2021, Mở Tiệm Nail Cần Bao Nhiêu Vốn? Chi Phí Mở ...
Có thể bạn quan tâm
Mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn? Muốn mở tiệm nail cần những gì? Những lưu ý khi dự trù chi phí mở tiệm nail? Lập kế hoạch kinh doanh tiệm nail có dễ không? Tuần này, cùng Sendora.vn tìm hiểu những kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ thành công chi phí thấp nhé.
Tiệm nail là gì?
Tiệm nail (còn gọi là salon làm nail, tiệm làm móng) trong tiếng Anh gọi là nail salon, là một trung tâm, cơ sở làm đẹp thẩm mỹ, chuyên cung cấp các dịch vụ làm đẹp và chăm sóc móng tay, móng chân (VD: sơn móng tay, cắt móng tay, nuôi dưỡng móng chân…).
Quy mô của một tiệm nail tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ cơ sở. Nó có thể lớn như một trung tâm thương mại, hoặc chỉ là một gian phòng nhỏ trong nhà được tận dụng để làm nail. Các nhân viên trong tiệm nail chủ yếu gồm 3 nhóm (hoặc thậm chí ít hơn) là nhân viên lễ tân, nhân viên kỹ thuật nail (còn gọi là kỹ thuật viên làm móng hay nhân viên làm móng) và người quản lý tiệm nail.
Mở tiệm nail – Xu hướng bùng nổ trong năm 2021 tại Việt Nam tại các thành phố lớn
Nghề nail được hình thành và phát triển mạnh trên thế giới nhờ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. Có thể bạn chưa biết, hiện nay 40% thị phần ngành nail tại Mỹ do những người gốc Việt nắm giữ, trong đó, có đến 50% các tiệm làm móng, salon nail do người Việt làm chủ hoặc có người Việt Nam đang làm thuê. Việc kinh doanh tiệm nail, cung cấp dịch vụ nail tại Mỹ cũng rất đơn giản, chỉ cần một chút tiếng Anh cơ bản cùng với một số kỹ năng làm đẹp thẩm mỹ cơ bản là đã có thu nhập ổn định.
Dần dà, nghề nail được lan truyền khắp thế giới và du nhập vào Việt Nam, trở thành một trong những dịch vụ thẩm mỹ ăn nên làm ra nhất. Chính vì thế, từ đầu năm 2021 có rất nhiều người mong muốn khởi nghiệp kiếm sống tại các thành phố lớn bằng cách đi học nghề nail và tự quản lý tiệm nail sau khi đã thạo nghề.
Theo phân tích thị trường của Sendora.vn, hiện nay thị phần ngành nail chỉ mới chiếm khoảng 2% trong tổng thị phần ngành làm đẹp thẩm mỹ nói chung (dẫn đầu là ngành thiết kế tạo mẫu tóc), do đó có tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ này.
Hầu hết các khách hàng đều đặt câu hỏi cho Sendora.vn về những vấn đề sau:
- Mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn? Liệu có khả thi nếu muốn mở tiệm nail chi phí thấp nhưng chuyên nghiệp?
- Nên mở tiệm nail quận 7, mở tiệm nail tại quận 10 hay mở tiệm làm nail tại Thủ Đức?
- Các giấy tờ mở tiệm nail cần có là gì? Mở tiệm nail tại nhà có cần phải xin giấy phép không?
- Chi phí mở tiệm nail gồm những khoản mục nào? Tài chính 30 triệu có mở tiệm nail nhỏ được không?
- Làm thế nào để mở tiệm nail thành công? Kinh doanh tiệm nail nên tuyển thợ làm nail tay nghề cao hay tự đào tạo?
- Setup tiệm nail nhỏ như thế nào cho hợp lý? Bản vẽ thiết kế tiệm nail, mô hình tiệm nail tiết kiệm diện tích nhất?
- Học nail cơ bản cần biết những kỹ thuật nào? Tự học nail tại nhà có ổn không?
- 2021, đăng ký khóa học nail bao nhiêu tiền? Học nail ở đâu tốt TPHCM?
- Trọn bộ đồ nghề học nail gồm những gì? Giá bao nhiêu?
- … và còn rất nhiều vấn đề khác.
Bạn đang gặp khó khăn gì khi mở tiệm làm nail? Liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn giải đáp thắc mắc miễn phí:
- SENDORA – BEAUTY EQUIPMENT SUPPLIER
- Hotline 24/7: 0975.72.61.72
- Email: [email protected]
Top 17 chi phí mở tiệm nail không thể tránh khỏi nếu muốn mở tiệm nail thành công
Trước khi chi ra bất kỳ một đồng nào để kinh doanh dịch vụ làm nail, bạn cần phải hiểu rõ các khoản chi phí mà mình sẽ phải chi trả để mở tiệm làm nail. Dưới đây là Top 17 loại chi phí hàng đầu, chiếm 95% tổng chi phí của bạn.
Địa điểm mở tiệm nail (chiếm 10-14% tổng chi phí mở tiệm nail)
Để kinh doanh tiệm nail, điều quan trọng nhất chính là cần có 1 địa điểm để cung cấp dịch vụ làm nail. Nếu mới vào nghề, bạn có thể cắt giảm chi phí này bằng cách cung cấp dịch vụ làm nail tận nơi cho khách hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án đối phó trong trường hợp thiếu hụt kinh phí ban đầu. Nếu bạn muốn thành công với nghề nail, bắt buộc phải có một địa điểm kinh doanh cố định để khách hàng có thể ghé qua sử dụng dịch vụ.
Đương nhiên, tùy thuộc vào vị trí địa lý và tuyến đường, chi phí thuê mặt bằng để mở tiệm nail cũng dao động rất nhiều, từ vài triệu đồng/tháng nếu địa điểm nằm trong hẻm nhỏ, đường nhỏ, hoặc có thể đến vài trăm triệu đồng/tháng nếu nằm ở mặt tiền đường lớn, khu dân cư cao cấp, thuận tiện kinh doanh.
Đối với một tiệm nail nhỏ, bạn nên giới hạn chi phí thuê mặt bằng ở mức từ 8 – 15 triệu đồng/tháng, nếu có thể tận dụng được nhà riêng thì quá tốt.
Dưới đây là một số gợi ý địa điểm kinh doanh tốt nhất tại TPHCM để mở tiệm nail:
- Mở tiệm nail quận 1: đường Lý Tự Trọng (P. Bến Nghé), đường Phan Kế Bính (P. Đa Kao), đường Lê Thánh Tôn (P. Bến Nghé), đường Võ Thị Sáu (P. Tân Định), đường Nguyễn Huệ (P. Bến Nghé), đường Nguyễn Trãi (P. Bến Thành), đường Mạc Thị Bưởi (P. Bến Nghé)…
- Mở tiệm nail quận 2: đường số 6 (P. Bình Trưng Đông), đường Lê Văn Thịnh (P. Bình Trưng Tây), đường Nguyễn Thị Định (P. Cát Lái), đường số 5 (P. Cát Lái), đường 31 (P. Bình Trưng Tây)
- Mở tiệm nail quận 3: đường Nguyễn Đình Chiểu (P.5), đường Trần Quốc Thảo (P.7), đường Cách Mạng Tháng 8 (P.11), đường CMT8 (P.10), Công Trường Quốc Tế (P.6), đường Lê Văn Sỹ (P.13), đường Nguyễn Thị Minh Khai (P.5),
- Mở tiệm nail quận 4: đường Hoàng Diệu (P.8), đường Tôn Đản (P.14), đường Nguyễn Thần Hiến (P.18), đường 41 (P.16), đường Nguyễn Hữu Hào (P.8), đường Tân Vĩnh (P.4), đường Hoàng Diệu (P.13)
- Mở tiệm nail quận 5: đường Trần Hưng Đạo (P.6), đường Trần Phú (P.7), đường Trần Bình Trọng (P.2), đường Nguyễn Trãi (P.7), đường Hùng Vương (P.2), đường Trần Hưng Đạo (P.7), đường Ngô Quyền (P.9)
- Mở tiệm nail quận 6: đường Hậu Giang (P.5), đường Tân Hòa Đông (P.13), đường Hậu Giang (P.6), đường số 10 (P.13), đường Phan Văn Khỏe (P.2), Chợ Lớn (P.11), đường Bình Phú (P.11)
- Mở tiệm nail quận 7: đường Lê Văn Lương (P. Tân Quy), đường Nguyễn Lương Bằng (khu Phú Mỹ Hưng), đường Phạm Văn Nghị (khu PMH), đường Tôn Dật Tiên (khu Phú Mỹ Hưng), đường 13 (P. Tân Kiểng), đường 85 (P. Tân Quy), đường Lê Văn Lương (P. Tân Kiểng), đường 15 (P. Tân Kiểng), đường Nguyễn Thị Thập (P. Tân Phong), đường 37 (P. Bình Thuận)
- Mở tiệm nail quận 8: đường Tạ Quang Bửu (P.6), đường Tám Danh (P.4), đường Hưng Phú (P.9), đường Âu Dương Lân (P.2), đường Xóm Củi (P.11), đường Tại Quang Bửu (P.5), đường Đặng Chất (P.2), đường Phạm Thế Hiển (P.3)
- Mở tiệm nail quận 9: đường Dương Đình Hội (P. Phước Long B), đường Đỗ Xuân Hợp (P. Phước Long B), đường Lã Xuân Oai (P. Trường Thạnh), đường Đại Lộ 2 (P. Phước Bình), đường Tây Hòa (P. Phước Long A), đường 15 (P. Phước Bình), đường Đình Phong Phú (P. Tăng Nhơn Phú B), đường Lê Văn Việt (P. Tăng Nhơn Phú B), đường Man Thiện (P. Hiệp Phú), đường Bưng Ông Thoàn (P. Phú Hữu)
- Mở tiệm nail quận 10: đường Trần Minh Quyền (P.10), đường Nhật Tảo (P.6), đường Trường Sơn (P.15), đường Trần Thiện Chánh (P.12), đường Ba Tháng Hai (P.12), đường Bà Hạt (P.8), đường Thất Sơn (P.15), đường Bà Hạt (P.4), đường Sư Vạn Hạnh (P.12)
- Mở tiệm nail quận 11: đường Hàn Hải Nguyên (P.2), đường Lạc Long Quân (P.5), đường Phó Cơ Điều (P.4), đường Lãnh Binh Thăng (P.13), đường Hàn Hải Nguyên (P.10), đường Lê Đại Hành (P.13), đường Hàn Hải Nguyên (P.8), đường Hàn Hải Nguyên (P.9), đường Lãnh Binh Thăng (P.11), đường Lê Thị Bạch Cát (P.11)
- Mở tiệm nail quận 12: đường Hoa Hồng (P. Hiệp Thành), tổ 18 KP4 (P. An Phú Đông), đường DD11 (P. Tân Hưng Thuận), đường Nguyễn Văn Quá (P. Đông Hưng Thuận), đường Hoa Phượng (P. Hiệp Thành), ấp Mỹ Hòa 1 (Trung Chánh)
- Mở tiệm nail quận Tân Bình: đường Yên Thế (P.2), đường Văn Chung (P.13), đường Hoàng Hoa Thám (P.13), đường Phạm Văn Hai (P.3), đường Nhất Chi Mai (P.13), đường Lê Bình (P.4), đường Trường Chinh (P.12)
- Mở tiệm nail quận Bình Tân: đường Tên Lửa (P. Bình Trị Đông B), đường 19 (P. Bình Trị Đông B), đường 24A (P. Bình Trị Đông B, đường Liên Khu 5-6 (P. Bình Hưng Hòa), đường số 8 (P. Bình Hưng Hòa)
- Mở tiệm nail quận Tân Phú: đường Tân Sơn Nhì (P. Tân Sơn Nhì), đường Lũy Bán Bích (P. Phú Thạnh), đường Lũy Bán Bích (P. Tân Sơn Nhì), đường Trường Chinh (P. Tân Sơn Nhì), đường Lê Thúc Hoạch (P. Tân Quý), đường Vườn Lài (P. Phú Thọ Hòa), đường Tô Hiệu (P. Hiệp Tân)
- Mở tiệm nail Thủ Đức: đường 1 (P. Linh Tây), đường Gò Dưa (P. Tam Bình), đường Lê Thị Hoa (P. Bình Chiểu), đường Võ Văn Ngân (P. Trường Thọ), đường Cây Keo (P. Tam Phú), đường 2 (P. Linh Tây)
- Mở tiệm nail huyện Bình Chánh: đường Liên Ấp 2-6 (xã Vĩnh Lộc A), ấp 3 (xã Bình Chánh), Quốc lộ 50 (Bình Hưng)
Làm bảng hiệu tiệm nail (chiếm 8-12% tổng chi phí mở tiệm làm nail)
Bảng hiệu là dấu hiệu giúp khách hàng nhận biết địa điểm cần đến một cách dễ dàng nhất. Bảng hiệu của tiệm nail cần làm nổi bật các thông tin quan trọng như: Địa chỉ, số điện thoại, tên tiệm nail, logo, hình ảnh dịch vụ nổi bật…
Chi phí làm bảng hiệu cho tiệm nail hiện nay dao động khoảng từ 6 – 14 triệu đồng tùy thuộc vào kích cỡ, độ chi tiết và chất liệu của bảng hiệu.
Làm namecard, menu dịch vụ và phiếu voucher khuyến mãi dịch vụ làm nail (chiếm khoảng 0.5-1% tổng chi phí mở tiệm nail)
Đây được xem là khoản chi phí thấp nhất khi bạn muốn mở tiệm làm nail, dao động khoảng 800 – 2 triệu đồng. Chỉ cần in namecard với số lượng tối thiểu (khoảng 4 hộp), 200 voucher, 1 quyển menu ghi rõ bảng giá dịch vụ đặt tại quầy tiếp tân hoặc bàn tiếp khách là đủ.
Tủ đựng đồ nail, kệ đựng sơn (chiếm khoảng 2-8% tổng số vốn mở tiệm nail)
Bạn cần có 1 khu vực riêng để chứa dụng cụ nail và các vật dụng tiêu hao ngành nail như sơn móng, kem dưỡng, bông gòn, khăn, đèn LED hong khô móng… Do đó, các tủ đựng đồ nail, kệ đựng sơn, xe đẩy dụng cụ nail… là những vật dụng không thể thiếu đối với bất kỳ salon nail nào.
Bạn nên xem xét giới hạn chi phí đầu tư tủ kệ đựng dụng cụ làm nail nằm ở mức từ 2 – 12 triệu đồng. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn cũng nên chọn thêm một cốp đựng đồ nail để tăng thêm sự chuyên nghiệp nhé.
Các loại sơn gel, trưng bày mẫu nail mới nhất 2021 (chiếm 40% nguồn vốn mở tiệm nail)
Sơn gel được dùng trong hầu hết các dịch vụ nail, do đó nó là vật dụng tiêu hao chiếm tỉ lệ chi phí nhiều nhất. Sơn gel rất đa dạng, nhiều màu sắc và nhiều thương hiệu, do đó, Sendora.vn khuyên bạn chỉ nên lựa chọn 1-2 thương hiệu nổi bật nhất, và trưng bày các dòng sơn gel thông dụng nhất (không phải tất cả) của thương hiệu đó kèm theo các mẫu nail 2021 mới nhất để tạo ấn tượng cho khách hàng.
Chi phí đầu tư cho khoản danh mục này chiếm khoảng 25-50 triệu đồng.
Thiết bị nail (chiếm 3-6% chi phí cần thiết để mở tiệm nail)
Thiết bị nail chủ yếu gồm 3 loại máy làm nail sau: máy mài móng, máy hơ gel và máy sấy móng. Mỗi máy có giá bán dao động từ 600 ngàn đến 3 triệu đồng).
Bàn làm nail (3-6 % chi phí tiệm nail)
Tiệm nail được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc móng cho khách hàng, do đó không thể thiếu được bộ bàn ghế làm nail. Bàn làm nail (hay còn gọi là bàn nail, bàn làm móng) nên sử dụng loại bàn đá cẩm thạch, hoặc sử dụng kính cường lực để làm sáng không gian bên trong salon nail. Để làm nổi bật hơn, bạn có thể lắp thêm hệ thống đèn chiếu sáng tại khu vực này để giúp làm móng tay dễ hơn.
Vậy bàn làm nail giá bao nhiêu? Sendora.vn gợi ý rằng bàn làm nail hiện có giá dao động khoảng 800 ngàn đến 3 triệu đồng/cái. Bạn cần bàn làm nail thanh lý? Hãy liên hệ Sendora.vn để có thêm thông tin về việc thanh lý bàn làm nail mới nhất nhé.
Ghế Pedicure, bộ ghế ngồi làm nail (chiếm 14-30% tổng chi phí mở salon nail)
Ghế ngồi làm nail (hay ghế Pedicure) rất đa dạng chủng loại, từ những loại ghế nail đơn giản như ghế sofa làm nail, ghế nail bọc vải chân gỗ, ghế nail bằng gỗ đến các loại ghế nail massage hoặc ghế Spa Pedicure cao cấp có kèm chức năng massage lưng, massage chân, có hệ thống âm thanh tích hợp, và Internet tốc độ cao.
Xem thêm: Top 10+ ghế Pedicure đẹp nhất 2021
Nhìn chung, nếu bạn chỉ muốn mở một salon nail nhỏ, vậy thì bộ ghế sofa nail hoặc bộ ghế làm nail bọc vải chân gỗ là phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Trọn bộ ghế sofa làm nail gồm có ghế nail cao cấp, bồn ngâm chân, vòi nước, kệ gác chân và ghế thợ nail (còn gọi là ghế kỹ thuật viên nail, ghế đôn cho nhân viên làm nail).
Vậy bộ ghế pedicure, ghế làm nail giá bao nhiêu? Chi phí cho trọn bộ ghế nail này nên giới hạn ở mức từ 8 đến 16 triệu đồng.
Ngoài ra, bạn nên mua thêm một số ghế ngồi làm nail để dùng cho mục đích làm móng tay.
Bộ bàn ghế sofa tiếp khách (chiếm 4-6% chi phí mở tiệm salon nail)
Ghế sofa tiếp khách là nơi giúp bạn tư vấn dịch vụ nail cho khách, cũng là vị trí để khách ngồi nghỉ ngơi trong thời gian đợi. Để tiết kiệm diện tích, bạn nên sử dụng ghế nail băng dài được làm từ chất liệu êm, thoáng khí. Bàn tiếp khách nên đặt 1 số vật dụng trang trí như bình hoa, kẹo ngọt, và đương nhiên không thể thiếu menu dịch vụ để khách tham khảo.
Trọn bộ bàn ghế sofa tiếp khách này có giá bán dao động khoảng 4-9 triệu đồng/bộ.
Quầy tiếp tân (chiếm 4-5% chi phí đầu tư cho tiệm nail nhỏ)
Khoản chi phí này có thể không cần thiết nếu như diện tích tiệm nail của bạn quá nhỏ. Khi đó, bạn có thể tận dụng luôn bộ bàn ghế sofa ngồi tiếp khách để làm quầy tiếp tân và tính tiền.
Trong trường hợp bạn vẫn cần một quầy tiếp tân riêng biệt, chi phí đầu tư cho nó dao động khoảng từ 3 đến 8 triệu đồng.
Giường spa, giường gội đầu, các loại khăn, drap, gối (khoảng 4%)
Theo thống kê của Sendora.vn, thị phần của ngành nail hiện nay chỉ mới chiếm khoảng 2% tổng dung lượng thị trường làm đẹp thẩm mỹ, do đó, bạn nên cung cấp thêm các dịch vụ spa, gội đầu và phun xăm thẩm mỹ khác để gia tăng doanh thu. Khi đó, các vật dụng như giường spa, giường gội đầu, drap, gối… là những thứ bạn cần đầu tư.
Đối với tiệm nail nhỏ, bạn chỉ cần sử dụng loại giường spa vali di động (còn gọi là giường nối mi, giường vali gấp gọn hay giường spa xếp gọn) để tiết kiệm chi phí. Chi phí cho giường spa xếp gọn tại Sendora.vn dao động ở mức từ 1.9 – 2.7 triệu đồng/cái và được hỗ trợ tối đa 100 ngàn đồng tiền phí vận chuyển trên toàn quốc.
Khăn dùng trong tiệm làm nail có dịch vụ spa có kích thước 35 x 70 cm, còn drap giường nên chọn kích thước 90 x 200 cm. Bạn cũng có thể sử dụng tấm lót bằng vải không dệt (còn gọi là vải không dệt trải giường) loại dùng 1 lần để thay cho drap giường, chi phí khoảng 260 – 300 ngàn đồng/cuộn.
Cải tạo, trang trí nội thất (10 – 25% tổng chi phí đầu tư salon nail ban đầu)
Một địa điểm kinh doanh luôn luôn cần cải tạo và trang trí lại nội thất bên trong sao cho phù hợp với ý đồ kinh doanh. Nếu bạn có kinh nghiệm về trang trí nội thất, hãy tự làm để tiết kiệm chi phí, nhưng lời khuyên của Sendora.vn là bạn nên thuê một đơn vị trung gian với mức giá khoảng 12 đến 35 triệu đồng để làm trọn gói cải tạo mặt bằng kinh doanh tiệm nail cho bạn.
Dụng cụ tiệm nail khác
- Máy lạnh: 6 – 12 triệu máy/máy
- Quạt máy: 300 – 500 ngàn đồng/cái
- Bình đun siêu tốc, chổi, dép đi lại trong tiệm, tranh ảnh trang trí…
- Máy tính văn phòng…
Trả lương nhân viên
Tiệm nail của bạn phải có ít nhất 1 thợ làm nail tay nghề cao để đảm nhận các vai trò chính trong quy trình làm nail. Bên cạnh đó, bạn có thể tuyển dụng các nhân sự mới theo dạng đào tạo nghề để tiết kiệm chi phí. Lưu ý rằng số lượng kỹ thuật viên làm móng phải phù hợp với lượng khách hàng trung bình mỗi ngày, tránh tình trạng dư thừa nhân viên dẫn đến thâm hụt chi phí.
Chi phí trả lương nhân viên tùy vào trình độ tay nghề và các quyền lợi cung cấp cho nhân sự, có thể dao động ở mức từ 5 – 10 triệu đồng/người.
Chi phí Marketing quảng bá hình ảnh
Một tiệm nail mới mở dù quy mô lớn nhỏ ra sao cũng đều cần phải thực hiện các hoạt động quảng bá đến khách hàng trong khu vực xung quanh tiệm. Cách đơn giản nhất chính là triển khai các hoạt động quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Facebook, Google, đồng thời tích cực truyền miệng thông qua các mối quan hệ.
Thông thường, khởi đầu chi phí quảng cáo cho một salon nail sẽ duy trì khoảng 2-4 triệu/tháng.
Chi phí dự phòng
Bạn cần thêm một khoản chi phí dự phòng để vận hành tiệm nail trong ít nhất là 6 tháng. “Vạn sự khởi đầu nan”, giai đoạn đầu tiên sau khi mở tiệm nail gặp trường hợp vắng khách là điều rất hiển nhiên. Điều quan trọng là bạn tích cực lan truyền thông tin, hình ảnh đến với cộng đồng xung quanh để tạo cảm hứng và nhu cầu chăm sóc móng.
Những người quản lý tiệm nail thành công, chủ kinh doanh tiệm nail nói gì về kinh nghiệm mở tiệm nail chi phí thấp
Theo khảo sát của Sendora.vn đối với những tiệm nail đang vận hành ổn định tại TPHCM, có 2 cách để mở tiệm nail, đó là tự học nghề nail cũng như tham gia các khóa đào tạo quản lý cửa hàng; và học hỏi kinh nghiệm từ việc tham khảo ý kiến của những người đi trước, hoặc trực tiếp quan sát cách vận hành một salon nail trong quá trình học nghề và làm việc tại một tiệm nail cụ thể.
Ngoài ra, một kinh nghiệm quý giá được phần đông những người chủ tiệm nail thành công đồng tình đó là việc chuẩn bị sẵn một kế hoạch kinh doanh tiệm nail cụ thể, chi tiết với những chi phí, đầu mục công việc và danh sách nhân sự tham gia vận hành salon nail. Bản kế hoạch của bạn càng chi tiết, càng rõ ràng các thông tin, và đáp ứng được tiêu chí lập mục tiêu S-M-A-R-T, khả năng thành công của bạn càng lớn.
Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu kỹ nhu cầu làm nail tại khu vực mà bạn dự kiến sẽ kinh doanh, và trả lời các câu hỏi sau:
- Liệu có tiệm nail nào khác ở gần đó hay không? Số lượng tiệm nail càng nhiều, khả năng nhu cầu sử dụng dịch vụ nail càng lớn
- Số lượng khách hàng ra vào mỗi cửa hàng là bao nhiêu? Bạn có thể dành thời gian để quan sát lượng khách để có ước tính về doanh thu mỗi ngày của bạn nếu mở salon nail trong khu vực này.
- Đối thủ của bạn có những ưu điểm gì? Đừng ngại thừa nhận điểm mạnh của đối thủ, vì đó là cơ hội để bạn học hỏi, biến những điểm mạnh đó thành ưu thế của mình, đồng thời bổ sung thêm những lợi thế cạnh tranh mới để vượt trội hơn đối thủ.
- Cân nhắc về đối tượng khách hàng chủ yếu trong khu vực là ai? Mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có những nhu cầu làm nail khác nhau. Chẳng hạn như giới học sinh sẽ thích những mẫu nail nhí nhảnh (VD: bộ nail bò sữa, bộ nail mắt mèo, bộ nail độc lạ, bộ nail cute, bộ nail Tết, bộ nail Noel, bộ nail dễ thương…). Trong khi đó, những phụ nữ trưởng thành sẽ thích các mẫu nail sang trọng, phong cách như bộ nail Ombre, bộ nail Gucci, bộ nail cô dâu, bộ nail đính đá, bộ nail kim cương…
- Cân nhắc mức giá dịch vụ nail ở mức bao nhiêu thì phù hợp? Bạn có thể tham khảo giá dịch vụ của đối thủ để đưa ra một mức giá cạnh tranh, thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào định hướng chiến lược kinh doanh tiệm nail của bạn.
Thu gọn 9 bước lập kế hoạch kinh doanh tiệm nail dễ dàng trong 1 trang A4
9 khía cạnh quan trọng nhất trong một bản kế hoạch kinh doanh tiệm nail bất kể quy mô lớn nhỏ gồm có:
- Problems – Khó khăn mà khách hàng đang gặp phải khi làm nail là gì?
- Solutions – Giải pháp mà bạn đưa ra là gì?
- Metrics – Tiêu chí đánh giá sự thành công cho mô hình tiệm nail của bạn là gì?
- Unique values – Những giá trị cốt lõi mà bạn mang đến cho khách hàng là gì?
- Unfair Advantages – Những lợi thế cạnh tranh bền vững nào tạo ra sự khác biệt vượt trội cho salon nail của bạn mà đối thủ không thể có (hoặc rất khó để có được)?
- Customer Segment – Khách hàng chủ chốt mà bạn đang nhắm đến là ai? Ai là những người đầu tiên có thể chấp nhận dùng thử dịch vụ nail của bạn?
- Channels – Khách hàng biết đến bạn thông qua những kênh truyền thông nào?
- Revenue Streams – Doanh thu của bạn đến từ những sản phẩm, dịch vụ nào, giá trị bao nhiêu?
- Cost Structures – Liệt kê những chi phí chủ yếu của salon nail mà bạn sẽ vận hành gồm những gì?
Hãy liệt kê câu trả lời của bạn cho 9 câu hỏi này, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về cách vận hành tiệm nail mà mình dự kiến sẽ đầu tư.
Giấy tờ mở tiệm nail cần tuân thủ những thủ tục pháp lý nào?
Nếu salon nail của bạn chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ chăm sóc, trang trí móng tay, móng chân, như vậy theo Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh của bạn thuộc nhóm dịch vụ có thu nhập thấp và không cần phải đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, Sendora.vn chắc chắn một điều rằng nếu bạn đã quyết định mở tiệm làm nail, bạn sẽ muốn có doanh thu hàng tháng càng nhiều càng tốt. Do đó, bạn sẽ kết hợp thêm với các dịch vụ khác như spa, massage, phun xăm, xóa xăm, gội đầu…, hoặc thậm chí là trở thành đại lý phân phối các sản phẩm dùng cho ngành thẩm mỹ.
Theo điều 1 khoản 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP, dịch vụ xoa bóp, massage, tẩm quất, xăm,… là những hoạt động kinh doanh được pháp luật Việt Nam quy định không nằm trong nhóm được miễn đăng ký kinh doanh (theo điều 1 khoản 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP). Chính vì thé, trước khi mở tiệm nail làm thêm các hoạt động này, bạn cần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước để được cấp giấy phép hoạt động.
Bên cạnh đó, tiệm nail thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 của Bộ Công An, do đó cần đảm bảo các yêu cầu có liên quan đến an ninh trật tự.
“Điều 3:
Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP; khoản 6 Điều 16, khoản 2 Điều 26, khoản 3 Điều 29, khoản 4 Điều 33, khoản 3 Điều 37 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 109/2009/NĐ-CP, bao gồm:
…12. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage, tẩm quất), gồm các phương pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe con người (trừ các cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật).”
Khi đăng ký hoạt động kinh doanh tiệm nail, bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký là hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần đóng các loại thuế theo quy định của nhà nước, gồm có thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNDN (nếu là doanh nghiệp), hoặc thuế khoán và thuế TNCN (nếu là hộ kinh doanh cá thể).
Vốn chưa tới 30 triệu mở tiệm nail tại nhà được không?
Việc mở tiệm nail tại nhà với số vốn dưới 30 triệu là điều hoàn toàn khả thi. Đương nhiên, bạn cần đánh đổi khá nhiều về sự chuyên nghiệp, khả năng mở rộng doanh thu hàng tháng cũng như các vấn đề khác.
Nếu quyết định phương án mở tiệm nail tại nhà với số vốn tối đa 30 triệu, hãy click vào đây để xem lại các khoản chi phí, loại bỏ tất cả những khoản mục không cần thiết để giới hạn chi phí dưới 30 triệu. Bên cạnh đó, hãy dành nhiều công sức hơn để nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ và tích cực truyền miệng cho những khách hàng tiềm năng trong khu vực lân cận.
Nhà phân phối thiết bị làm nail, bộ dụng cụ làm nail & tư vấn thiết kế tiệm nail chuyên nghiệp nhất TPHCM và miền Nam
Sendora.vn (hotline 24/7: 0975.72.61.72 | Email: [email protected]) chuyên phân phối các thiết bị làm nail, bộ dụng cụ làm nail chuyên nghiệp, cũng như tư vấn thiết kế tiệm nail từ nhỏ đến lớn. Các trang thiết bị nail, ghế làm nail, ghế Pedicure Spa, bộ dụng cụ nail do Sendora cung cấp đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc bởi các salon nail tại nhà cũng như các trung tâm spa, cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ viện uy tín nổi tiếng.
Cần mua ghế nail, ghế Spa Pedicure, thiết bị nail, trọn bộ dụng cụ làm nail? Liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn giải đáp thắc mắc miễn phí:
- SENDORA – BEAUTY EQUIPMENT SUPPLIER
- Hotline 24/7: 0975.72.61.72
- Email: [email protected]
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/sendora.vn/
- Youtube: https://www.youtube.com/@sendoravn
Từ khóa » Mở Tiệm Nail ở Sài Gòn
-
Mở Tiệm Nail Mi Nhỏ Cần Bao Nhiêu Vốn Và Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
10 Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail "Thành Công" Với Chi Phí Nhỏ
-
Phát Cuồng Với Top 14 Những Tiệm Nail Đẹp Ở Sài Gòn - Inhat
-
Nên Học Nail ở đâu Tại Tphcm để Mở Tiệm?
-
Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail Mới Nhất Năm 2022 - Trang Beauty Salon
-
Tìm Hiểu Về Chi Phí Mở Tiệm Nail. Mở Tiệm Nail Cần Bao Nhiêu Vốn?
-
Mở Tiệm Nail Nên Lấy Sỉ Đồ Nail Ở Đâu Vừa Rẻ Lại Tốt TP.HCM
-
Cho Thuê Mặt Bằng Mở Tiệm Nail Giá Rẻ Tại TPHCM T7/2022 - Mogi
-
Vốn Mở Tiệm Nail Nhỏ Cần Bao Nhiêu? - Chi Tiết Từng Khoản Chi Phí
-
Mê Mệt Top 31 Tiệm Nail Sài Gòn Đẹp “ Chất Phát Ngất ” - Ohay
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail Nhỏ Siêu Lợi Nhuận - POS365
-
Top 10+ Tiệm Nail Rẻ Ở Sài Gòn Tiết Kiệm Túi Tiền Của Bạn
-
Hướng Dẫn Mở Tiệm Nail Từ A Tới Z - VNailNews
-
Bạn Có Biết Cần Bao Nhiêu Vốn Mở Tiệm Nail Nhỏ Và BẬT MÍ - INAIL