Một Số Sâu Bệnh Hại ớt Và Cách Phòng Trị - Vườn Sài Gòn
Có thể bạn quan tâm
Cây ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ và ngày nay ớt được trồng khắp nơi trên thế giới. Ớt được sử dụng làm gia vị, rau và thuốc.
Cây ớt là cây chịu nhiệt: nhiệt độ thích hợp sinh trưởng 18-30 độ C. Hiện nay, khí hậu thời tiết trong năm có nhiều biến đổi dẫn tới sâu bệnh hại ớt.
Vì vậy cần phải có biện pháp phòng trừ kịp thời. Hoặc cây ớt trong vườn bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng làm giảm hiệu quả kinh tế.
Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn một số sâu bệnh hại ớt và thuốc trừ sâu bệnh này cho cây ớt.
1. Bọ trĩ (Thrips palmi)
- Đặc tính: màu vàng nhạt và rất nhỏ kể cả khi trưởng thành. Di chuyển rất nhanh và đẻ trứng trên lá non. Chích hút nhựa lá non và nụ hoa. Từ đó hoa lá bị xoăn lại làm cây sinh trưởng kém.
- Thời gian xuất hiện: trong suốt mùa vụ trồng. Trong điều kiện thời tiết khô nóng, bọ trĩ phát triển mạnh.
- Phòng & trị bệnh: Thăm đồng thường xuyên.
- Nếu xuất hiện mật độ cao 100 cây/1000m2 thì tiến hành phun thuốc đặc trị bọ trĩ hại ớt.
YAMIDA 100EC
Hoạt chất: 100% Imidacloprid
Công dụng: đặc trị bọ trĩ, rầy nâu gây hại trên cây trồng (ớt).
Cách dùng:Pha 12 – 20ml/ 16 -25 lít nước.
Dùng 0,25 – 0,3 lít/ha
Lượng nước phun: 320 – 400 lít/ha
Thời gian cách ly: 14 ngày
Đặt mua Yamida 100EC 20ml và Yamida 200EC 100ml.
2. Sâu khoang (Spodoptera litura)
- Đặc tính: Bướm đẻ trứng trên lá, cành và gân lá từng ổ
Vòng đời: 25 – 48 ngày
– Trứng: 3 – 7 ngày
– Sâu non: 12 – 27 ngày
– Nhộng: 8 – 10 ngày
– Trưởng thành: 2 – 4 ngày
Thường gây hại vào ban đêm. Ban ngày ẩn dưới đám lá, bụi cỏ hoặc trong đất. Sâu làm nhộng trong đất.
- Biện pháp phòng trừ:
– Dọn vườn sạch sẽ. Gom tàng dư và trứng sâu đi tiêu hủy.
– Thường xuyên thăm vườn để phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
– Khi xuất hiện với mật độ cao nên phun thuốc nhanh chóng để tránh bị thiệt hại nặng.
- Thuốc trừ sâu sinh học Tasieu 1.9 EC. Thuốc đặc trị sâu khoang, sâu xanh, sâu ăn lá,…
- Hoạt chất: 1,9% Emamectin benzoate.
- Cách dùng: pha 3-5ml/10L nước. Phun 2 bình cho 360m2, 3 bình cho 500m2, 5-6 bình cho 1000m2.
– Phun khi sâu, nhện mới xuất hiện.
– Thời gian cách ly: 7 ngày.
Hãy đặt mua Tasieu 1.9EC
3. Bệnh thán thư
- Nguyên nhân: do nấm Clolletotrichum Gloesporioides gây ra.
- Triệu chứng: Thường gây hại trên trái. Vết bệnh là những đốm tròn có màu xanh đậm và lõm xuống. Sau đó vết bệnh lớn dần có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen. Bên trong vết bệnh có nhiều vòng tròn đồng tâm trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.
- Giai đoạn nhiễm bệnh: thường gây hại trên trái ớt già hay chín. Nếu thời tiết thuận lợi thì bệnh sẽ phát tán ớt non. Trong điều kiện nóng, mưa nhiều, ẩm cao, nắng mưa thất thường bệnh phát triển nhanh.
- Phòng và trừ bệnh:
Thu gom, tiêu hủy những trái nhiễm bệnh và tàn dư cây trồng sau thu hoạch.
Luân canh cây trồng khác họ, mật độ trồng hợp lí, bón phân cân đối.
Sử dụng giống khỏe sạch bệnh. Không dùng hạt của trái bị bệnh làm giống cho vụ mùa sau.
Khi cây xuất hiện trái non nên phun thuốc để phòng ngừa.
a. Thuốc trừ bệnh Topsin M 70WP
- Hoạt chất: 70% Thiophanate Methyl
- Công dụng: Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Made in Japan.
- Cách dùng: Pha gói 8g cho bình 10 lít nước.
– Phun lên lá khi bệnh mới phát sinh. Bệnh nặng cần phun nhắc lại sau 7-10 ngày.
– Thời gian cách ly: ngưng phun trước thu hoạch 7 ngày.
Hãy đặt mua Topsin M 70WP
b. Thuốc trừ bệnh NATIVO 750WG đặc trị thán thư
- Hoạt chất: 250g/kg Trifloxystrobin; 500g/kg Tebuconazole.
- Công dụng:
– Nội hấp, lưu dẫn, trừ nhiều bệnh xuất hiện cùng lúc.
– Đặc trị thán thư. Hiệu quả cao trên bệnh đốm trắng, phấn trắng và rỉ sắt.
– Giúp rau trái sáng đẹp, đậu và hồ tiêu chắc hạt.
– Giữ màu sắc hoa và trái tươi lâu hơn.
– Hiệu quả ổn định khi dùng trong mùa mưa.
– Hiệu lực kéo dài hơn các loại thuốc trừ bệnh khác khoảng 1 tuần trong mưa.
Hãy đặt mua NATIVO 750WG
4. Bệnh héo xanh (héo rũ)
- Nguyên nhân: Vi khuẩn Pseudomonas so lanacearum
- Triệu chứng: cây héo đột ngột nhưng lá vẫn xanh. Rễ và thân cây phần trong bị sung nước sau đó chuyển màu nâu. Cắt đoạn thân cây để vào li nước thì giọt dịch vi khuẩn màu trắng chảy ra.
- Giai đoạn nhiễm bệnh: phát triển nhanh ở độ ẩm đất cao, nhiệt độ 24-38 độ C. Cây non bị nhiễm bệnh lá trên héo trước. Cây già thì lá dưới héo trước.
- Phòng và trừ bệnh:
– Luân canh cây trồng khác họ, sử dụng cây giống không bị nhiễm bệnh.
– Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
– Tiêu hủy những cây bệnh để tránh lan các cây còn lại.
– Phun thuốc phòng ngừa khi cây chưa xuất hiện bệnh.
Solo top 50WP chuyên trị nấm và vi khuẩn
- Hoạt chất: 5% w/w Kasugamycin và 45% w/w Copper Oxychloride
- Công dụng: Thuốc trừ nấm và vi khuẩn. Có phổ tác dụng rộng, ức chế nhanh sự phát triển của nấm bệnh. Thuốc đặc trị bệnh đốm trắng thán thư trên hoa hồng.
- Cách dùng: gói 15gram pha 16 lít nước. Phun khi bệnh chớm xuất hiện. Thời gian cách ly 7 ngày.
- Hãy đặt mua Solo top 50WP.
Bài viết liên quan
Blog, Kỹ thuật nông nghiệpNhững lưu ý khi trồng xà lách tại nhà cho người mới bắt đầu
26/12/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpHướng dẫn phun nước vôi trong cho hoa hồng đúng chuẩn và hiệu quả
24/12/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpCách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi
22/12/2024bởi Thuy Hoa BlogCách Trồng Nấm Trong Thùng Xốp Đơn Giản Tại Nhà
18/12/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpTưới nước vo gạo cho cây Mai Vàng, nên hay không?
16/12/2024bởi Thuy HoaĐiều hướng bài viết
Previous Post Các loại thuốc trừ sâu phòng trừ hiệu quả cho hoa hồngNext Post CÁCH LÀM GE CHUỐI TƯỚI CHO HOA LAN VÀ HOA HỒNGTrả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
DANH MỤC
Từ khóa » Các Loại Sâu Hại ớt
-
Sâu Hại Trên Cây ớt
-
Sâu Bệnh Hại Cây ớt
-
Một Số Sâu Bệnh Hại Cây ớt Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây ớt Và Cách Phòng Trừ | NAMIX
-
Một Số Loại Sâu Hại Cây ớt
-
Quản Lý Sâu, Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trị Hiệu Quả
-
Những Loại Sâu, Bệnh Hại Trên Cây ớt Doc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bệnh Gây Hại Thường Gặp ở Cây ớt - VINO
-
2 Loại Sâu đục Trái Ớt Và Cách Phòng Trừ Hiệu Quả - .vn
-
[PDF] QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI ỚT
-
[PDF] QUẢN LÝ BỆNH HẠI ỚT
-
MỘT SỐ DỊCH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ỚT - Biovina