20+ Món Ngon Ngày Tết Miền Trung đậm đà Không Thể Thiếu - Digifood

Tết là ngày vui của mọi nhà, là ngày mâm cao cỗ đầy, là lúc mà những món ngon ngày bé, món ngon mẹ làm được gác đầy trong gian bếp. Ở Việt Nam, mỗi vùng miền lại có cho mình mâm cỗ Tết khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Digifood sẽ giới thiệu đến bạn những món ăn ngày Tết miền Trung. Đảm bảo bạn sẽ thấy ở đây có một nền văn hóa ẩm thực thật độc đáo. 

Mục Lục

Toggle
  • 1. Món ngon ngày Tết miền Trung từ thịt
    • Bò kho mật mía
    • Nem chua
    • Thịt heo ngâm nước mắm
    • Thịt lợn hầm
    • Giò lụa, giò bò
    • Thịt kho tàu
    • Thịt gà chặt
  • 2. Các món canh rau củ
    • Canh măng nấu xương
    • Canh khổ qua nhồi thịt
    • Canh rau củ
    • Dưa món
  • 3. Món ngon ngày Tết miền Trung là bánh, kẹo
    • Bánh chưng, bánh tét
    • Mứt gừng
    • Bánh thuẩn
  • 4. Các món xôi chè
    • Xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ xanh
    • Chè đậu xanh
    • Chè trôi nước, bánh ngào

1. Món ngon ngày Tết miền Trung từ thịt

Tết thì không thể thiếu thịt, ở miền Trung thậm chí là thịt treo đầy nhà, đôi khi hết Mồng rồi vẫn còn thịt. Mà đặc biệt hơn là có vài món chỉ đến Tết mới nấu, cứ ngửi thấy là biết xuân đã về. Tham khảo ngay những món ăn tết miền Trung ngon được làm từ thịt bò, thịt lợn dưới đây:

Bò kho mật mía

Đây là một đặc sản của xứ Nghệ, thịt bò sau khi ra thành phẩm có màu vàng nâu, ăn vào vị ngọt, mặn cay thêm chút đăng đắng hòa quyện. Thịt rất thơm bởi được tẩm ướp cầu kì từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như gừng, mật, quế, hồi… Người miền Trung nấu món này vì để được lâu, mang ra đãi khách ngày năm mới thì lại rất đưa rượu. Để trong bữa mà ăn kèm xôi, bánh chưng hoặc cơm nóng thì đúng là hết sẩy. Cách làm bò kho mật mía rất cầu kì, yêu cầu sự tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu cũng như tẩm ướp.

mon an ngay tet mien trungẢnh sưu tầm

Nem chua

Từ xứ Nghệ mình ra xứ Thanh, nem chua là một món ăn quen thuộc đối với người Thanh Hóa cũng như là món quà quý đối với những người ở tỉnh thành khác. Nem chua được làm từ thịt lợn ngon, giã nhuyễn rồi dùng men của lá chuối, ổi, sung và thính gạo để ủ cho chín. Khi chín đủ thì có vị thơm, chua thanh thanh, thêm chút cay nhẹ của ớt và tiêu. Nem mà mang ra ăn cùng tương ớt thì có ăn hoài cũng không ngán. Bạn có thể ăn không hoặc mang ra chế biến cùng các món khác như là nộm, nem chua rán…

mon an ngay tet mien trungẢnh sưu tầm

Thịt heo ngâm nước mắm

Nhắc đến các món ăn ngày Tết miền Trung thì không thể thiếu thịt heo ngâm nước mắm, một món ăn dân giã nhưng đậm tình quê hương. Thịt heo phải chọn những loại thịt ngon nhất, sơ chế cho sạch sẽ rồi mang đi ngâm nước mắm dấm đường, một số nhà thì cho thêm rau củ cho màu sắc. Thành quả là món thịt heo thơm lừng, chua chua cay cay giòn vui miệng. Món này thường ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, xôi hay mang ra cuộn bánh tráng. >>> Xem hướng dẫn cách làm thịt ngâm nước mắm

thit heo ngam nuoc mamẢnh sưu tầm

Thịt lợn hầm

Thịt hầm hay thịt nung chín mềm là một món ăn quen thuộc của các gia đình miền Trung. Thịt phải tẩm ướp thật đậm đà, hầm thật kĩ, hầm càng lâu thì càng ngon. Những thớ thịt dài, mềm dai, bên ngoài có màu vàng nghệ đẹp mắt. Bên trong trắng thơm, ăn một miếng là lan tỏa mùi hương hành, sả, tiêu, ngũ vị hương… Thị hầm thì phải có phần mỡ đi kèm, ăn mỡ không bị ngán đổi lại còn rất đưa cơm. Món ăn này có thể bảo quản được lâu, bữa nào ăn thì mang ra hâm rồi thưởng thức bữa đó. >>> Xem hướng dẫn cách nấu thịt lợn hầm nhừ

mon an ngay tet mien trungẢnh sưu tầm

Giò lụa, giò bò

Đây là món ăn khá truyền thống không chỉ ở miền Trung mà còn ở nhiều tỉnh thành khác. Trong mọi mâm cỗ của người Việt không thể thiếu đĩa giò thơm bùi. Khi ăn có vị sần sật, giòn mềm, có mùi thơm rất riêng. Giò được làm từ thịt lợn tươi sạch, được tẩm ướp qua tiêu, hạt nêm, một ít bột rồi xay nhuyễn. Khi sơ chế xong thì mang đi gói trong lá chuối rồi luộc. Giò càng nhiều thịt thì càng ngon, nhiều nơi hiện nay bị công nghiệp hóa nên chất lượng gây ra nhiều tranh cãi. Để bữa cơm Tết thêm ngon và đảm bảo hơn bạn có thể học cách làm giò lụa tại nhà.

gio lua, gio chaẢnh sưu tầm

Thịt kho tàu

Thịt kho tàu có nguồn gốc từ Nam Bộ, sau dần đã trở thành một trong những món ăn ngày Tết ở miền Trung không thể thiếu. Thịt chọn kho tàu là thịt ba chỉ, nửa nạc nửa mỡ, cắt thành những miếng vuông vừa ăn. Tinh túy từ món ăn là phần nước cốt dừa và cách tẩm ướp phù hợp. Tùy mỗi địa phương thì có thể cho trứng cút, trứng gà hay vịt. Ngày Tết mỗi nhà thường nấu một nồi to, ăn dần trong những ngày đầu năm. Mỗi lần ăn mang ra hâm cho dậy mùi thơm, thịt kho tàu luôn ngon khi ăn nóng. >>> Xem hướng dẫn cách nấu thịt kho tàu

mon an ngay tet mien trungẢnh:@mamahuynhbake

Thịt gà chặt

Nhắc đến các món ăn ngày Tết thì không thể thiếu thịt gà, nhưng riêng ở miền Trung thì người ta chỉ nấu gà luộc, sau đó chặt ra rồi mang đãi khách, làm cơm. Gà phải chọn gà nuôi tại nhà, gà quê ngon hơn gà mua ở chợ hay gà công nghiệp rất nhiều. Gà trống hay gà mái đều được nhưng phải đảm bảo thịt giai, thịt màu đậm nhưng da gà phải vàng. Đơn giản ăn với muối tiêu xanh thì bao nhiêu chén rượu xuân cũng hết.

mon an ngay tet mien trungẢnh sưu tầm

2. Các món canh rau củ

Rau củ là một trong những đặc trưng của nông nghiệp, và bà con miền Trung thường trồng các vụ mùa trước Tết để thu hoạch đón xuân. Trên mâm cỗ Tết miền Trung mà thiếu đi bát canh từ rau củ đủ loại thì thật là thiếu sót lớn.

Canh măng nấu xương

Đây là món ăn ngày Tết miền Trung cổ truyền, có vị thanh mát, ngọt bùi. Măng thường có măng khô với măng tươi, nhưng loại măng khô vẫn là lựa chọn phổ biến nhất. Các mẹ thường nấu măng với thịt bò hoặc thịt heo, hầm với gà hoặc xương. Món nào cũng ngon, cũng mang lại hương vị thân quen, vị ngọt của nước, dai sần sật thêm mùi thơm thoang thoảng. >>> Xem cách làm canh măng nấu xương

mon an ngay tet mien trungẢnh: @minhhiennguyen__foodstylist

Canh khổ qua nhồi thịt

Người miền Trung hay có câu đùa là năm mới ăn canh khổ qua cho cái khổ nó qua đi. Dù chỉ là câu nói vui nhưng cũng không thể phủ nhận được hương vị của món ăn này. Nhiều người sợ ăn khổ qua sẽ đắng, nhưng với cách chế biến đặc biệt thì khi ăn bạn chỉ còn thoang thoảng vị đắng xen lẫn với dư vị ngọt bùi ở sau. Thịt bên trong sẽ được băm nhỏ, khi nấu canh có vị ngọt tự nhiên, cay cay của tiêu và thơm nồng của hành. >>> Xem cách làm canh khổ qua nhồi thịt

canh kho qua nhoi thitẢnh: @chef_thuy_pham

Canh rau củ

Canh rau củ vẫn luôn là lựa chọn cho các món ngon ngày Tết miền Trung. Nguyên liệu vừa dễ tìm, dễ làm ăn lại ngon và tốt cho sức khỏe. Người miền Trung trước Tết họ thường trồng các vụ mùa như bí, cà rốt, khoai tây. Năm hết Tết đến thì mang thành quả của mình ra để thưởng thức. Dù hơi tốn công sức nhưng được hưởng công sức này là niềm vui của mỗi người. Nấu canh rau củ các loại như cà rốt, khoai sọ, khoai tây, cà chua… với xương, thịt bò hoặc thịt bằm đều được.

canh rua cuẢnh: Cookbeo

Dưa món

Món ăn huyền thoại của mỗi nhà là đây, cứ độ 25, 26 Tết là đã thấy mẹ phơi từng rổ nào là củ kiệu, cà rốt, su hào, đu đủ, dưa leo… Phơi xong thì mang đi ngâm với nước mắm chua ngọt, để khoảng 3 – 4 ngày là có thể mang ra ăn. Dưa món giòn giòn, hơi cay, vị ngọt chua thanh ăn lạ miệng. Ăn với mỗi nó cũng ngon, ăn thêm với bánh chưng lại càng tăng thêm vị độc đáo. Dưa bỏ trong hũ thủy tinh, để vào ngăn mát tủ lạnh là ăn được cả tháng. Đôi khi Tết hết, vẫn còn hũ dưa món, mang ra thưởng thức mà ngỡ bồi hồi như xuân còn đây.

mon an ngay tet mien trungẢnh:@hoanghaoffical

3. Món ngon ngày Tết miền Trung là bánh, kẹo

Mâm cao cỗ đầy thì không thể thiếu hình bóng của bánh Tét, mâm ngũ quả hay đĩa kẹo mứt đón khách được. Liệu mâm cỗ miền Trung ngày Tết có khác gì những nơi khác?

Bánh chưng, bánh tét

Tết nhà ai mà chẳng có bánh chưng, bánh tét, ở miền Trung tùy từng nhà họ sẽ làm hai loại bánh này. Nghe thì có vẻ khác nhau nhưng thật ra nhân bên trong và cách làm là như nhau. Xem ngay cách cách gói bánh chưng đẹp và dễ làm nhất nhé!

Lá giong xanh, nếp mới thơm, đỗ đen mềm, thịt lợn ngon thêm chút tiêu tỏi. Phần thích nhất là ngồi quây quần trông nồi bánh chưng, bánh tét. Có khi nấu cả ngày, khi thì nấu qua đêm. Ngồi bên bếp lửa nóng, vui đùa kể cho nhau nghe những chuyện của năm qua. Nghe thôi đã thấy nao nao trong người. Bánh nhà làm, nếp nhà trồng, thịt lợn nuôi đảm bảo ngon hơn bao giờ hết.

Để bánh chưng xanh và mềm ngon, hãy tham khảo cách luộc bánh chưng đã được Digifood chia sẻ chi tiết!

banh chung viet nam

Ảnh sưu tầm

Mứt gừng

Nghe câu gừng cay muối mặn thì chắc chắn là nhớ đến miền Trung rồi đúng không. Người miền Trung thường chọn mứt gừng vì tiết trời xuân ở đây se se lạnh, ăn miếng gừng phủ đường bên ngoài mới ấm lòng làm sao. Mứt gừng rất dễ làm, có thể chế biến thủ công, già trẻ gái trai ai cũng có thể thực hiện chẳng kể người khéo tay hay không. Ngày nay có hàng trăm loại mứt, hàng trăm hương vị khác nhau. Nhưng miếng gừng ấm nồng truyền thống vẫn luôn là sự lựa chọn của bà con nơi dải miền Trung.

Ngoài mứt gừng, bạn có thể tham khảo thêm cách làm các loại mứt Tết thơm ngon sau:

  • Cách làm mứt mận
  • Cách làm mứt tắc
  • Cách làm mứt đu đủ xanh

mut gung banh keoẢnh:@an_vat_nha_tho

Bánh thuẩn

Bánh thuẩn khá giống với bánh bông lan, ăn ngọt ngọt, bùi bùi mềm thơm lạ vị. Bánh được làm từ bột mì tinh và trứng, thêm chút đường và sữa ngọt thơm. Có thể biến tấu nhiều màu sắc nhưng màu bánh vàng truyền thống vẫn là biểu tượng của ngày Tết. Sau khi đã khuấy bột thì đổ vào khay với hình dạng ngộ nghĩnh, nướng trên bếp than càng khiến cho vị bánh thêm đặc biệt. Lấy tăm xắp xắp qua bánh thấy mềm và xốp thì mang ra, bảo quản trong hộp hoặc bịch ni lông. Mỗi lần khách đến, bạn bè qua chơi là cứ mang ra mời, ngồi thưởng thức cùng với nước chè xanh.

mon an ngay tet mien trungẢnh:@thepetitechef

4. Các món xôi chè

Giống như một bữa buffet linh đình, có khai vị, có món chính và giờ là móng tráng miệng. Ở miền Trung người ta khá hảo ngọt và ngày Tết không thể thiếu đi những bát chè ngọt ngào, ấm nóng.

Xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ xanh

Tết mà không có mùi thơm của xôi nếp thì không còn là Tết. Ở miền Trung, người ta ưa chuộng xôi trắng, xôi gấc và xôi đậu xanh. Nếp nấu cũ hay mới đều được nhưng với cốt nông nghiệp thì mọi người ở đây chuyển chọn rất kĩ. Để sau khi nấu lên xôi đều hạt, dẻo, ăn có vị béo ngọt tự nhiên. Xôi sẽ thường ăn với gà luộc hoặc giò, một số loại thịt hầm.

mon an ngay tet mien trungẢnh sưu tầm 

Chè đậu xanh

Một trong những món ăn ngày Tết miền Trung đặc trưng trong đêm giao thừa chính là chè đậu xanh. Không chỉ mang ý nghĩa về dinh dưỡng, chè đậu xanh còn mang lại cảm giác ngọt ngào, ấm áp như không khí đoàn viên. Chè nấu không quá ngọt, có vị bùi bùi béo béo tự nhiên của đậu. Nhiều người còn nấu đậu xanh cùng với bí đỏ, khoai môn, thốt nốt hay nha đam…

mon an ngay tet mien trungẢnh sưu tầm 

Chè trôi nước, bánh ngào

Thay vì chè đậu xanh thì nhiều gia đình lựa chọn nấu chè trôi nước hay gọi khác là bánh ngào, bánh trôi nước. Bánh được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh, nấu với mật mía, khi ra thành quả thì ăn cùng với một ít dừa, gừng hoặc mè trắng. Bánh có vị béo béo của nếp, ngọt của mật, khi ăn nóng lại càng tôn lên hương vị.

mon an ngay tet mien trungẢnh:@hang.diary

Trên là những món ăn ngày Tết miền TrungDigifood Blog muốn chia sẻ đến với bạn. Chúc bạn sẽ có những ngày Tết thật vui vẻ bên cạnh gia đình và bạn bè. Đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều món ăn ngày tết và công thức chế biến hấp dẫn nhé!

Cùng chủ đề:

  • Món ăn ngày Tết miền Bắc
  • Món ngon ngày Tết miền Nam
Tagsbữa trưa món canh món kho

Từ khóa » Các Món ăn Ngày Tết Người Miền Trung