Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail Mới Nhất Năm 2022 - Trang Beauty Salon
Có thể bạn quan tâm
Mở tiệm nail là một trong những ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, đặc biệt với những ai đam mê làm đẹp. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, việc xác định số tiền vốn và chuẩn bị kỹ lưỡng các bước khởi đầu là điều vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm mở tiệm nail từ A-Z, giúp bạn phát triển tiệm nail một cách hiệu quả.
- 1. Những điều cần lưu ý khi mở tiệm nail
- 1.1 Nghiên cứu thị trường
- 1.2. Xác định số vốn và quy mô tiệm
- 1.3. Khảo sát vị trí và tệp khách hàng
- 1.4. Kiến thức, kinh nghiệm nghề nail
- 1.5. Giấy phép kinh doanh
- 2. Lập kế hoạch tài chính, chi phí để mở tiệm nail
- 2.1. Mặt bằng, biển hiệu kinh doanh
- 2.2. Cơ sở vật chất
- 2.3 Dụng cụ làm nail
- 2.4 Máy móc thiết bị
- 2.5 Chi phí in ấn
- 2.6 Nhân sự
- 2.7 Chi phí marketing, quảng cáo
- 2.8. Một số chi phí phát sinh khác
- 3. Tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia
1. Những điều cần lưu ý khi mở tiệm nail
Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực làm nail, việc hiểu rõ các yếu tố cơ bản như thị trường, nguồn vốn, vị trí và giấy tờ pháp lý sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro.
1.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi mở bất kỳ tiệm nail nào. Bạn cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng tại khu vực bạn muốn mở tiệm. Điều này bao gồm việc tìm hiểu các xu hướng làm đẹp hiện nay, đặc biệt là những xu hướng dịch vụ nail được ưa chuộng như vẽ móng nghệ thuật, đắp móng gel hoặc chăm sóc móng chuyên sâu.
Ngoài ra, bạn cũng cần xác định xem khu vực đó đã có bao nhiêu tiệm nail hoạt động và giá cả, các dịch vụ họ cung cấp. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm ra điểm mạnh, yếu của họ, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút khách hàng. Một nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn không bị lạc hướng và tạo ra sự khác biệt cho tiệm nail của mình.
1.2. Xác định số vốn và quy mô tiệm
Số vốn là yếu tố quyết định sự thành công khi mở tiệm nail. Bạn cần lập kế hoạch rõ ràng về nguồn vốn đầu tư, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, nhân sự và các chi phí marketing.
Ngoài ra, việc xác định quy mô tiệm nail cũng rất quan trọng. Nếu bạn có nguồn vốn lớn, bạn có thể mở một tiệm nail quy mô lớn với nhiều dịch vụ đa dạng. Ngược lại, nếu vốn đầu tư hạn chế, một tiệm nhỏ với các dịch vụ cơ bản như sơn móng, vẽ móng sẽ là lựa chọn an toàn. Điều quan trọng là bạn phải tính toán cẩn thận các chi phí cố định và chi phí vận hành để tránh tình trạng thua lỗ ngay từ đầu.
1.3. Khảo sát vị trí và tệp khách hàng
Việc khảo sát vị trí cũng là bước quan trọng quyết định đến khả năng thành công của tiệm nail. Một vị trí đắc địa, gần trung tâm hoặc trong khu dân cư đông đúc sẽ giúp tiệm nail của bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng tại các vị trí này thường khá cao, do đó bạn cần cân nhắc giữa lợi ích và chi phí để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Trường hợp bạn có sẵn mặt bằng tại nhà để tận dụng, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí để thuê ngoài. Nhờ vậy bạn có thể sử dụng số tiền đó để đầu tư cho những hạng mục khác trong kế hoạch.
Bên cạnh đó, việc xác định tệp khách hàng cũng không kém phần quan trọng. Bạn cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ có thu nhập như thế nào, nhu cầu làm đẹp của họ ra sao và họ có sẵn sàng chi tiêu cho dịch vụ nail của bạn hay không. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược marketing và các dịch vụ cung cấp để phù hợp với nhu cầu và ngân sách của khách hàng.
1.4. Kiến thức, kinh nghiệm nghề nail
Để mở tiệm nail thành công, bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm trong nghề nail. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy đầu tư vào các khóa học chuyên nghiệp để nâng cao tay nghề. Hiểu biết về các kỹ thuật làm nail, cách sử dụng dụng cụ và sản phẩm chăm sóc móng không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ tại tiệm.
Ngành nail cũng như các ngành dịch vụ khác luôn đòi hỏi sự tương tác trực tiếp với khách hàng. Do đó, ngoài việc nắm vững kiến thức và kỹ thuật chuyên môn, bạn cũng cần chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ. Sự niềm nở, tận tâm và khéo léo trong cách ứng xử sẽ tạo ấn tượng tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và sự thành công của tiệm nail.
Ngoài ra, việc cập nhật các xu hướng mới trong lĩnh vực nail cũng rất quan trọng. Khách hàng ngày nay rất thích những phong cách mới mẻ và sáng tạo. Nếu bạn có thể cung cấp những dịch vụ theo kịp xu hướng, tiệm nail của bạn sẽ có cơ hội thu hút nhiều khách hàng hơn và xây dựng được lòng tin.
1.5. Giấy phép kinh doanh
Một yếu tố không thể bỏ qua khi mở tiệm nail là giấy phép kinh doanh. Để hoạt động hợp pháp, bạn cần phải hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết. Điều này bao gồm việc đăng ký kinh doanh và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
Việc thiếu sót trong khâu này có thể dẫn đến việc bị phạt hoặc thậm chí buộc phải đóng cửa. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định của địa phương và hoàn thành các thủ tục pháp lý trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, một số tiệm nail còn yêu cầu nhân viên có chứng chỉ nghề, đảm bảo họ được đào tạo đúng chuẩn về kỹ thuật và an toàn trong quá trình làm việc. Điều này không chỉ giúp bạn tránh rủi ro pháp lý mà còn nâng cao uy tín của tiệm nail.
2. Lập kế hoạch tài chính, chi phí để mở tiệm nail
Sở dĩ ngành nail ngày càng hot bởi số vốn đầu tư không quá nhiều nhưng mang lại hiệu quả tốt và nguồn thu nhập ổn định. Cùng tìm hiểu ngay mở tiệm nail cần những gì cũng như chi phí mở tiệm nail ngay nào.
2.1. Mặt bằng, biển hiệu kinh doanh
Để kinh doanh thuận lợi thì phải chọn được mặt bằng kinh doanh và nó phải được đặt ở vị trí tốt. Đó có thể là gần khu dân cư, văn phòng, gần chợ hoặc có thể là trong ngõ nhưng là nơi dễ tìm và có chỗ để xe cho khách.
Đối với thị trường nail thì bạn nên tránh mặt đường lớn vì chi phí của nó sẽ cao hơn, khách hàng tiềm năng lại không nhiều. Ngoài ra, chỗ để xe ở những chỗ này cũng chật hơn và dễ bị mất nếu không có bảo vệ.
Thông thường, chi phí đầu tư cho mặt bằng kinh doanh chỉ nên chiếm khoảng 13-14% trên tổng số vốn, khoảng 8-10 triệu là hợp lý. Trong trường hợp quy mô kinh doanh của bạn lớn, sang trọng thì những khu trung tâm là thích hợp nhất.
Một biển hiệu nail với thiết kế thẩm mỹ, độc đáo chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của mọi người. Trên đó phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng như tên thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, logo (nếu có), số điện thoại, địa chỉ,…
Thiết kế truyền thống của biển hiệu gồm hai biển dọc, một biển ngang, dạng biển bạt, đóng khung sắt,… hoặc bạn cũng có thể thiết kế biển hiệu theo sở thích của mình miễn là đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, thu hút. Chi phí cho khoản này thường dao động từ 2-4 triệu đồng.
2.2. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố quyết định sự chuyên nghiệp và ấn tượng ban đầu khi khách hàng bước vào tiệm nail.
Tủ đựng đồ Nail là vật dụng không thể thiếu, giúp bạn sắp xếp các dụng cụ làm móng, sơn và các vật liệu một cách gọn gàng, dễ tìm kiếm. Bạn có thể tạo gu thẩm mỹ riêng cho tiệm nail của mình bằng cách trang bị loại tủ đứng, tủ treo tường kệ kính hoặc kệ gỗ với các kiểu so le, ziczac,…để tiết kiệm chi phí hiệu quả. Chi phí đầu tư cho khoản này rơi vào khoảng từ 2-12 triệu đồng.
Bàn ghế làm nail cần được chọn kỹ lưỡng để đảm bảo sự thoải mái cho cả nhân viên và khách hàng, đồng thời tạo không gian làm việc tiện nghi. Có nhiều loại ghế để bạn lựa chọn. Đó có thể bộ ghế rời (ghế ngồi, bồn ngâm chân, bục kê chân), hoặc bộ ghế liền và có chỗ đựng đồ kèm dán 3 ghế. Số vốn đầu tư khoảng 9-5 triệu đồng.
Theo thiết kế tiệm nail chuẩn sẽ có bàn làm nail với một bên chứa máy hơ, một bên chứa máy mài, máy hút bụi ốp sát mặt bàn, lưu ý rằng kiểu bàn này khá đắt, ít nhất cũng khoảng 1,5 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể mua bàn kính gỗ thường với một ngăn để đồ thì giá thành sẽ giảm đi nhiều. Loại bàn này chỉ tầm 800 nghìn đồng.
Để tương ứng với bàn làm nail thì bạn nên trang bị cho tiệm nail khoảng 4 ghế ngồi cho nhân viên với chi phí dao động từ 600 nghìn đồng – 1,8 triệu đồng. Nếu bạn trang bị 2 bàn thì đầu tư khoảng 6 chiếc ghế cho cả không gian.
Tủ quầy sẽ là nơi trưng bày các sản phẩm làm đẹp, giúp tiệm trở nên chuyên nghiệp và thu hút hơn. Nếu bạn chọn loại tủ cho không gian nhỏ thì tầm 1,5 – 2,5 triệu đồng cho tủ quầy, còn loại tủ kích thước lớn thì khoảng 3,8 triệu đồng (tủ + quầy).
Ngoài ra, đừng quên đầu tư vào các thiết bị khác như đèn LED, máy sấy móng và hệ thống ánh sáng để tạo nên không gian hiện đại và hiệu quả trong công việc.
2.3 Dụng cụ làm nail
Đây là khoản chi lớn nhất trong số vốn mở tiệm nail và bộ dụng cụ học nail vì sơn gel là nguyên liệu thiết yếu để làm nail. Chi phí rơi vào khoảng 25-30 triệu trong trường hợp số lượng sơn gel đủ để kê đầy tủ hoặc các vị trí của kệ trên. Tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm bằng cách mua các màu sơn thông dụng và không nên mua quá nhiều màu sơn.
Bộ dụng cụ làm nail mà tiệm của bạn sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng uy tín và chất lượng dịch vụ. Không ai muốn đến làm nail tại một tiệm sử dụng các dụng cụ kém chất lượng. Việc đầu tư vào dụng cụ cao cấp không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng mà còn tạo dựng niềm tin và sự hài lòng lâu dài.
- Dụng cụ làm móng cơ bản: Kềm, nhíp, bấm móng, dũa móng, sủi da…
- Dụng cụ vẽ móng: Cọ vẽ, dotting tool, miếng bọt biển…
- Dụng cụ chăm sóc móng: Bồn ngâm chân, máy mài, máy hơ gel…
- Vật liệu làm móng: Sơn gel, bột đắp, phụ kiện trang trí…
2.4 Máy móc thiết bị
Còn về máy móc thì có ba loại chính là mấy sấy, máy mài, máy hơ gel với mức giá trung bình tầm 500 nghìn – 3 triệu đồng tùy loại máy.
Ngoài những khoản chi bắt buộc như trên thì bạn cần phải trang bị thảm trải nhung hoặc sàn gỗ, với chi phí rơi vào khoảng 200 nghìn – 400 nghìn đồng/m2.
Ngoài ra, còn có điều hòa trong khoảng tầm 8-12 triệu, quạt khoảng 350 nghìn đồng, cùng một số vật dụng khác như đèn, chổi, dép, tranh ảnh, khăn làm nail,…tầm khoảng 5 triệu đồng.
Trong trường hợp bạn đầu tư mua máy tính để phục vụ cho việc quản lý cửa hàng, nhân sự; lưu trữ thông tin, quản lý trang thiết bị; quảng cáo dịch vụ qua mạng thì giá dao động từ 10-14 triệu đồng, còn laptop thì từ 10-20 triệu đồng,…
2.5 Chi phí in ấn
Thiết kế và in ấn khoảng 5 hộp card visit, cũng như in menu bảng giá để khách hàng tiện theo dõi.
Bạn nên chọn loại giấy bình thường để tiết kiệm chi phí và số tiền đầu tư nằm trong khoản 500 – 800 nghìn đồng.
2.6 Nhân sự
Đây là hạng mục có thể có hoặc không tùy vào nhu cầu của chủ tiệm, bổ sung nhân sự khi lượng khách hàng ngày một tăng, bạn có thể lựa chọn những bạn học nail và đào tạo để tiết kiệm chi phí. Số tiền đầu tư rơi vào khoảng 3-5 triệu đồng/ nhân viên và chi phí sẽ tăng dần theo quy mô cửa tiệm và theo thâm niên của nhân viên.
Để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình nhiều chủ tiệm nail chọn lựa thiết kế đồng phục cho nhân viên cùng tông màu với logo, biển báo, tủ quầy, kệ,…nhằm thu hút và tạo sự ấn tượng với khách hàng. Chi phí đồng phục còn tùy thuộc vào lượng nhân viên, chất liệu vải bạn chọn cùng với địa chỉ may đồng phục, bạn có thể chuẩn bị 3-5 triệu đồng cho phần này.
2.7 Chi phí marketing, quảng cáo
Để thu hút và giữ chân khách hàng, việc tổ chức các chương trình khuyến mãi định kỳ hoặc theo dịp lễ tết, sự kiện đặc biệt cần phải được lập kế hoạch chi tiết. Bạn cần quản lý chặt chẽ mọi hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng, như xây dựng hệ thống tích điểm, thẻ thành viên, quà tặng tri ân khách hàng trung thành, đồng thời lắng nghe phản hồi và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, một khoản đầu tư quan trọng khác là chi phí quảng bá thương hiệu, marketing khoảng 5-10 triệu đồng.
- Xây dựng fanpage: Tạo fanpage trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok để chia sẻ thông tin về dịch vụ, sản phẩm, khuyến mãi và tương tác với khách hàng.
- Đăng tải nội dung hấp dẫn: Chia sẻ hình ảnh, video về các mẫu nail đẹp, quy trình làm nail, mẹo chăm sóc móng để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Chạy quảng cáo: Sử dụng công cụ quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Tổ chức minigame: Tạo các hoạt động tương tác trên mạng xã hội để tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới.
Tất cả những chiến lược này cần được tính toán kỹ lưỡng và có kế hoạch cụ thể để triển khai hiệu quả.
2.8. Một số chi phí phát sinh khác
Ngoài những khoản chi phí trên thì bạn nên dự trù thêm khoảng 10 triệu đồng để chi trả cho các chi phí phát sinh trong tháng đầu tiên kinh doanh. Đến đây chắc bạn có thể trả lời cho câu hỏi mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn rồi phải không nào?
3. Tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia
Nếu bạn không có thời gian hoặc muốn có những bước đi chắc chắn hơn thì bạn có thể tìm đến chuyên gia để tư vấn. Họ là những người có kinh nghiệm và sẽ hỗ trợ bạn các thông tin thiết thực về khách hàng, cách mở tiệm nail, số vốn kinh doanh,…cũng như chỉ ra một số vấn đề, rủi ro có thể phát sinh để bạn có kế hoạch xử lý kịp thời.
Để có một nền tảng vững chắc, bạn có thể tham gia khóa học nail chuyên nghiệp tại Trang Beauty Salon. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực làm nail. Khóa học này không chỉ giúp bạn nắm vững các kỹ thuật làm nail hiện đại mà còn chia sẻ những bí quyết kinh doanh thành công.
Trên đây là những kinh nghiệm mở tiệm nail giúp bạn bắt đầu hành trình kinh doanh một cách hiệu quả và bền vững. Hãy lên kế hoạch chi tiết và không ngừng học hỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu riêng cho mình. Chúc bạn sớm thành công với dự án mở tiệm nail của mình nhé!
Từ khóa » Mở Tiệm Nail ở Sài Gòn
-
Mở Tiệm Nail Mi Nhỏ Cần Bao Nhiêu Vốn Và Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
10 Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail "Thành Công" Với Chi Phí Nhỏ
-
Phát Cuồng Với Top 14 Những Tiệm Nail Đẹp Ở Sài Gòn - Inhat
-
Nên Học Nail ở đâu Tại Tphcm để Mở Tiệm?
-
Tìm Hiểu Về Chi Phí Mở Tiệm Nail. Mở Tiệm Nail Cần Bao Nhiêu Vốn?
-
Mở Tiệm Nail Nên Lấy Sỉ Đồ Nail Ở Đâu Vừa Rẻ Lại Tốt TP.HCM
-
Cho Thuê Mặt Bằng Mở Tiệm Nail Giá Rẻ Tại TPHCM T7/2022 - Mogi
-
Vốn Mở Tiệm Nail Nhỏ Cần Bao Nhiêu? - Chi Tiết Từng Khoản Chi Phí
-
Mê Mệt Top 31 Tiệm Nail Sài Gòn Đẹp “ Chất Phát Ngất ” - Ohay
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail Nhỏ Siêu Lợi Nhuận - POS365
-
Top 10+ Tiệm Nail Rẻ Ở Sài Gòn Tiết Kiệm Túi Tiền Của Bạn
-
Hướng Dẫn Mở Tiệm Nail Từ A Tới Z - VNailNews
-
2021, Mở Tiệm Nail Cần Bao Nhiêu Vốn? Chi Phí Mở ...
-
Bạn Có Biết Cần Bao Nhiêu Vốn Mở Tiệm Nail Nhỏ Và BẬT MÍ - INAIL