22 Giống Lợn Bản địa Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, Bộ NN-PTNT cùng một số địa phương đã phục tráng và phát triển thành công nhiều giống lợn bản địa trở thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao.
Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) xin được giới thiệu bạn đọc bộ sưu tập những giống lợn bản địa của Việt Nam.
Nguồn gốc và phân bố: Lợn Móng Cái có xuất xứ từ thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hiện nay đã có mặt ở nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên với số lượng lớn nhất trong các giống lợn bản địa.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Móng Cái gồm 2 dòng: xương to và xương nhỏ. Lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi, mõm trắng. Lưng, mông, cổ màu đen hình yên ngựa, các phần còn lại trắng. Khả năng sinh sản của lợn Móng Cái khá cao, từ 10 -16 con/lứa, khối lượng lợn con sơ sinh 0.5-0.7 kg/con, tỷ lệ nạc 32 - 35%.
Hướng dẫn sử dụng: Lợn Móng Cái có thể nuôi thuần chủng để lấy thịt hoặc làm nái nền để lai với các giống đực ngoại tạo con lai F1 nuôi thương phẩm.
Nguồn gốc và phân bố: Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, do lợn ỉ nuôi hiệu quả kinh tế không cao, đang có nguy cơ tuyệt chủng nên đã được Bộ NN-PTNT và Tập đoàn Dabaco Việt Nam tiến hành nuôi lưu giữ giống gốc.
Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn ỉ mỡ hay còn gọi là lợn ỉ nhăn có thịt ít mỡ nhiều (tỉ lệ nạc chỉ đạt 36% trong khi mỡ chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40-50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70 - 80 kg.
Hướng dẫn sử dụng: Nuôi bảo tồn và nuôi theo hướng đặc sản, chế biến sâu.
Nguồn gốc và phân bố: Lợn Bản phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi như Mai Sơn, Thuận Châu (tỉnh Sơn La), Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên). Các huyện vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, trong đó chủ yếu tập trung ở Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Mai Châu, Tân Lạc.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Bản có lông và da đen tuyền và đen, có con có chấm trắng ở trán, 4 chân và chóp đuôi, hông có bờm. Mõm nhọn và nhỏ, mặt và đầu nhỏ dài, tai nhỏ, bụng thon gọn, 4 chân nhỏ và cao, móng đứng.
Khả năng sản xuất: Tuổi động dục lần đầu: 5 - 6 tháng. Số con sơ sinh sống/ổ đạt 6 - 6,5 con; số con cai sữa/ổ lúc 60 ngày tuổi: 5 - 6 con; khối lượng sơ sinh/ổ: 2,5 - 3,0 kg. Khả năng sinh trưởng rất chậm: khối lượng 2 tháng tuổi: 4,4 kg/con; khối lượng 8 tháng tuổi: 28 - 32 kg/con.
Hướng sử dụng: Chăn nuôi theo hướng sản phẩm thịt lợn đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Nguồn gốc được xác định ở miền Trung, được phân bổ chạy dọc theo dãy Trường Sơn của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, tập trung nhiều tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế như A Lưới, Nam Đông, Hương Trà và huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
Đặc điểm ngoại hình: Màu lông đen hoặc lang trắng đen, dài và dầy. Mõm dài, xương nhỏ, chân yếu và đi bàn, bụng sệ, da mỏng, lông thưa.
Khả năng sản xuất: Lợn đực thành thục về tính lúc 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi có thể phối giống có chửa và thường được sử dụng lúc 7 - 8 tháng tuổi. Lợn cái động dục lần đầu lúc 200 ngày tuổi, tuổi đẻ lần đầu 10 - 12 tháng. Số con sơ sinh và số con sơ sinh sống tương ứng là 6 - và 5 - 6 con/ổ; mỗi năm đẻ 1,2 - 1,5 lứa. Khối lượng sơ sinh 0,4 kg; cai sữa 3 kg lúc 2 tháng tuổi.
Khối lượng trung bình lúc 12 tháng tuổi 50 kg. Khối lượng trưởng thành: lợn đực 70 kg và lợn cái 60 - 70 kg. Tiêu tốn thức ăn khoảng 7 - 8 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Tỷ lệ thịt nạc 40%, tỷ lệ mỡ 28%. Chống chịu tốt với bệnh tật, môi trường khắc nghiệt và điều kiện dinh dưỡng kém.
Hướng sử dụng: Là nguồn thực phẩm đặc sản vì hương vị thịt thơm ngon, được người tiêu thụ ưa chuộng.
Nguồn gốc và phân bố: Lợn Cỏ Bình Thuận tập trung tại Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Cỏ Bình Thuận có lông đen tuyền, thân hình săn chắc, trán dô, mặt dài, mõm thẳng.
Khả năng sản xuất: Tuổi động dục lần đầu 8 tháng tuổi, phối giống lần đầu 8,5 tháng tuổi và đẻ lứa đầu 12,3 tháng tuổi. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa lần lượt là 7,6 và 6,7 con/ổ. Khối lượng cai sữa 6 kg lúc 70 ngày tuổi.
Hướng sử dụng: Nuôi để khai thác thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có lông màu trắng với các đốm da đen, đốm lông đen không định hình, hơi mờ nhạt ở vùng mắt, trán hoặc toàn thân. Đầu hơi nhỏ, tai thẳng đứng, mặt hơi nhăn, lưng thẳng, bụng khá thon. Lợn có 10 - 12 vú, chân to, khỏe và vững chắc.
Khả năng sản xuất: Lợn cái động dục lần đầu lúc 6 tháng tuổi, đẻ lứa đầu lúc 12 tháng tuổi. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa lần lượt là 7 và 6,5 con/ổ. Tuổi cai sữa 56 ngày. Khối lượng sơ sinh 0,43 kg/con, khối lượng cai sữa 56 ngày đạt 4 kg/con, khối lượng 8 tháng tuổi 35 kg/con.
Hướng sử dụng: Nuôi khai thác thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Huyện Hạ Lang và Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Hạ Lang có đặc điểm ngoại hình nhiều nét giống lợn Móng Cái: bụng trắng và có dải yên ngựa vắt qua vai, nhưng có các đặc điểm ngoại hình rất đặc trưng: tầm vóc lớn, mõm ngắn tròn, mặt nhăn và to, chân to và ngắn, lưng võng bụng không chạm đất.
Khả năng sản xuất: Lợn nái có số lượng vú dao động từ 10 - 12, khả năng sinh sản từ 8 - 10 con/lứa. Tuổi phối giống lần đầu của lợn cái từ 210 đến 236 ngày tuổi, khối lượng phối giống lần đầu đạt 43 kg. Số con cai sữa/ổ dao động từ 7,43 con đến 9,11 con. Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi 4,0 - 4,5 kg/con; khối lượng 8 tháng tuổi 42 - 46 kg.
Hướng sử dụng: Giống lợn Hạ Lang thường được người chăn nuôi địa phương sử dụng làm nái nền.
Nguồn gốc và phân bố: Tại các huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn có lông màu hung đỏ, ánh bạc, dài và cứng. Thân hình thanh săn, mình ngắn, tai nhỏ, dựng đứng, lưng thẳng, một số lưng hơi võng. Chân nhỏ, đi móng, mắt màu nâu đỏ hoặc hạt dẻ, tinh nhanh, mặt nhỏ, mõm dài và nhọn, đuôi dài và nhỏ, bụng gọn, không sệ. dáng đi nhanh nhẹn, vững chắc.
Khả năng sản xuất: Tuổi phối giống lần đầu 260 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 380 ngày. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa lần lượt là 7,4 và 6,5 con/ổ. Khối lượng cai sữa 6 kg/con; tuổi cai sữa 60 ngày, đẻ 1,7 lứa/nái/năm. Khối lượng 8 tháng tuổi đạt 40 - 42 kg. Khối lượng xuất chuồng 50 kg; tiêu tốn thức ăn 4,3 kg/1 kg tăng khối lượng.
Hướng sử dụng: Nuôi lấy thịt ở những nơi điều kiện chăn nuôi kém và làm thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Có từ lâu đời tại một số huyện vùng cao giáp ranh biên giới Việt -Trung của tỉnh Cao Bằng: Hòa An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang và cũng được nuôi phổ biến ở vùng đó.
Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân lông và da trắng, ngoại trừ đen ở phần đầu và mông, giữa lông đen và trắng có vệt mờ đen gần giống như lợn Móng Cái nhưng không có dải yên ngựa màu trắng bắt qua vai mà có một vệt trắng chạy dài từ trán xuống mõm.
Đầu to vừa phải, tai nhỏ và dựng. Bụng thon, gọn, không sệ và võng xuống như lợn Móng Cái. Chân to, cao và chắc khoẻ, lưng tương đối thẳng. Mặt thẳng, mõm dài, không nhăn. Lợn có 8 - 12 vú, nhưng thông dụng nhất là 10 vú.
Khả năng sản xuất: Tuổi đẻ đầu trung bình là 13 tháng. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa tương ứng là 8 và 7 con/ổ, khoảng cách lứa đẻ 215 ngày. Khối lượng sơ sinh 0,4 kg/con và cai sữa lúc 60 ngày tuổi 5 kg/con. Khối lượng 8 tháng tuổi 45 kg.
Hướng sử dụng: Làm nái nền lai với đực giống ngoại để phục vụ chăn nuôi nông hộ tại Cao Bằng cũng như một số tỉnh phụ cận và sử dụng làm thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Là giống lợn bản địa có nguồn gốc ở miền núi Quảng Bình, phân bố dọc dãy Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Khùa có thể có màu lông đen toàn thân, có lông da đen với các điểm trắng ở 4 chân hoặc có lông da đen và loang trắng trên thân. Mõm lợn khùa nói chung dài và khỏe, lưng khá thẳng
Khả năng sản xuất: Khối lượng tối đa đạt 35-40 kg. Số con/lứa đạt 5 - 7 con.
Hướng sử dụng: Chăn nuôi theo hướng lợn thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Tại các huyện Ba Tơ, Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn có lông, da đen tuyền toàn thân, mặt thẳng, mõm khá dài, chân thẳng, thân ngắn và thon, tai nhỏ vừa và đứng. Lợn nái đẻ có thể có lưng võng.
Khả năng sản xuất: Tuổi động dục lần đầu: 4 - 5 tháng. Số con sơ sinh sống đạt 6 - 9 con/ổ; số con cai sữa lúc 60 ngày tuổi: 6 - 9 con/ổ. Khối lượng sơ sinh: 2,5 - 3,5 kg/ổ; khối lượng cai sữa: 20 - 32 kg/ổ. Tốc độ sinh trưởng rất chậm: khối lượng 2 tháng tuổi: 4 kg/con, khối lượng 8 tháng tuổi: 30 - 40 kg/con.
Hướng sử dụng: Chăn nuôi theo hướng lợn thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Nguồn gốc và nuôi tập trung ở một số huyện: Kim Bôi, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Mán có tầm vóc nhỏ, mặt nhỏ, mõm dài, thân hình thanh săn, mình ngắn, tai nhỏ, dựng đứng, lưng thẳng hoặc hơi võng. Lông dài và cứng: 64% lông da đen tuyền và 36% lông da đen nhưng có các điểm, đốm trắng: trán, chóp đuôi, bàn chân. Da đen tuyền, thậm chí đen cả mõm, vú, bốn bàn chân và kẽ móng chân. Một số con trắng ở 4 bàn chân và bụng.
Khả năng sản xuất: Tuổi thành thục về tính muộn (7 - 8 tháng tuổi), tuổi đẻ lứa đầu 360 ngày. Lợn đẻ 1,3 lứa/nái/năm, Khối lượng sơ sinh 300 g/con. Số con sơ sinh sống 5 - 6 con/ổ. Khối lượng 10 tháng tuổi 35 kg. Tăng khối lượng 160 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn 6,5 kg/1 kg tăng khối lượng.
Hướng sử dụng: Nuôi lấy thịt ở những nơi điều kiện chăn nuôi kém và làm thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Lợn Mẹo hay còn gọi là lợn Mèo, là giống lợn của Người Mông, được nuôi tại các hộ gia đình thuộc một số xã miền núi trên địa bàn có dân tộc Mông sinh sống. Lợn Mẹo được đồng bào dân tộc Mông nuôi thuần từ rất lâu đời ở vùng cao khí hậu mát mẻ quanh năm.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Mẹo có tầm vóc khá lớn, trường mình, phát triển cân đối. Lông da màu đen, da dày, lông dài và cứng. Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và thường có khoáy trán, mõm hơi dài, tai vừa phải và hơi chúc về phía trước. Vai rộng, lưng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Phần hông rộng và phẳng, mông rộng và chiều cao mông thường cao hơn vai. Bụng lợn to, dài nhưng không sệ. Chân lợn cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước.
Khả năng sản xuất: Khối lượng sơ sinh của lợn con 0,47 kg. Số con đẻ ra/lứa 4 - 6 con. Số con còn sống sau cai sữa 4,0 con; Khối lượng sau cai sữa 4,83 kg.
Hướng sử dụng: Nuôi lấy thịt và làm thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Là một giống lợn được nuôi nhiều vùng thuộc tỉnh Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương. Lợn Mường Khương được nuôi chủ yếu được nuôi ở vùng trung du Bắc Bộ.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn có màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa và mềm. Đa số lợn có mõm dài thẳng hoặc hơi cong, trán nhăn, tai to hơi cúp rũ về phía trước.
Khả năng sản xuất: Tuổi thành thục về tính là 5 - 7 tháng tuổi, lợn đẻ 1,2 - 1,3 lứa/nái/năm, khối lượng sơ sinh 600 g/con. Số con sơ sinh sống 5 - 6 con/ổ. Khối lượng 12 tháng tuổi 90kg.
Hướng sử dụng: Nuôi lấy thịt ở những nơi điều kiện chăn nuôi kém và làm thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn có màu lông đen tuyền toàn thân, đầu tương đối to, mõm khá dài và cong, mặt nhăn, tai đưa ngang về phía trước, lưng võng, bụng sệ, lợn có 10 - 12 vú, đi bằng bàn.
Khả năng sản xuất: Tuổi động dục lần đầu 200 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 400 ngày. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa lần lượt là 7,5 và 6,5 con/ổ. Khối lượng sơ sinh 0,4 kg/con, cai sữa 4 kg/con, 8 tháng tuổi đạt 46 kg/con.
Hướng sử dụng: Nuôi để khai thác thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Lợn Lang Hồng có nguồn gốc tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang được phân bố và nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và thung lũng hạ lưu sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Lang Hồng có đặc điểm ngoại hình về màu lông da gần tương tự như lợn Móng Cái.
Lợn có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân, lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường có đường biên không cố định.
Đầu to vừa phải, mõm bé và hơi dài, tai to, đứng, cúp về phía trước, cổ ngắn, lưng dài và rộng, võng, có khi võng sâu tạo thành nếp nhăn từ lưng đến bụng. Bụng to, võng và sệ nên hai hàng vú thường xuyên quét đất.
Lợn có chửa bầu vú quét đất, núm vú chìa ra, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao. Bốn chân vừa phải, bụng sệ nên trông càng thấp, càng yếu, bàn chân đi chụm khi còn non, khi lớn lên hơi choãi, móng sau có thể chạm đất, lông ngắn và thưa, da hơi hồng.
Mõm ươn ướt, mắt tinh nhanh, đuôi phe phẩy. Có 12 vú, ít con vú lẻ, vú lép, nói chung đều thẳng hàng dọc, cân đối hàng ngang. Vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di động khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất.
Khả năng sản xuất: Lợn Lang hồng năng suất sinh sản 1,6 - 1,8 lứa đẻ/nái/năm; số con sơ sinh sống 10 - 12 con/lứa. Khối lượng sơ sinh 0,45 - 0,6 kg. Khối lượng xuất chuồng lúc 10 tháng tuổi đạt 55 - 65 kg.
Hướng sử dụng: Thường được người chăn nuôi sử dụng làm nái nền.
Nguồn gốc và phân bố: Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Đặc điểm ngoại hình: Lông và da đen, trừ 6 điểm trắng ở trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi, không có yên ngựa màu trắng bắt qua vai như giống lợn Móng Cái. Lông dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cúp, mõm dài trung bình. Lưng không võng và bụng không sệ như lợn Móng Cái. Đặc trưng nhất về ngoại hình của lợn Lũng Pùg là chòm lông trắng ở trán dài tạo thành một xoáy ngược lên đỉnh đầu.
Khả năng sản xuất: Năng suất sinh sản 1,5 - 1,6 lứa đẻ/nái/năm; số con sơ sinh sống 8 - 10 con/lứa. Số con cai sữa 7 - 9 con/lứa Khối lượng sơ sinh 0,45 - 0,6 kg. Lợn có tầm vóc to lớn. Khối lượng cơ thể lúc 10 - 12 tháng đạt tới 90 - 100 kg và trưởng thành khoảng 130 - 140 kg.
Nguồn gốc và phân bố: Tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Đặc điểm ngoại hình: Da và lông màu trắng hoặc có đốm đen (lang trắng đen). Đầu to vừa phải, mắt nhỏ, mõm dài, mặt phẳng hoặc hơi cong, tai to vừa, đứng hay đưa sang ngang. Lông dầy và cứng, cổ ngắn, vai phẳng, lưng thẳng và ngắn, ngực sâu vừa phải, bụng phẳng hoặc hơi sệ. Chân ngắn, chân sau yếu, đi bàn.
Khả năng sản xuất: Lợn đẻ sai, tốt sữa, nuôi con giỏi. Số con sơ sinh sống: 7 - 11 con/ổ. Khối lượng lúc 8 tháng tuổi đạt 50 - 60 kg/con. Tỷ lệ móc hàm 72 - 76%, tỷ lệ thịt xẻ 60 - 68%.
Hướng sử dụng: Chăn nuôi nái sinh sản.
Nguồn gốc và phân bố: Được nuôi chủ yếu bởi người dân tộc Pa Kô và Vân Kiều tại huyện Đăkrong và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Đặc điểm ngoại hình: Hình dáng giống như con chuột. Màu lông da đen bạc, thỉnh thoảng có phớt vàng hung. Lưng thẳng, thân hình gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ. Khối lượng trưởng thành 35-40kg.
Khả năng sản xuất: Lợn Vân Pa sinh sản kém. Khối lượng sơ sinh 250g/con. Phối giống lần đầu 7-8 tháng tuổi. Đẻ 1,5 lứa/năm. Số con sống sau sinh và số con cai sữa 6-8 và 5-7 con/ổ. Khối lượng 10 tháng tuổi 35 kg. Tỷ lệ nạc 37 và tỷ lệ mỡ 28. Thịt có mùi vị thơm ngon.
Hướng sử dụng: Chủ yếu được sử dụng làm nguồn thực phẩm đặc sản và nuôi tại vùng núi đồi.
Nguồn gốc và phân bố: Giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn).
Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu lông, da đen, 4 móng chân có màu sừng (ngà). Tầm vóc nhỏ, mình thon gọn, đầu nhỏ vừa phải, đầu và cổ liên kết chắc chắn, mõm dài và hơi nhọn. Trán ít nhăn. Tai thẳng hướng về trước. Chân nhỏ, đi móng. Lưng thẳng hoặc hơi võng.
Khả năng sản xuất: Tuổi động dục lần đầu 11 tháng tuổi; tuổi đẻ lứa đầu 15 tháng tuổi. Số con sơ sinh sống và số con sơ sinh cai sữa lần lượt là 6,7 và 5,9 con/ổ. Khối lượng cai sữa đạt 6,0 kg/con lúc 94 ngày.
Hướng sử dụng: Nuôi để khai thác thịt đặc sản.
Nguồn gốc và phân bố: Lợn Sóc có nguồn gốc và phân bố khá rộng trên toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh Nam Trung bộ.
Đặc điểm ngoại hình: Có 3 loại màu sắc chính là mầu đen tuyền, đen lang trắng và màu sọc dưa (sọc đen và hung đỏ dọc theo cơ thể). Màu sọc dưa thay đổi theo lứa tuổi, màu hung đỏ bị phai dần và trở thành màu đen mốc. Da dày, mốc, lông dài, lông bờm dài cứng và dựng đứng, chân nhỏ, đi bằng móng, rất nhanh nhẹn.
Khả năng sản xuất: Lợn Sóc có số con sơ sinh sống/ổ đạt 6 - 8 con, Số con cai sữa/ổ: 5-7 con/ổ. Khối lượng sơ sinh đạt 0,41 kg. Khối lượng 12 tháng tuổi đạt 40 - 45 kg/con.
Hướng sử dụng: Chăn nuôi theo hướng bán lợn thịt đặc sản dân tộc.
Nguồn gốc và phân bố: Giống lợn Táp Ná là giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc tại các huyện vùng núi Bảo Lạc và Thông Nông của tỉnh Cao Bằng... Ngoài ra, giống lợn Táp Ná còn sinh sống tại một số huyện lân cận trong tỉnh như Bảo Lạc, Hoà An, Bảo Lâm và một số tỉnh lân cận.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Táp Ná có màu sắc rất đặc trưng: lông và da đều đen, ngoại trừ 6 điểm trắng: một điểm nằm ở giữa trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi, đặc biệt bụng của lợn Táp Ná có màu đen và không có dải yên ngựa màu trắng bắt qua vai như giống Móng Cái. Mặt thẳng, đầu to vừa phải, tai hơi rủ cúp xuống, bụng to nhưng không võng và sệ, chân to, cao và chắc khoẻ.
Khả năng sản xuất: Lợn Táp ná có số con sơ sinh sống/ổ đạt 7-8 con, Số con cai sữa/ổ: 6-7 con/ổ. Khối lượng cai sữa lúc 45 ngày tuổi đạt > 6 kg. Khối lượng 8 tháng tuổi đạt 52-54 kg.
Hướng sử dụng: Chăn nuôi theo hướng bán lợn thịt đặc sản dân tộc.
Nội dung: Nguyên Huân Thiết kế: Trọng Toàn Ảnh: Viện Chăn nuôi Video: Nhật QuangTừ khóa » Hình ảnh Giống Lợn ỉ Móng Cái
-
Lợn Móng Cái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Hợp Thông Tin Về Các Loài Heo đặc Trưng Tại Việt Nam
-
Lợn ỉ Móng Cái Là Vật Nuôi Nổi Tiếng... - Facebook
-
Lợn Móng Cái - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
12 Giống Lợn Trên Thế Giới - VnExpress
-
Đặc điểm Giống Lợn Móng Cái Của Việt Nam
-
Các Giống Lợn Nuôi Tại Việt Nam - Wikiwand
-
Bảo Tồn Giống Lợn Móng Cái
-
Hiệu Quả Như Nuôi Lợn Móng Cái
-
600 Lợn ỉ đẹp Thế Này Mà Chưa Bán được, Móng Cái Kêu Gọi Tiêu Thụ
-
9 Giống Lợn Bản địa, Lợn đặc Sản được đưa Vào Diện Bảo Tồn
-
Một Số Giống Lợn Nội Của Việt Nam
-
Những Giống Lợn (heo) đặc Trưng Tại Việt Nam