2 Loại Sâu đục Trái Ớt Và Cách Phòng Trừ Hiệu Quả - .vn
Có thể bạn quan tâm
Về loại sâu này, cần có biện pháp phòng trừ sớm hoặc diệt trừ ngay lúc xuất hiện trưởng thành và sâu non thì mới hiệu quả. Bởi vì, khi để sâu đã đục vào trong quả rồi thì không thể trị được.
Trong bài viết này, Fao sẽ cùng bà con tìm hiểu tất tần tật về 2 loại sâu đục quả ớt này, đồng thời đề xuất phương án phòng ngừa và đặc trị hiệu quả nhất.
Sâu đục trái ớt và cách phòng trị hiệu quả
Triệu chứng gây hại:
Sâu đục quả ớt thường gây hại khi ớt đang trong giai đoạn ra hoa và đậu trái non. Chúng rất thích trái xanh và đục vào từ cuống, đục đến đâu là đùn phân ra đến đó, thường thì lỗ bị sâu đục rất gọn gàng.
Trái non bị sâu đục thường bị rụng sớm, các quả lớn bị hại không còn nguyên vẹn và giảm giá trị. Ngoài trái, sâu còn tấn công cả chùm hoa và cành mang hoa gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Đặc điểm hình thái:
Sâu đục trái ớt trưởng thành màu nâu đậm, ngài trưởng thành chủ yếu hoạt động ban đêm, trứng được đẻ riêng lẻ từng quả, thường đẻ tại mặt trên lá non.
Sau khi nở, sâu non đục ngay vào các búp non, nụ hoa, rồi tiếp tục đục vào quả. Sâu non có 5-6 tuổi.
Sâu đẩy sức thì buông mình xuống đất để hoa nhộng, sau khoảng 15 ngày thì nhộng vũ hoá trở thành ngài.
Sâu đục quả ớt có vòng đời kéo dài khoảng 30 ngày.
Cách phòng trị:
Một khi sâu đã đục vào trái ớt rồi thì rất khó trị, nên cần chú ý xử lý sớm bằng các biện pháp sau:
- Kiểm tra thường xuyên ruộng vườn, kịp thời phát hiện ngài hoặc trứng non thì triển khai diệt trừ ngay.
- Thu dọn, tiêu hủy những cành, hoa và quả bị sâu bệnh ở cách xa nơi trồng ớt.
- Thường xuyên làm cỏ, dọn vệ sinh ruộng vườn giữ sự thông thoáng để hạn chế sâu bệnh phát triển.
Sâu đục trái ớt có tính kháng thuốc khá cao, do đó thời phun điểm quyết định rất nhiều hiệu quả, nên phun thuốc lúc trứng mới nở, khi sâu còn nhỏ.
Sử dụng một trong các thuốc sau để phun: Sec Saigon 25EC, Sairifos 585EC, dầu khoáng SK 99EC hoặc có thể pha kết hợp hai loại với nhau, thời gian phun vào buổi chiều lúc ngài đẻ trứng.
Sâu xanh đục trái hại cây ớt và cách phòng trị hiệu quả
Triệu chứng gây hại:
Sâu hại ớt bằng cách từ phía ngoài thò đầu vào bên trong ăn hại búp non, nụ hoa, chúng cắn điểm sinh trưởng, đục thủng quả từ khi còn non cho đến lúc gần chín làm thối trái.
Nhộng có màu nâu đỏ nằm trong đất hoặc trong lá khô.
Biện pháp phòng trừ:
- Thủ công thì quan sát thấy ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.
- Có thể bắt sâu bằng tay hoặc kết hợp với dùng bả mồi.
- Tránh trồng xen canh với cà chua, bắp…
- Sau mỗi vụ cần xới đất rồi phơi ải.
- Phun các loại thuốc chứa hoạt chất Lufenuron, Emamectin hoặc hỗn hợp Abamectin + Chlorantraniliprole…
Như vậy, Fao đã chỉ ra 2 loại sâu đục trái ớt phổ biến nhất và cách xử lý sớm giúp bà con bảo vệ năng suất. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích với bà con, xin cảm ơn và hẹn gặp lại!
Từ khóa » Các Loại Sâu Hại ớt
-
Sâu Hại Trên Cây ớt
-
Một Số Sâu Bệnh Hại ớt Và Cách Phòng Trị - Vườn Sài Gòn
-
Sâu Bệnh Hại Cây ớt
-
Một Số Sâu Bệnh Hại Cây ớt Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây ớt Và Cách Phòng Trừ | NAMIX
-
Một Số Loại Sâu Hại Cây ớt
-
Quản Lý Sâu, Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trị Hiệu Quả
-
Những Loại Sâu, Bệnh Hại Trên Cây ớt Doc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bệnh Gây Hại Thường Gặp ở Cây ớt - VINO
-
[PDF] QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI ỚT
-
[PDF] QUẢN LÝ BỆNH HẠI ỚT
-
MỘT SỐ DỊCH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ỚT - Biovina