20 Quy Trình Mẫu: Quản Lý Công Việc, Dự Án Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và trơn tru là khi doanh nghiệp đó vận hành mọi quy trình theo một hệ thống nhất quán và có nguyên tắc. Sẽ là thiết sót nếu doanh nghiệp không nắm trong tay bộ quy trình chuẩn hóa các nghiệp vụ, quản lý công việc và dự án. Dù là doanh nghiệp thuộc bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực gì.
Đội ngũ Fastwork đã đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tổng hợp và biên soạn nhiều bộ tài liệu hữu ích, giúp ích cho doanh nghiệp trong việc giải bài toán quản lý. Bộ tài liệu này cũng không nằm ngoài sự đồng hành đó của chúng tôi. Dưới đây là Bộ 20 Quy trình Quản lý công việc, Dự án doanh nghiệp. Bộ tài liệu sẽ được cập nhật liên tục nhằm phục vụ những nhu cầu cấp thiết nhất của doanh nghiệp.
Mục lục nội dung:
- 1. Quy trình mẫu Quản lý công việc/dự án ngành Xây dựng
- 2. Quy trình mẫu quản lý công việc/dự án ngành Bất động sản
- 3. Quy trình mẫu ngành Bán lẻ
- 4. Quy trình mẫu cho Marketing
- 5. Tải miễn phí 20 mẫu Excel quản lý tiến độ dự án, phòng ban
1. Quy trình mẫu Quản lý công việc/dự án ngành Xây dựng
Trong bối cảnh hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu có một chiến lược kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường sẽ có nhiều khả năng đứng vững được trong môi trường kinh doanh đầy biến động này. Đó là bởi tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt.
Thực tế những thành công trên thương trường đều chứng minh được một điều đó là các doanh nghiệp ngày càng thịnh vượng và lớn mạnh, có tiềm năng kinh tế lớn là phần nhiều nhờ vào sự năng động, nhạy bén với sự thay đổi của xã hội và thị trường. Một chiến lược hành động đúng đắn, phù hợp và biết tận dụng những cơ hội kinh doanh, hạn chế được những rủi ro trên cơ sở phát huy được lợi thế của doanh nghiệp – là chiến lược mà mọi doanh nghiệp cần.
Để giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công, Fastwork đã tổng hợp và đưa ra sơ đồ quy trình hoàn thiện và ngắn gọn nhất gồm 3 bước.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý thi công Xây dựng đầu tiên và Duy nhất tại Việt NamSơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đưa ra dự báo thị trường
Doanh nghiệp cần phát hiện ra nhu cầu thị trường chưa được đáp ứng, từ đó tìm ra cách tiếp cận, phân tích và tìm hiểu về nhu cầu đó. Để thực hiện được bước này, doanh nghiệp cần một quá trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định để phát hiện ra nhu cầu thị trường. từ đó đáp ứng được đòi hỏi của thị trường.
Phương pháp nghiên cứu thị trường tạo ra cho doanh nghiệp cơ hội nắm bắt chi tiết về nhu cầu thị trường như: thị trường có biến động gì, loại hàng hóa nào thỏa mãn được nhu cầu thị trường, phương thức dịch vụ sau khi đáp ứng nhu cầu thị trường đó ra sao,… Từ đó, doanh nghiệp định hướng và thiết lập được chiến lược kinh doanh đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường.
Các hoạt động triển khai trong bước tìm kiếm cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp gồm:
- Thống kê tất cả các cơ hội kinh doanh cùng với việc phân tích thị trường và học hỏi từ các doanh nghiệp khác
- Doanh nghiệp phân loại và sắp xếp cơ hội kinh doanh thành các nhóm để đánh giá khả năng thực hiện những cơ hội đó
- Tìm ra đặc trưng cho mỗi nhóm cơ hội. Từ đó doanh nghiệp lựa chọn nhóm phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhằm hướng tới việc hoạch định chiến lược kinh doanh
Bước 2: Xây dựng (hoạch định) chiến lược kinh doanh
Các yếu tố để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả bao gồm:
- Tăng cường thế mạnh doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường
- Xây dựng vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu và an toàn ở mức tối đa
- Xác định được phạm vi kinh doanh, mục tiêu then chốt. Đưa ra được những điều kiện cơ bản về vật chất kỹ thuật và lao động để đạt được mục tiêu đó.
- Cần có thông tin và sự hiểu biết đủ mạnh để có một tư duy đúng nhằm đưa ra được cái nhìn thực tế, dự đoán nhạy bén và sáng suốt trong môi trường kinh doanh.
- Doanh nghiệp thiết lập sẵn chiến lược dự phòng để thay thế trong những tình huống xấu nhất xảy ra.
Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh phải có sự kết hợp hài hòa giữa 2 loại chiến lược. Bao gồm chiến lược kinh doanh chung (vấn đề tổng quát bao trùm có tính chất quyết định) và chiến lược kinh doanh bộ phận (vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược giá, tiếp thị, vận chuyển,…)
Ngoài ra tại bước này để xây dựng được chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động (thường gọi là tam giác chiến lược) sau
- Căn cứ vào khách hàng để phân chia thị trường
- Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp để khai thác tối đa thế mạnh và giảm thiểu rủi ro trong chiến lược kinh doanh
- Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh thông qua lợi thế vô hình và lợi thế hữu hình nhằm so sánh khả năng của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh khác. Từ đó xây dựng được bảng thống kế để phân tích và tìm ra lợi thế cho doanh nghiệp mình.
Bước 3: Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh
Trước khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét các vấn để sau
- Nhận biết chính xác chiến lược hiện tại của doanh nghiệp làm căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh trong tương lai
- Rà soát, đánh giá lại kết quả của các kỹ thuật phân tích chiến lược
- Xem xét các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược như tài chính doanh nghiệp, mục tiêu, sức mạnh của ngành nghề và doanh nghiệp,…. Trong đó, nguồn tài chính thường là nguyên nhân gây sức ép đối với việc lựa chọn chiến lược. Không ít doanh nghiệp do có nguồn lực hạn chế đã phải từ bỏ cơ hội kinh doanh chỉ vì không đủ chi phí để triển khai.
- Trình độ, năng lực phải được đánh giá kỹ lưỡng, tránh việc doanh nghiệp phải phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài doanh nghiệp.
Kết luận
Mỗi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình theo những căn cứ vào các mục đích và bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên bất kể nội dung những chiến lược kinh doanh khác nhau thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có sự kết hợp hài hòa giữa hai phần chiến lược đã nêu ở trên.
Trong đó những chiến lược tổng quát thường đề cập đến những vấn đề bao quát và quan trọng nhất, quyết định vấn đề sống còn cho doanh nghiệp.
Chiến lược bộ phận thường hướng vào những vấn đề cụ thể của doanh nghiệp như chiến lược tài chính, chiến lược công nghệ, nhân sự, chiến lược sản phẩm, giá thành, quảng cáo,… Doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ hai chiến lược này để có thể tạo thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.
Đề xuất tham khảo: 9 phần mềm quản lý dự án xây dựng tốt nhất năm 20212. Quy trình mẫu quản lý công việc/dự án ngành Bất động sản
Trong những năm gần đây, cơ chế mở của thị trường đã đem lại không ít lợi ích cho thị trường kinh doanh thuộc các lĩnh vực. Nổi bật trong đó là sự phát triển như vũ bão của thị trường bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm dự án nhà ở, khu văn phòng, trung tâm thương mại,…
Song để thành công trong quyết định lựa chọn mô hình đầu tư và quản lý khai thác hiệu quả, nhà đầu từ cần phải lựa chọn và phân tích theo một quy trình kỹ lưỡng.
Tìm hiểu thêm Phần mềm quản lý quy trình công việc và tự động hóa giao việc
Quy trình phát triển dự án bất động sản
Diễn giải sơ đồ quy trình làm việc
Bước 1: Tìm hiểu và thực hiện pháp lý khu đất
Hoạt động tìm kiếm khu đất để triển khai đầu tư là hoạt động thường xuyên của những doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Trong đó, nhà đầu từ sẽ đặt ra các câu hỏi như việc mua khu đất ở đâu, giá bao nhiêu, khi nào là thời điểm hợp lý để mua,… Cũng bởi tại Việt Nam, bất kỳ khu đất nào cũng nằm trong diện khống chế quy hoạch để sử dụng vào mục đích nhất định. Do đó đòi hỏi nhà đầu từ phải có sự điều tra về tính phù hợp, thông số quy hoạch, tính pháp lý hợp pháp của khu đất với mục đích kinh doanh của mình.
Bước 2: Lên ý tưởng triển khai cho dự án BĐS
Tại bước này, nhà đầu tư dựa vào tầm nhìn và kinh nghiệm của mình để đưa ra ý tưởng kinh doanh được căn cứ trên cơ sở chung là nhu cầu thị trường.
Bước 3: Nghiên cứu thị trường và phân khúc khách hàng
Hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm kiểm định lại ý tưởng kinh doanh, nhằm giảm thiểu nhất rủi ro cho dự án. Nghiên cứu thị trường cần được hoạch định trước chiến lược, triển vọng phát triển và phân khúc khách hàng nhắm đến của dự án.
Bước 4: Thiết kế ý tưởng
Tại bước này, ý tưởng dự án cần được dựa trên các tiêu chí như mô hình kinh doanh, phong cách kiến trúc, tính ứng dụng của dự án, chất lượng, tiến độ, và ngân sách.
Bước 5: Hoạt động phân tích tài chính và lập hồ sơ
- Phân tích tài chính:
Nhằm xác định khả năng sinh lời của dự án bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu như chi phí dự án, hợp tác kinh doanh, ước tính nguồn vốn vay, thiết lập mô hình phân tích, thời gian hoàn vốn,…
- Lập hồ sơ dự án và tìm tài trợ nguồn vốn:
Việc huy động vốn trong giai đoạn này được chủ đầu tư tìm các đối tác tham gia hợp tác thông qua các biên bản thỏa thuận hợp tác bao gồm nội dung về chi phí, thời gian, nhân lực, cách thức triển khai. Các bên góp vốn sau khi ký kết văn bản hợp tác đầu tư, nhà đầu tư sử dụng hồ sơ dự án thực hiện các hoạt động xin đầu tư, vay vốn để bắt đầu triển khai dự án.
Bước 6: Triển khai dự án
Bước triển khai dự án bao gồm triển khai về thiết kế chi tiết, đấu thầu, chọn nhà thầu, vay vốn và giải ngân, tổ chức giám sát,… Ngoài ra cũng cần phối hợp chặt chẽ các đơn vị có kinh nghiệm trong việc mua bán, tiếp thị sản phẩm, tư vấn và quản lý dự án.
Kết luận
Quy trình dự án kinh doanh bất động sản là ngành nghề đặc thù và khép kín. Tuy nhiên thực tế tại thị trường Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp BĐS thường không tuân thủ quy trình trên trong việc phát triển dự án. Xuất phát bởi nhiều lý do khách quan khác nhau để có thể áp dụng như khó khăn trong việc xin cấp phép xây dựng, yếu tố lạm phát trong quá trình triển khai, yếu tố xã hội tác động,… Do đó, để quá trình triển khai dự án được thành công và đi đúng tiến độ chủ đầu tư đề ra, các đơn vị cần đánh giá đúng dự án ngay từ đầu để các bước triển khai có thể giảm thiểu rủi ro tối đa.
Bạn nên biết: 5 phần mềm quản lý dự án online hiệu quả nhất – Doanh nghiệp SME
3. Quy trình mẫu ngành Bán lẻ
Hoạt động đánh giá và kiểm soát chất lượng nhà cung cấp trong doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ là hoạt động hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Việc đánh giá và kiểm soát nhà cung cấp phải được thỏa thuận giữa doanh nghiệp sản xuất và nhà cung cấp.
Quy trình dưới đây được áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ.
Quy trình đánh giá và kiểm soát chất lượng nhà cung cấp
Diễn giải sơ đồ:
Bước 1: Thu thập thông tin và lên danh sách nhà cung cấp
Một doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ sẽ có nhiều nhà cung cấp khác nhau cho nhiều chủng loại sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần thu thập thông tin các nhà cung cấp thông qua các kênh như catalogue chào hàng, liên hệ trực tiếp, thông qua giới thiệu các đơn vị liên quan,… Cùng với đó, việc lập danh sách nhà cung cấp là rất quan trọng trong việc rà soát và kiểm định chất lượng nguồn cung ứng.
Bước 2: Lập chỉ tiêu đánh giá chất lượng
Doanh nghiệp sau khi đã lên danh sách các nhà cung cấp, bộ phận đánh giá sẽ lập biểu mẫu về chỉ tiêu với các thông tin, thông số đầy đủ và chính xác. Để có thể đánh giá chính xác, doanh nghiệp xem xét các vấn đề liên quan đến nhà cung cấp theo các tiêu chí sau:
- Chất lượng sản phẩm
- Thời gian giao hàng
- Giá thành
- Phương thức thanh toán
- Mức chiết khấu
- Sự phản hồi với sự cố phát sinh
- Quy mô sản xuất
- Số lượng hàng hóa tối đa có thể đáp ứng
Bước 3: Tiến hành đánh giá
Tại bước này, sau khi doanh nghiệp đã xem xét và đánh giá tiềm năng của từng nhà cung cấp, bộ phận đánh giá sẽ tiến hành phân loại và chọn lọc nhà cung cấp dựa vào tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần thực tế đánh giá trực tiếp tại cơ sở của nhà cung cấp, các giấy tờ pháp lý, giấy phép kinh doanh, khả năng đáp ứng thực tế để có được đánh giá chính xác nhất.
Bước 4: Giám đốc phê duyệt
Bộ phận đánh giá sau khi khảo sát và đánh giá kỹ lưỡng sẽ lập bản danh sách các nhà cung cấp chính thức để trình Giám đốc phê duyệt.
4. Quy trình mẫu cho Marketing
Quy trình chiến lược Chăm sóc khách hàng
Mục đích của triển khai chiến lược chăm sóc khách hàng bao gồm:
- Khiến khách hàng mới/khách hàng cũ cảm thấy có giá trị với thương hiệu
- Tăng sự hài lòng của khách hàng trong trải nghiệm thương hiệu
- Thúc đẩy doanh số bán hàng
- Cross sell/Upsell
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Thiết kế thông điệp chăm sóc khách hàng
Đây là bước quan trọng trong việc xác định đúng nhu cầu và tâm lý khách hàng để chiến lược đạt hiệu quả. Việc nghiên cứu đúng tâm lý và nhu cầu sẽ giúp đội ngũ marketing đưa ra được nội dung và hình ảnh phù hợp.
Bước 2: Triển khai chiến dịch chăm sóc khách hàng
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ/sản phẩm để có cách thức triển khai phù hợp. Thông thường sẽ có những hoạt động chủ yếu trên các kênh truyền thông chính là Fanpage và Website. Thông qua 2 nền tảng truyền thông này, đội ngũ marketing sẽ có những chiến lược marketing cụ thể để phù hợp với ngành nghề và data khách hàng đã có để triển khai remarketing.
Chỉ số KPI cần đo lường
- Lượng khách hàng tương tác lại với hoạt động remarketing (lượt mở email, lượt đọc inbox, số lượng comment, số điện thoại đăng ký,…)
- Tỷ lệ tiếp cận khách hàng trên Facebook
- Lượng traffic website, số lượt click chuột, thời gian lưu trang,…
Quy trình đẩy traffic trên kênh truyền thông
Mục đích chiến dịch đẩy mạnh traffic trên một kênh truyền thông bao gồm
- Tăng traffic, tương tác cho Fanpage
- Tăng traffic website, đẩy mạnh thứ hạng từ khóa SEO
- Thúc đẩy doanh số bán hàng bằng độ phủ
- Tận dụng nền tảng khách hàng đã có để đẩy traffic toàn bộ
Sơ đồ quy trình đẩy traffic trên kênh truyền thông
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Xác định kênh truyền thông
Tại đây doanh nghiệp sẽ xác định kênh truyền thông chính sẽ triển khai đẩy traffic. Tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề doanh nghiệp, đội ngũ marketing sẽ có sự nghiên cứu kênh Digital Marketing phù hợp.
Bước 2: Thiết kế thông điệp quảng cáo
Ngoài việc xác định được đúng kênh truyền thông phù hợp với lĩnh vực mà sản phẩm/dịch vụ mình hướng tới thì đây là bước quan trọng để tạo nên hiệu quả. Thông điệp quảng cáo phải thực sự phù hợp và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, khi đó việc đánh đúng kênh và đúng đối tượng mới thực sự đạt hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ thông qua các nền tảng để đưa thông điệp truyền thông tới người dùng, tạo ra chuyển đổi khách hàng trên Fanpage hay Website để từ đó đưa về doanh số.
Bước 3: Triển khai chiến dịch
Triển khai chiến dịch sẽ tùy thuộc vào các kênh mà doanh nghiệp lựa chọn tăng traffic để triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp.
Các chỉ số KPI cần đo lường
- Gắn mã UTM cho từng kênh để đo lường trong Google Analytics (nếu đẩy traffic về Website)
- Lượng traffic Website, thời gian lưu trang, tỷ lệ thoát trang,…
- Tỷ lệ điền form đăng ký, để lại số điện thoại, inbox,…
- Tỷ lệ mở email, đọc tin nhắn
Đề xuất tìm hiểu: Top 6 phần mềm quản lý KPI phù hợp với mọi doanh nghiệp
Quy trình quản lý công việc, triển khai chiến dịch SEO
Chiến dịch SEO (Search Engine Optimization) là một chuỗi các hoạt động nhằm tối ưu hóa trang web với mục đích đẩy xếp hạng của trang web đó lên vị trí cao nhất có thể. Dựa vào kỹ thuật SEO, website có thể xuất hiện ở vị trí đầu khi người dùng gõ từ khóa tìm kiếm cho liên quan đến lĩnh vực website đó.
Quy trình triển khai chiến dịch SEO dưới đây sẽ giúp người đọc phần nào hiểu được quá trình để SEO một trang web gồm những hoạt động gì. Tuy nhiên, có thể tùy thuộc vào độ khó hay dễ của từ khóa thuộc lĩnh vực đó để có những điều chỉnh thích hợp với mỗi quy trình SEO.
Quy trình triển khai chiến dịch SEO
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Nghiên cứu và tư vấn từ khóa
Dựa vào các thông tin khảo sát cần thiết, đội ngũ Marketing SEO sẽ tìm kiếm và nghiên cứu chiến lược từ khóa hiệu quả nhất để tiến hành SEO.
Bước 2: Lên bộ từ khóa chính và từ khóa phụ
Sau khi đã nghiên cứu và khảo sát bộ, đội ngũ Marketing SEO và doanh nghiệp thống nhất bộ từ khóa hiệu quả để tối ưu hoạt động SEO.
Bước 3: Sử dụng kỹ thuật SEO để xử lý
- Tối ưu hóa bên trong website
Bằng các kỹ thuật SEO, đội ngũ SEO sẽ thực hiện SEO từ khóa bên trong các bài viết của website nhằm tối ưu hóa tất cả các thành phần liên quan bên trong website.
- Tối ưu hóa bên ngoài website
Cũng như hoạt động tối ưu hóa bên trong website, các kỹ thuật viên SEO sẽ tối ưu hóa các thành phần bên ngoài website nhằm mục đích nâng cao tính liên kết và sự phổ biến của website tới người dùng nhất.
Bước 4: Theo dõi thứ hạng
Đội ngũ SEO sẽ thực hiện và theo dõi quá trình thay đổi bảng xếp hạng từ khóa hàng ngày để kịp thời xử lý nếu có sự cố. Cùng với đó chuẩn bị những bước triển khai tiếp theo để SEO đạt kết quả tốt.
Bước 5: Lập báo cáo
Đội ngũ SEO sẽ lập báo cáo chi tiết về lịch sử xếp hạng của các từ khóa được triển khai trong chiến dịch SEO theo tuần hoặc theo tháng để doanh nghiệp theo dõi.
Quy trình Livestream
Livestream bán hàng giờ không chỉ còn là “đất dụng võ” của các cá nhân bán hàng online, ngành hàng bán lẻ, đồ tiêu dùng hay các doanh nghiệp nhỏ lẻ nữa. Mà giờ đây chúng ta có thể thấy sự nở rộ của xu hướng video marketing. Hoạt động livestream không chỉ diễn ra trên nền tảng Facebook mà còn được triển khai trên kênh chia sẻ video Youtube.
Sơ đồ quy trình xây dựng Livestream
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Đưa ra mục đích buổi Livestream
Đội ngũ marketing cần xác định mục đích buổi livestream là gì để xây dựng nội dung phù hợp. Ví dụ như livestream bán hàng nhân ngày lễ đặc biệt, livestream giới thiệu sản phẩm mới, livestream chương trình khuyến mãi, quà tặng, trò chơi,… Nhìn chung các mục đích đều sẽ đưa về chiến lược chung đó là bán hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Bước 2: Lên kịch bản, xây dựng nội dung
Sau khi xác định mục đích buổi livestream, đội ngũ marketing cần lên ý tưởng nội dung cho buổi livestream của mình. Bởi thời lượng cho 1 buổi livestream là khá dài, do vậy đội ngũ cần đầu tư vào nội dung livestream hay và thu hút, khiến người xem phải tò mò và theo dõi.
Bước 3: Set-up buổi livestream
Bước set-up sẽ bao gồm 3 hạng mục cần chuẩn bị gồm:
- Thiết bị quay, máy quay, đèn lead, công cụ tạo hiệu ứng,…
- Sử dụng các tool chia sẻ, tăng mắt xem, tool seeding, tăng view,…
- Nhân sự sẽ thực hiện buổi livestream
Bước 4: Khai thác data từ livestream
Tại đây, đội ngũ Marketing sẽ sử dụng video livestream đó chạy quảng cáo tăng độ phủ, dẫn lead để gia tăng doanh số. Cùng với đó re-up lên các kênh mạng xã hội, thông tin của doanh nghiệp cũng như trên các hội nhóm, group liên quan đến lĩnh vực đó.
Quy trình quảng cáo phủ thương hiệu
Chiến dịch quảng cáo phủ thương hiệu của doanh nghiệp nhằm những mục đích như:
- Tiếp cận chính xác tập khách hàng mục tiêu
- Tăng độ nhận biết thương hiệu, độ phủ của dịch vụ/sản phẩm
- Tăng doanh số bán hàng trên các kênh Digital Marketing
Quy trình xây dựng chiến dịch quảng cáo phủ thương hiệu
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Xác định kênh truyền thông
Tại đây doanh nghiệp sẽ xác định kênh truyền thông chính sẽ triển khai phủ thương hiệu. Tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề doanh nghiệp, đội ngũ marketing sẽ có sự nghiên cứu kênh Digital Marketing phù hợp.
Bước 2: Thiết kế thông điệp quảng cáo
Ngoài việc xác định được đúng kênh truyền thông phù hợp với lĩnh vực mà sản phẩm/dịch vụ mình hướng tới thì đây là bước quan trọng để tạo nên hiệu quả. Thông điệp quảng cáo phải thực sự phù hợp và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, khi đó việc đánh đúng kênh và đúng đối tượng mới thực sự đạt hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ thông qua các nền tảng để đưa thông điệp truyền thông tới người dùng, tạo ra chuyển đổi khách hàng trên Fanpage hay Website để từ đó đưa về doanh số.
Bước 3: Triển khai chiến dịch
Triển khai chiến dịch sẽ tùy thuộc vào các kênh mà doanh nghiệp lựa chọn để triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp.
Các chỉ số KPI cần đo lường
- Facebook: Tỷ lệ tiếp cận (Reach), lượng like/comment/inbox/click,…
- Google: Số lượt Click, traffic website, CPC, CPM, thời gian lưu trang,…
Quy trình thiết kế Website doanh nghiệp
Quy trình thiết kế Website bao gồm 7 bước được cụ thể hóa bằng sơ đồ như sau
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Xác định yêu cầu
Bao gồm 2 hoạt động xác định mục tiêu và đưa ra tư vấn dựa trên những mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.
Bước 2: Thống nhất yêu cầu
Đội ngũ thiết kế sẽ đưa ra cho doanh nghiệp tài liệu mô tả yêu cầu, trong đó thống nhất các yêu cầu về giao diện, chức năng, phi chức năng và phản phác thảo website.
Bước 3: Thiết kế giao diện mẫu
Sau khi thống nhất yêu cầu và doanh nghiệp đồng ý với tài liệu mô tả, đội ngũ thiết kế sẽ thiết kế giao diện mẫu. Doanh nghiệp sẽ có tối đa 2 lần đưa ra yêu cầu chỉnh sửa nếu không đồng ý với thiết kế giao diện mẫu lần đầu tiên.
Bước 4: Đội ngũ thiết kế đưa ra mô tả dự án thiết kế
Doanh nghiệp sau khi đồng ý với thiết kế giao diện mẫu đội ngũ thiết kế triển khai thiết kế hoàn chỉnh giao diện và xây dựng chức năng theo như bản mô tả trong tài liệu mô tả dự án. Song song với đó, đội ngũ thiết kế cũng sẽ triển khai viết tài liệu mô tả dự án thiết kế. Với bản tài liệu mô tả này, toàn bộ các vấn đề liên quan đến bản thiết kế và triển khai dự án website được đưa ra đầy đủ và chi tiết.
Bước 5: Kiểm thử
Hoạt động kiểm thử được thực hiện trên tất cả các khía cạnh của website cùng với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Bước 6: Xuất bản website
Sau khi công đoạn kiểm thử hoàn thành, đội ngũ thiết kế sẽ tiến hành hướng dẫn sử dụng website cho doanh nghiệp thông qua các hình thức khác nhau (điện thoại, video trực tuyến, trực tiếp,…). Cùng với đó website được thiết kế sẽ chính thức xuất bản trên Internet và thực hiện bàn giao website giữa đội ngũ thiết kế và doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng Fanpage doanh nghiệp
Trung bình hiện nay cứ 3 giây lại có thêm một người dùng mới tại Việt Nam tham gia vào Facebook. Điều này cho thấy sức mạnh của nền tảng mạng xã hội này ngày càng lớn và đem lại nguồn khách hàng cực kỳ tiềm năng. Có thể nói, Facebook như một cầu nối truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới người tiêu dùng hiệu quả nhất. Không ít các doanh nghiệp lớn nhỏ đã sử dụng Facebook như một công cụ đắc lực để làm truyền thông.
Có thể điểm qua một số lợi ích từ việc doanh nghiệp sử dụng Fanpage để kết nối với khách hàng như
- Doanh nghiệp dễ dàng thông qua Fanpage để kết nối với tập khách hàng tiềm năng
- Facebook cũng là giải pháp marketing 0 đồng so với các kênh marketing khác
- Dựa vào Facebook doanh nghiệp có thể chuyển đổi khách hàng, khai thác tập bạn bè của họ để trở thành khách hàng trong tương lai
- Lượng tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng lớn
- Là kênh cầu nối gần gũi giữa thương hiệu và người tiêu dùng
Quy trình xây dựng Fanpage doanh nghiệp
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Thiết lập và xây dựng tài khoản
Bước này đội ngũ marketing cần đưa ra những thông tin chính xác để xác nhận với Facebook nhằm đảm bảo tài khoản được an toàn trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra. Các thông tin đưa ra cần chính xác như địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ website, thông tin doanh nghiệp,…
Bước 2: Tối ưu thiết lập, hình ảnh nhận diện
Các thông số, tối ưu về Fanpage là rất quan trọng trong việc phát triển Fanpage và công việc SEO sau này. Các thiết lập cần lưu ý bao gồm tối ưu Url, địa chỉ và bản đồ, số điện thoại, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, giới thiệu doanh nghiệp,… Đội ngũ marketing cần chú ý làm kỹ bước này bởi tỷ lệ hiển thị với người dùng tìm kiếm sẽ càng cao nếu các chi tiết nhỏ để tối ưu được thiết lập đúng. Ngoài ra, tên doanh nghiệp và hình ảnh cũng cần được các nhà làm marketing chú trọng đi theo một hình ảnh nhận diện thương hiệu xuyên suốt, gây ấn tượng và đi sâu vào tâm trí người dùng.
Bước 3: Xây dựng uy tín, sáng tạo nội dung giá trị
Bước này sẽ là một quá trình xây dựng nội dung trên Fanpage nhằm mục đích kêu gọi tương tác, tăng traffic, tăng khả năng chuyển đổi và tạo ra độ phủ thương hiệu. Những bước đầu trong quá trình xây dựng nội dung nhằm kêu gọi tương tác là hoàn toàn không dễ dàng, đội ngũ marketing cần nghiên cứu kỹ thị trường và nhu cầu khách hàng cũng như tập khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Việc nắm bắt đúng tâm lý người tiêu dùng để truyền tải thông điệp trên nền tảng mạng xã hội là hết sức quan trọng. Lượng người sử dụng đông đảo cộng với hiệu ứng “kích thích mua sắm” càng khiến người dùng dễ dàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Không chỉ vậy, nền tảng Facebook là một mạng xã hội mở do vậy doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội tiếp cận đến một lượng người dùng vượt xa sự mong đợi.
Bước 4: Duy trì và khai thác
Tại đây doanh nghiệp sẽ hoàn toàn có thể duy trì lượng nội dung chậm lại sau một thời gian xây dựng và tạo được lượng tương tác ổn định. Bên cạnh đó, các tuyến nội dung trong giai đoạn duy trì này cần điều hướng vào các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đi kèm với đó là các dạng nội dung kích thích người dùng tương tác, comment số điện thoại hoặc inbox để đội ngũ tư vấn và chốt khách.
Các yếu tố cần chú ý trong quá trình xây dựng Fanpage doanh nghiệp
Các chỉ số KPI đo lường
- Số bài post mỗi ngày
- Số lượng tương tác (like, comment, share) cho mỗi post
- Số lượng inbox
- Số lượng đơn chốt (nếu là doanh nghiệp bán lẻ, hàng tiêu dùng)
- Số lượng người tiếp cận với bài viết
Quy trình xây dựng group Facebook
Mục đích của việc doanh nghiệp cần xây dựng nhóm cộng đồng (facebook group) trên nền tảng Facebook là bởi doanh nghiệp có thể khai thác nguồn data đó để thực hiện hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu, tạo cộng đồng phát triển thương hiệu đó.
Quy trình xây dựng Group Facebook
Diễn giải sơ đồ
Bước 1: Tại nhóm thông qua tài khoản Fanpage
Tùy mục đích nhóm được tạo ra để đặt tên nhóm cho phù hợp với chủ đề. Ví dụ như group cộng đồng, brand group, group chăm sóc khách hàng, group hỗ trợ & giải đáp,…
Bước 2: Lên ý tưởng xây dựng nội dung
Bước 1 sau khi đã xác định được chủ đề và tên gọi cho nhóm, đội ngũ marketing cần lên ý tưởng triển khai nội dung. Một group cung cấp nhiều kiến thức, thông tin hữu ích có giá trị sẽ giúp tăng lượng người tham gia nhanh chóng.
Tại bước này, đội ngũ xây dựng group cũng cần lên nội quy hoạt động cần thiết cho nhóm. Xây dựng một group hoạt động quy củ, chặt chẽ và nghiêm túc sẽ là đường hướng phát triển vững chắc trong tương lai. Do đó việc này cũng cần thiết lập nhân sự chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung cho nhóm. Sự kiểm duyệt này giúp hạn chế những nội dung không liên quan đến nhóm, loại bỏ quảng cáo từ các bên, giúp nội dung hoạt động trong nhóm không bị loãng.
Bước 3: Xây dựng nội dung và phát triển nhóm
Bước này sẽ bao gồm các hoạt động chính như
- Cài đặt liên kết nhóm với Fanpage chính của doanh nghiệp
- Đầu tư, sáng tạo vào nội dung trên nhóm bao gồm các chủ đề kích thích người đọc tương tác, trao đổi
- Tạo nội dung viral để dễ dàng share lên các nhóm khác
Bước 4: Khai thác dữ liệu từ người dùng, thành viên nhóm
Các hoạt động trọng tâm trong hoạt động khai thác dữ liệu từ thành viên nhóm
- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp
- Xây dựng thương hiệu cá nhân từ các admin, người tạo chủ đề, người xét duyệt,…
- Thu thập dữ liệu các thành viên nhóm bao gồm facebook cá nhân, số điện thoại, email,… thông qua các dạng nội dung chia sẻ tài liệu, sách, ebook,…
Hy vọng đây sẽ là chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp chuẩn hóa được mọi quy trình diễn ra trong doanh nghiệp mình. Từ đó tạo dựng được nền móng vững chắc để phát triển doanh nghiệp ngày một lớn mạnh. Chúc doanh nghiệp thành công !
Tìm hiểu thêm: Mô hình mẫu chuẩn hóa quy trình liên phòng ban
5. Tải miễn phí 20 mẫu Excel quản lý tiến độ dự án, phòng ban
Bên cạnh những quy trình gợi ý trên, FastWork gửi bạn tham khảo 20 mẫu excel quản lý tiến độ, dự án phòng ban gồm:
- Mẫu Excel quản lý dự án
- Mẫu Excel quản lý tiến độ thi công dự án xây dựng
- Mẫu Excel Quản lý tài chính
- Mẫu Excel Quản lý kinh doanh
- Mẫu Excel Kế hoạch kinh doanh
TẢI MIỄN PHÍ MẪU QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI ĐÂY
Tìm hiểu thêm: Tự động hóa quy trình – “Chìa khóa” giải phóng mọi rắc rối trong quản lý và điều hành doanh nghiệp
Đăng ký tư vấnBên cạnh tham khảo quy trình mẫu trên, để trực quan hóa quy trình, quản lý toàn bộ quy trình và công việc trong nhóm hay trong doanh nghiệp, đề xuất bạn tìm hiểu phần mềm lên kế hoạch, quản lý chi tiết quy trình thực hiện công việc và dự án FastWork Workflow+ giao diện trực quan, dễ sử dụng được hơn 3500 doanh nghiệp lựa chọn. FastWork Work+ giúp doanh nghiệp:
– Lên kế hoạch công việc, giao việc đến từng nhân sự, phòng ban
– Số hóa quy trình công việc Workflow, quản lý công việc dự án liên phòng ban
– Dễ dàng check tiến độ, đánh giá hiệu suất, điểm KPI cho công việc
– Quản lý toàn bộ công việc của nhân sự trong doanh nghiệp trên App di động, Web App
…
Để nhận tư vấn chi tiết và Demo Free phần mềm Quý Doanh nghiệp vui lòng để lại thông tin tại Đăng ký tư vấn.
Tags:
quy trình công việcTừ khóa » Sơ đồ Quy Trình Quản Lý Doanh Nghiệp
-
Lập Bộ Quy Trình Quản Lý Doanh Nghiệp Hiệu Quả Qua 4 Bước - Fastdo
-
Quy Trình Kinh Doanh Là Gì? Cách Lập Sơ đồ Quy Trình Kinh Doanh
-
Cách Lập Sơ đồ Quy Trình Sẽ Giúp Doanh Nghiệp Của Bạn Thành Công
-
5 Bước Xây Dựng Và Quản Lý Quy Trình Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp ...
-
Sơ đồ, Quy Trình Quản Lý Hàng Tồn Kho Cho Doanh Nghiệp - Top Moving
-
Sơ đồ Quy Trình (process Diagram) - Viện MasterSkills
-
Xây Dựng Quy Trình Quản Lý Trong Doanh Nghiệp để đạt Hiệu Quả Cao
-
Sơ đồ Quy Trình Quản Lý Nhân Sự Trong Các Doanh Nghiệp
-
Cách Lập Sơ đồ Quy Trình Kinh Doanh - Simple Page
-
Sơ đồ Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự đơn Giản, Hiệu Quả | Viindoo
-
Quản Lý Doanh Nghiệp Là Gì? Quy Trình Và Phương Pháp ... - Magenest
-
Giới Thiệu Chung Về Sơ đồ Quy Trình Quản Lý Nhân Sự
-
Quản Lý Rủi Ro - Công Cụ Và Cách Thức | Creately