21 Nguyên Tắc Quan Trọng Trong Smile Design - Minh Tuan Dentist

Skip to content

Mục Lục Bài Viết

  • 1. Tỷ lệ giữa chiều rộng/chiều cao răng cửa giữa
  • 2. Độ tip – nghiêng gần xa của các răng
  • 3. Đường giữa
  • 4. Tỷ lệ vàng trên hình chụp mặt thẳng 2D
  • 5. Khoảng tiếp cận rìa cắn (Incisal Embrasure)
  • 6. Điểm hoặc vùng tiếp xúc các răng cửa
  • 7. Tam giác đen nướu – Black triangles
  • 8. Màu sắc, hình thái, độ trong, và texture trên răng
  • 9. Độ lộ răng khi cười
  • 10. Tính cân xứng và hài hoà của đường viền nướu
  • 11. Chiều cao của đường viền nướu răng cửa bên
  • 12. Khoảng trống giữa các răng
  • 13. Đường cười nướu – Gingival smile line
  • 14. Cung cười – Smile arch
  • 15. Điểm Zenith nướu
  • 16. Mặt phẳng ngang
  • 17. Mô nướu lành mạnh không viêm không hôi miệng
  • 18. Các răng xếp đều và không mọc lệch lạc
  • 19. Kích thước dọc khớp cắn
  • 20. Các miếng trám đã đổi màu trong miệng
  • 21. Các can thiệp nha khoa trước đây cần phải đánh giá lại

1. Tỷ lệ giữa chiều rộng/chiều cao răng cửa giữa

Tỷ lệ Chiều rộng/Chiều cao = 75-80% là tiêu chuẩn vàng thẩm mỹ

Ví dụ: Một răng cửa giữa có bề rộng là 8mm thì chiều cao răng cửa nên là 10mm, vì khi đó tỉ lệ W/H=8/10=80%

Mặc dù chưa đo nhưng ta có thể thấy rõ răng cửa quá dài

R21 ngắn hơn R11 không cân đối

2. Độ tip – nghiêng gần xa của các răng

Độ tip – nghiêng gần xa chuẩn các răng cũng tương tự trong chỉnh nha theo Andrew như:

Răng cửa giữa: +5. Răng cửa bên: +9. Răng nanh: +11. Răng cối nhỏ 1, 2: +5

Trên lâm sàng ta đánh giá bởi sự nghiêng xa hoặc hội tụ của trục răng nếu kéo dài về phía rìa cắn

Hình bên ta có thể dễ dàng nhận biết trục nghiêng gần xa 2 răng cửa giữa song song với nhau

Trục 2 răng cửa giữa nghiêng về phía gần không tuân thủ nguyên tắc thẩm mỹ

3. Đường giữa

Vị trí của đường giữa giữa các răng cửa giữa nên được vẽ trên một đường thẳng từ giữa mắt và xuống qua mũi, nhân trung, môi và cằm.

Góc của đường giữa không nên nghiêng sang trái hoặc phải mà phải thẳng và vuông góc đường nối hai đồng tử hoặc 2 khoé mép

Vị trí đường giữa chính xác nhưng trục hơi bị nghiêng

4. Tỷ lệ vàng trên hình chụp mặt thẳng 2D

Kích thước răng của bạn có phù hợp không tỷ lệ? Tỷ lệ vàng tuân theo “quy tắc một phần ba”. Mỗi răng cách xa đường giữa phải rộng bằng 2/3 răng trước. Ví dụ: Đo chiều rộng của trung tâm răng cửa trong miệng của bạn hoặc trên một ảnh chụp. Chia chiều rộng này cho chiều rộng của răng cửa bên tiếp theo với nó. Răng cửa trung tâm nên Rộng gấp 1,6 lần cạnh bên, và răng nanh rộng gấp 0,6 lần bên, và như vậy. (Ví dụ: Lý tưởng nhất là nếu trung tâm răng cửa rộng 10 mm, bên răng cửa phải bằng hai phần ba số này lượng, hoặc khoảng 6,5 mm, và răng nanh phải bằng 2/3 số đóhoặc khoảng 4,4 mm)

5. Khoảng tiếp cận rìa cắn (Incisal Embrasure)

Khoảng tiếp cận phải điều chỉnh sao cho tự nhiên hoặc trao đổi với bệnh nhân. Khoảng tiếp cận rìa cắn sẽ tăng dần về kích thước và độ sâu đi từ vùng trung tâm ra tới răng nanh

Đây là một giải phẫu bình thường và do đó điểm tiếp xúc giữa các răng cửa sẽ được dời dần về phía chóp một cách tự nhiên

Và cũng theo quy luật thì bờ phía gần khoảng tiếp cận bao giờ cũng vuông hơn so với phía xa có khuynh hương bo tròn lại

6. Điểm hoặc vùng tiếp xúc các răng cửa

Interproximal contact area (ICA): Vùng tiếp xúc

  • Được định nghĩa là một vùng rộng mà 2 răng tiếp xúc với nhau
  • Nó tuân theo quy tắc 50:40:30 liên quan đến răng cửa trung tâm hàm trên
  • ICA càng tăng giúp tạo ra ảo giác răng dài hơn, vuông hơn và cũng mở rộng vùng tam giác nướu để loại bỏ lỗ hổng tam giác đen (black triangles)

Interproximal contact point (ICP): Điểm tiếp xúc

  • ICP được đánh giá tốt hơn so với ICA
  • Theo nguyên tắc chung đi từ răng cửa giữa về phía xa ICP sẽ di chuyển gần về phía chóp hơn.
  • Các điểm tiếp xúc khi đi về phía chóp cũng nên đồng bộ với đường cười

7. Tam giác đen nướu – Black triangles

Tất nhiên là không ai muốn xuất hiện tam giác đen nướu phải không nào?

8. Màu sắc, hình thái, độ trong, và texture trên răng

Một điều chắc chắn là bệnh nhân nào cũng muốn có một hàm răng với màu đồng nhất và không có bất thường nào trên răng có thể nhìn thấy

Màu và hình dạng R11 không đồng nhất với R21

9. Độ lộ răng khi cười

Đánh giá số lượng răng lộ ra khi nghỉ ngơi hoặc với một nụ cười nhẹ. Trung niên người lớn nên thấy 2-4 mm răng trên của chúng. Số lượng này giảm dần theo độ tuổi là do cơ miệng bắt đầu giảm trương lực.

 

 

10. Tính cân xứng và hài hoà của đường viền nướu

Đường viền nướu đối xứng hoặc kết hợp đồng đều giữa bên trái và bên phải.

Thiết lập đường viền nướu chính xác cho từng răng là chìa khóa trong việc tạo ra nụ cười hài hòa.

 

11. Chiều cao của đường viền nướu răng cửa bên

Chiều cao của đường viền nướu răng cửa bên thường thấp hơn 0.5-2mm so với chiều cao của nướu răng cửa giữa và răng nanh

 

12. Khoảng trống giữa các răng

Một hàm răng thẩm mỹ thì không có khe thưa giữa các răng

13. Đường cười nướu – Gingival smile line

Chú ý cần phân biệt thuật ngữ giữa smile linesmile arch. Trong một số bài báo chuyên ngành tiếng thì smile line cũng định nghĩa giống với smile arch. Còn smile line mà chúng ta hay gọi là đường cười đúng ra là gingival smile line, lip line và được định nghĩa là sự bộc lộ mô nướu ở hàm trên khi cười một cách tự nhiên. Khi cười lộ nướu quá nhiều thì còn được gọi là gummy smile, high lip line, full denture smile,…

Một gummy smile hay còn gọi là cười hở lợi là khi bạn cười thấy sự hiện diện quá nhiều mô nướu.

Một nụ cười đẹp và chuẩn tốt nhất nên chỉ có một ít khoảng 1-3mm lộ nướu khi cười

Một đường cười nướu cao hay còn gọi là cười hở lợi

14. Cung cười – Smile arch

Đường nối rìa cắn giữa các răng hàm trên khi cười nên song song với viền môi dưới

15. Điểm Zenith nướu

Vị trí của độ cao trên cùng (điểm Zenith) của đường viền nướu trên mỗi răng là gì?Điểm cao nhất của đường viền nướu trên khuôn mặt của mỗi răng khác nhau giữa các răng răng. Nó phải nằm chính giữa mỗi răng cửa bên, và nó phải bằng 2/3 về phía xa đường đi qua mặt của răng đối với răng cửa giữa và răng nanh.

16. Mặt phẳng ngang

Rìa cắn răng cửa giữa song song với đường nối hai đồng tử

17. Mô nướu lành mạnh không viêm không hôi miệng

Nướu của bạn có bị chảy máu không khi bạn chải hoặc dùng chỉ nha khoa? hoặc chúng có bị viêm hay không? có màu đỏ xung quanh các đường viền nướu không?

Nướu răng khỏe mạnh không chảy máu và có màu hồng nhạt và có texture (giống như vỏ cam)

Bất kỳ kế hoạch cho một nụ cười hấp dẫn và đẹp thì vấn đề sức khỏe răng miệng phải bao gồm vệ sinh răng miệng tốt, kết hợp với tái khám kiểm tra cạo vôi định kì

18. Các răng xếp đều và không mọc lệch lạc

Nếu đạt được các yếu tố đã nêu ở trên thì có chắc là răng đã xếp đều? Chắc chắn là không rồi và tất nhiên là phải cần thêm yếu tố này nữa

19. Kích thước dọc khớp cắn

Vấn đề này mình sẽ cập nhật một bài viết khác chi tiết hơn

20. Các miếng trám đã đổi màu trong miệng

21. Các can thiệp nha khoa trước đây cần phải đánh giá lại

Xem thêm bài viết: Quy trình Digital Smile Design như thế nào?

Đánh giá nội dung này!
Phạm Minh Tuấn

Xin chào! Mình là Bác sĩ Tuấn hiện là Founder/CEO tại Dana Dental - Nha Khoa Đà Nẵng. Mình lập nên trang này nhằm chia sẻ những kiến thức cập nhật được và giúp các bác sĩ trẻ có thể tìm tòi và học hỏi để trau dồi thêm chuyên môn giúp ích cho người bệnh.

Đăng nhập guest Label {} [+] Họ Tên* Địa Chỉ Email* guest Label {} [+] Họ Tên* Địa Chỉ Email* 0 Comments Inline Feedbacks View all comments Bài Viết Mới Nhất
  • Các kiểu đeo chun liên hàm trong chỉnh nha
  • Chẩn đoán hình ảnh Nha khoa bằng phim Panorama
  • 4 Loại khí cụ đóng khoảng cơ bản: Thun, lò xo, loop, lace back
  • Kỹ thuật Root Membrane – Socket Shield trong cấy ghép Implant
  • Ứng dụng của Bioceramic trong Điều trị tuỷ – Nội nha
  • Phân loại xi măng trám bít ống tuỷ trong nội nha

Bs. Phạm Minh Tuấn

Mây Thẻall on 6 bọc răng sứ chăm sóc răng miệng chấn thương răng chỉ nha khoa cười hở lợi cạo cao răng cấp cứu nha khoa dán ngà tức thì dán veneer gãy trâm nội nha hình thành ngà răng implant toàn hàm khám nha sĩ định kì mockup nha khoa mòn răng mất răng mọc răng khôn nghiến răng niềng răng quy trình cắm implant quy trình dán ngà răng chưa đóng chóp răng chết tủy răng giả răng khôn răng lệch lạc răng mọc lệch răng sữa răng đổi màu series tự học chỉnh nha sâu răng sửa soạn ống tuỷ thiết kế nụ cười tiêu chuẩn nha khoa trám bít ống tủy trám composite tẩy trắng răng tại nhà viêm lợi trùm viêm nha chu viêm nướu viêm tủy ê buốt răng đau khớp thái dương hàm đau răng
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Liên Hệ
    • Thư Viện Ảnh
    • Case Lâm Sàng
    • Download Tài Liệu
  • Thẩm Mỹ
    • Veneer Sứ
    • Trám Răng Thẩm Mỹ
    • Tẩy Trắng Răng
    • Smile Design
    • Snap on Smile
  • Phục Hình
    • Mão Răng
    • Cầu Răng
    • Răng Tháo Lắp
    • Inlay – Onlay
  • Nha Khoa Tổng Quát
    • Trám Răng
    • Điều Trị Tủy
    • Nha Chu
  • Phẫu Thuật
    • Nhổ Răng
    • Cắt Nướu
    • Chỉnh Hình
  • Chỉnh Nha
    • Chỉnh Nha Cố Định
    • Chỉnh Nha Tháo Lắp
    • Invisaglin
  • Implant
    • Ghép Xương
    • Nâng Xoang
    • Mini Implant
  • Răng Trẻ Em
wpDiscuzInsert

Từ khóa » Nguyên Tắc Smile