đây của Homedy sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Mục lục
Đất đồng sở hữu là gì?
Trước khi tìm hiểu đất đồng sở hữu có tách sổ riêng được không, chúng ta cần phải nắm được khái niệm đất đồng sở hữu.
Đất đồng sở hữu là đất có từ hai chủ sở hữu trở lên và không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Đặc điểm dễ dàng nhất để biết đất đồng sở hữu là ở trang bìa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có ghi kèm dòng chữ chú thích “Cùng sử dụng đất đối với ông/ bà…”
Như vậy, nếu muốn chuyển nhượng đất đồng sở hữu cần phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu.
Quy định về đồng sở hữu quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, điều 98 Luật Đất đai năm 2013:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Pháp hiện hành quy định, thành viên có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có toàn quyền quyết định mảnh đất mà người đó sở hữu, miễn là không trái với luật pháp. Đối với đất đồng sở hữu cũng vậy. Đất sổ chung chỉ được bán, chuyển nhượng, trao tặng khi có sự thống nhất của đầy đủ các thành viên có tên trong sổ.
Nếu một trong những người đồng sở hữu không đồng ý với quyết định của các bên còn lại, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý theo quy định tại điểm B, Khoản 2, Điều 167 của Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
“Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.”
Tóm lại, trường hợp quyền sử dụng được phân chia theo phần cho từng người: Nếu mỗi thành viên muốn thực hiện quyền đồng sở hữu nhà đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa, đồng thời làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng.
Trường hợp quyền sử dụng đất không được phân chia theo từng phần, khi đó người đại diện sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm sử dụng đất.
>> Xem thêm: Sổ hồng chung là gì? Mua nhà sổ hồng chung có rủi ro gì không?
Đất đồng sở hữu có tách sổ riêng được không?
Đất đồng sở hữu hoàn toàn có thể tách sổ riêng được. Tuy nhiên, nếu muốn tách thửa để đứng tên riêng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có sự đồng ý của tất cả những người cùng sở hữu mảnh đất đó.
Bên cạnh đó, việc tách sổ riêng của đất đồng sở hữu phải tuần theo đúng các quy định của pháp luật. Người muốn tách thửa phải làm thủ tục, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất được tách. Ngoài ra, việc tách thửa đất cần đáp ứng đủ các điều kiện về quy hoạch cũng như lô đất đạt diện tích tối thiểu tại địa phương.
Thủ tục tách thửa cho đất đồng sở hữu
Sau khi nắm được việc mua đất sổ chung có tách sổ được không, dưới đây mời bạn tiếp tục tham khảo quy trình, thủ tục để tách sổ đỏ đồng sở hữu.
Hồ sơ tách sổ đỏ đồng sở hữu
Để làm hồ sơ tách sổ đỏ đồng sở hữu, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
-
Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất đã được cấp;
-
Mẫu đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 09/ĐK;
-
Văn bản hoặc hợp đồng thỏa thuận về chuyện phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với mảnh đất đó.
Các bước tiến hành thủ tục
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tách sổ đỏ riêng, bạn sẽ tiến hành các bước thủ tục tiếp sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bạn có thể mang bộ hồ sơ đã chuẩn bị để nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện địa phương hoặc nộp tại UBND cấp xã, phường nơi có đất, trong vòng 03 ngày kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ, UBND sẽ chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
-
Khi nộp hồ sơ, nếu phát hiện giấy tờ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ thì trong vòng tối đa 3 ngày cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn cho người nộp chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định.
-
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cần ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, đồng thời trao phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp hồ sơ tách sổ.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và quyết yêu cầu theo đúng trình tự pháp luật
Bước 4: Trả kết quả
Trong tối đa 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận sẽ trả kết quả cho người sử dụng đất.
Thời gian quy định tách sổ riêng của đất sổ chung
Nắm được đất đồng sở hữu có tách sổ riêng được không? Quy trình tách sổ như thế nào nhưng nhiều người không biết thời gian tách sổ đỏ của đất đồng sở hữu là bao lâu. Thời gian tách sổ đỏ của đất đồng sở hữu đã được quy định rõ ràng như sau:
-
Không quá 10 ngày kể từ khi hồ sơ được tiếp nhận.
-
Riêng đối với miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thời gian trả kết quả là không quá 20 ngày
Lưu ý về thời gian trả kết quả tách sổ đỏ đồng sở hữu:
-
Thời gian thực hiện tách sổ đỏ đất đồng sở hữu không bao gồm thời gian các ngày nghỉ, lễ theo quy định của pháp luật.
-
Trong trường hợp người sử dụng đất cần thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan, việc sử dụng đất có vi phạm pháp luật hay cần trưng cầu giám định thì thời gian thực tế có thể sẽ kéo dài lâu hơn.
Đất đồng sở hữu có xây nhà được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung năm 2020), việc cá nhân, tổ chức tiến hành xây dựng trên đất đồng sở hữu không thuộc trường hợp được miễn cấp phép xây dựng.
Vì thế, nếu bạn đang đồng sở hữu một thửa đất mà muốn xây dựng nhà trên thửa đất đó thì bạn bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng theo từng loại công trình cụ thể.
Khi tiến hành xin phép xây nhà trên đất đồng sở hữu thì bắt buộc phải có sự đồng thuận của các bên đồng sở hữu. Các bên phải ký xác nhận bằng văn bản (theo mẫu quy định).
Trường hợp nếu diện tích đất khi chia ra cho từng người đồng sở hữu đủ diện tích tối thiểu theo quy định tách thửa thì sẽ được cấp phép xây nhà theo đúng quy định pháp luật.
>>> Tham khảo ngay: Diện tích tối thiểu để tách thửa là bao nhiêu? Chi tiết 63 tỉnh thành
Đất đồng sở hữu có vay ngân hàng được không?
Pháp luật hiện nay không có bất kỳ quy định nào về việc cấm thế chấp đất đồng sở hữu để vay vốn ngân hàng. Do đó, đất đồng sở hữu trên thực tế vẫn có thể dùng thế chấp vay ngân hàng. Tuy nhiên việc này cũng cần sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu.
Đất đồng sở hữu có bán được không?
Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Như vậy, hoàn toàn có thể chuyển nhượng đất đồng sở hữu được. Tuy nhiên việc này cần được tất cả các chủ thể chung quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó đồng ý. Nếu các đồng sở hữu đất không đồng ý bán đất thì bạn có quyền định đoạt với phần đất tương ứng theo phần của bạn. Khi đó bạn cần làm thủ tục tách thửa ứng với phần quyền sử dụng của bạn.
Mua đất sổ chung có an toàn không?
Những điều cần biết khi mua đất sổ chung là gì? Dưới đây mà những rủi ro khi mua đất sổ chung mà bạn có thể gặp phải:
-
Việc tách sổ riêng gặp rất nhiều khó khăn và mất thời gian dài chờ đợi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn vốn của người mua.
-
Khó chuyển nhượng, khó thế chấp: Đất sổ chung muốn chuyển nhượng cần phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu khác. Mặt khác, ngân hàng thường yêu cầu tách sổ trước khi dùng tài sản thế chấp cho vay nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm hồ sơ thế chấp ngân hàng.
-
Dễ xảy ra tranh chấp: Nếu không có sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên từ ban đầu thì việc mâu thuẫn, tranh chấp rất dễ phát sinh sau này.
-
Dễ bị lừa đảo: Đối tượng lừa đảo sẽ mua đất đồng sở hữu, sau đó chia nhỏ và xây dựng thành từng căn nhà với giá bán rất rẻ, kèm theo quảng cáo là có sổ hồng. Người mua vì ham rẻ nên chưa tìm hiểu kỹ đã không chần chừ xuống tiền cọc. Đến khi tới tận nơi mới biết là đang mua nhà trên đất sổ chung, dễ mất trắng tiền cọc nếu không mua.
-
Mua đất sổ chung có công chứng được không? Câu trả lời là có. Nếu các chủ sở hữu đều đồng ý giao dịch thì hoàn toàn có thể mua đất sổ chung công chứng vi bằng, để đảm bảo các quyền và lợi ích được pháp luật bảo hộ.
>>XEM THÊM:
Sổ đỏ, sổ hồng chung có tách riêng được không? Có nên mua nhà đất sổ chung?
Pháp luật quy định gì về đất chung sổ đỏ? Người mua đất chung sổ đối mặt với những rủi ro gì?
Có nên mua đất đồng sở hữu/đất sổ chung?
Hiện nay, nhiều người lựa chọn mua đất sổ chung vì mức giá rẻ. Tuy nhiên, đất sổ chung cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi bị hạn chế bởi các quy chế pháp lý đến định đoạt quyền sở hữu.
Nếu muốn mua bán đất đồng sở hữu hợp pháp thì phải có sự chấp thuận của các đồng sở hữu. Nhiều trường hợp đất sổ chung không đủ điều kiện tách sổ riêng, hoặc đất thuộc quy hoạch lại được bán cho nhiều người với mức giá rẻ bằng hợp đồng viết tay, không văn bản công chứng. Người mua đất chỉ cầm sổ nhưng lại đứng tên người bán, giao dịch này đương nhiên không hợp pháp và người mua sẽ là người chịu thiệt trước tiên.
Thủ tục mua đất sổ chung
Khi có sự đồng ý của các đồng sở hữu cho phép chuyển nhượng thì thủ tục mua đất sổ chung được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng
Các bên lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và công chứng, chứng thực hợp đồng này.
Bước 2: Tiến hành thủ tục sang tên
Các bên thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Mua đất sổ chung cần giấy tờ gì? Dưới đây là các loại giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ đăng ký sang tên đất sổ chung bao gồm:
-
Đơn đề nghị chuyển quyền sử dụng đất;
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
Hộ khẩu thường trú của người mua
-
Trích lục thửa đất
-
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực
-
Chứng từ nộp tiền thuế đất.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thông báo nộp thuế, các bên chuyển nhượng cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật. Sau khi thực hiện các thủ tục trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và làm thủ tục cấp sổ mới theo giấy hẹn.
Như vậy trên đây Homedy đã giúp bạn nắm được đất đồng sở hữu có tách sổ riêng được không cùng đầy đủ các thông tin về thủ tục, giấy tờ để tách sổ đỏ của đất đồng sở hữu. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn, chúc các bạn thành công!
Trần Dung
Tham khảo các tin liên quan:- 10 câu hỏi và giải đáp đầy đủ khi mua căn hộ chung cư An Bình City
- Cập nhật giá bán và cho thuê căn hộ chung cư An Bình City 2024
- Tổng hợp 9 câu hỏi thường gặp về dự án Sunrise Riverside
Từ khóa » Sổ đỏ Có đồng Sở Hữu
-
Muốn đứng Tên đồng Sở Hữu Trên Sổ đỏ, Phải Làm Thế Nào?
-
Sổ đỏ đồng Sở Hữu Là Gì? Quy định Về đồng Sở Hữu Nhà đất?
-
Thủ Tục Làm Sổ đỏ đồng Sở Hữu Mới Nhất (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tư Vấn Thủ Tục Làm Sổ đỏ đồng Sở Hữu - Công Ty Luật DHLaw
-
Thủ Tục Tách Sổ đỏ đồng Sở Hữu Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022 ?
-
Luật Sư Tư Vấn Về Chủ đề "đồng Sở Hữu"
-
Sang Tên Sổ đỏ đất đồng Sở Hữu Cần Lưu ý Những Gì? - Báo Lao động
-
Đồng Sở Hữu đất Có được Cấp Riêng Sổ đỏ? - Báo Lao động
-
2 điều Cần Biết Khi Cấp Và Sang Tên Sổ đỏ đất đồng Sở Hữu
-
ĐỒNG SỞ HỮU QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ GÌ? - Đức Tân Luật
-
Tranh Chấp Nhà đồng Sở Hữu Giải Quyết Như Thế Nào?
-
Đồng Sử Dụng đất Là Gì? Quy định Về đồng Sở Hữu Thế Nào?
-
Cấp Sổ đỏ Cho Nhiều Người đồng Sở Hữu Như Thế Nào?
-
Đồng Sở Hữu đất Có được Cấp Riêng Sổ đỏ Không? - Báo Vĩnh Long