22 Xa Hoi Hoc Loi Song - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
22 xa hoi hoc loi song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.74 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM ÁTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRAMÔN: XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNGMục đíchTài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tậpvà làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng củagiảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.Nội dung hướng dẫnNội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâmcủa môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặckỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tậpkỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướngdẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặcnhững nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chấtminh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.-1-PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂMChương 1: Các định nghĩa về lối sốngKhái niệm lối và các hoạt động sống.Chức năng của kiểu lối.Định nghĩa về lối sống trong xã hội học.Lối sống trên các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội học.Chương 2: Lịch sử xã hội học lối sốngQuan điểm của Max WeberQuan điểm của Thorstein VeblemQuan điểm của George SimmelQuan điểm của Alfred AdlerChương 3: Hai lối tiếp cận trong xã hội học lối sốngLối tiếp cận phi cơ cấuLối tiếp cận cơ cấuChương 4: Phân tích lối sống- Phân tích bất bình đẳng xã hộiLối sống trong nghiên cứu thị trườngLối sống trong nghiên cứu xã hội họcChương 5: Lối sống truyền thống của người Việt NamChương 6: Lối sống và giá trịĐịnh nghĩa giá trịBiến chuyển giá trịChương 7: Lối sống: Hành vi tiêu dùng và sử dụng thời gian nhàn rỗiHành vi tiêu dùng và lối sốngCác yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùngCác xu hướng về hành vi tiêu dùngLý thuyết về mốtPhân loại lối sống theo hành vi tiêu dùngĐịnh nghĩa về thời gian nhàn rỗiPhân loại lối sống theo thời gian nhàn rỗi-2-PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬPChương 1: Các định nghĩa về lối sốngKhái niệm lối và các hoạt động sốngo Các khái niệm cần nắm vững: Lối là “hình thức của hành động, đặc trưngcho một người hành động, một nhóm người hành động hoặc một nền vănhóa” (Hahn, 1986). Các hoạt động sống bao gồm những hoạt động như ăn,ở, mặc, giao tiếp, tiêu dùng…Chức năng của kiểu lối:o Các khái niệm cần nắm vững: Chức năng biểu thị thẩm mỹ và biểu thị xã hộicủa kiểu lối.Định nghĩa về lối sống trong xã hội họco Các khái niệm cần nắm vững: Trong xã hội học, khái niệm lối sống được sửdụng từ lối tiếp cận cơ cấu xã hội. Ngoài ra, có sự không thống nhất trongcác định nghĩa của xã hội học, nhưng có thể sử dụng các định nghĩa của từđiển Oxford, của Hans Peter Müller... Lối sống là hiện tượng nhóm.Lối sống trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong xã hội họco Cần nắm vững: Điểm khác biệt trong cách sử dụng khái niệm lối sống trongxã hội học và trên các phương tiện thông tin đại chúngChương 2: Lịch sử xã hội học lối sốngQuan điểm của Max Webero Cần nắm vững: Lối sống của các chủ doanh nghiệp phương Tây theo đạođức Tin Lành; mỗi đẳng cấp cá lối sống riêng; chức năng của lối sống.Quan điểm của Thorstein Vebleno Cần nắm vững:Lý thuyết về hành vi tiêu dùng phô trương Giai cấp nhàn rỗi Hành vi tiêu dùng phô trường và hành vi phô trương sự nhàn cưQuan điểm của George Simmelo Cần nắm vững: Định nghĩa lối sống của Simmel Vai trò của đồng tiền Văn hóa khách quan và văn hóa chủ quan Hai lối tiếp cận của Simmel: giai cấp và cá thể hóaQuan điểm của Alfred Adlero Cần nắm vững:-3- Nhân cách và lối sống 3 yếu tố xác định sự hình thành lối sốngChương 3: Hai lối tiếp cận trong xã hội học lối sốngLối tiếp cận phi cơ cấuo Cần nắm vững: Lý thuyết cá thể hóa của Ulrich Beck 3 chiều kích của quá trình cá thể hóa Hiệu ứng thang máy Cá thể hóa đem đến cho con người nhiều tự do lựa chọn, hình thànhnên hiện tượng đa dạng lối sống trong xã hội hiện đại. Lý thuyết của Beck được áp dụng để phân tích lối sống, không phải lànghiên cứu về lối sống. Tuy con người hiện đại có nhiều tự do lựa chọn, những con người vẫnbị tác động bởi những yếu tố cơ cấu.Lối tiếp cận hành động duy lý theo Harmut Lüdtkeo Cần nắm vững: Lý thuyết hành vi, lý thuyết hành động duy lý. Các định đềvề lối sống.Lối tiếp cận cơ cấuo Cần nắm vững: Lý thuyết về lối sống của Pierre Bourdieu Khái niệm vốn: vốn kinh tế, vốn xã hội, vốn văn hóa Tập tính 3 loại thị hiếu- 3 loại lối sốngChương 4: Phân tích lối sống- Phân tích bất bình đẳng xã hộiLối sống trong nghiên cứu xã hội họco Cần nắm vững: Các mô hình phân tích bất bình đẳng xã hội Mục đích nghiên cứu về lối sống trong xã hội học Ôn lại hai lối tiếp cận trong xã hội học về lối sốngNăm nguyên tắc chính trong phân tích lối sống theo Hans Peter Müllero Cần nắm vững: 5 nguyên tắc: tính tổng thể, sự lựa chọn, nét khác biệt, cơ hội phongcách hóa đời sống và phân chia các xu hướng phong cách hóa đờisống Phân tích lối sống tập trung vào giai đoạn thanh niên và trưởng thànhLối sống/văn hóa của nghèo đói của Oscar Lewiso Cần nắm vững:-4- Các cơ sở của văn hóa nghèo đói Những đặc trưng cơ bản của văn hóa nghèo đóiĐọc thêm: Quan điểm về lối sống của Anthony GiddensChương 5: Lối sống truyền thống của người Việt NamLối sống truyền thống của người Việt Namo Cần nắm vững: Những điều kiện ảnh hưởng đến lối sống của người Việt Nam Các biểu hiện và đặc điểm về lối sống truyền thống của người ViệtNam Nhìn nhận lối sống của người Việt Nam: Mặt tích cực và tiêu cựcChương 6: Lối sống và giá trịKhái niệm- Định nghĩa giá trịo Cần nắm vững: Định nghĩa giá trị, cách phân loại giá trị Mối quan hệ giữa giá trị và lối sống Các đặc điểm chính trong xã hội học khi sử dụng khái niệm giá trịBiến chuyển giá trịo Cần nắm vững: Hai giả định về biến chuyển giá trị của Ronald Inglehardt Biến chuyển giá trị theo H. Klages Ba giai đoạn biến chuyển giá trị theo Yankelovich Ứng dụng biến chuyển giá trị vào phân tích lối sốngChương 7: Lối sống: Hành vi tiêu dùng và sử dụng thời gian nhàn rỗiLối sống: Hành vi tiêu dùngo Cần nắm vững: Mối quan hệ giữa lối sống và hành vi tiêu dùng Quan điểm xã hội học mang tính phê phán về hành vi tiêu dùng Chức năng biểu tượng của hành vi tiêu dùng, lý thuyết hành vi tiêudùng phô trương Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Hành vi tiêu dùng và mốt: lý thuyết Trickle-Down, Trickle-Across,Trickle-UpĐọc thêm: Lối sống: Hành vi sử dụng thời gian nhàn rỗi-5-PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRAa/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đềĐề kiểm tra bao gồm phần tự luận, có 2 câu, tập trung vào những nội dung ôn tậpđã nêu ở trên.b/ Hướng dẫn làm bài phần tự luậnTrước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ để làm đúng và vừađủ theo yêu cầu của bài. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính điểm, mấtthời gian vô ích.Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.Cần vận dụng các khái niệm, lý thuyết được học để giải thích các hiện tượng xãhội. Trước hết cần trình bày ngắn gọn khái niệm, những điểm chính của lý thuyết.Sau đó, vận dụng để giải thích, phân tích theo hiểu biết của mình.Nếu chỉ đơn thuần chép từ sách sẽ không được tính điểm.Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.-6-PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁNTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCMKHOA XHH-CTXH-ĐNÁĐỀ THIMÔN: XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNGThời gian làm bài: 60 phútSV được sử dụng tài liệuNội dung đề thiCâu 1 (7 điểm): Anh/Chị có đồng tình với quan điểm Lối sống hình thành những nét cơbản từ thời thơ ấu? Nếu đồng tình hoặc không đồng tình, Anh/Chị hãy nêu lập luận.Câu 2 (3 điểm): Nêu vai trò của Max Weber đối với Xã hội học lối sống.ĐÁP ÁNCâu 1:Nếu đồng tính, có thể trình bày với các ý sau:-Sử dụng Lý thuyết tâm lý học cá nhân của Alfred AdlerĐối với Adler, con người là một sản phẩm của những đặc tính được di truyền và môitrường của họ. Mỗi một nhân cách của con người ứng với một lối sống nhất định.Lối sống là tổng hợp những phản ứng cá nhân đã được xây dựng từ khi con ngườicòn nhỏ tuổi và thông qua môi trường xã hội để bảo vệ nhân cách của mình. Lối sống,theo Adler, được định hình chủ yếu bởi 3 yếu tố: Không phải bản năng tự nhiên trong con người là cơ bản, cốt lõi mà có thứ đóng vaitrò quan trọng hơn, đó là “Tình cảm xã hội”/ “quan tâm xã hội” (social concern). Cái quyết định sự phát triển nhân cách con người là mong muốn “siêu đẳng”. Conngười hướng tới sự “siêu đẳng”, nhưng mong muốn này có thể không thực hiện đượcdo những khiếm khuyết cơ thể khi mới sinh ra hoặc do những điều kiện sống khôngthuận lợi. Lối sống cũng phụ thuộc vào thời thơ ấu.Giống như Freud, Adler nhìn thấy nhân cách thể hiện qua lối sống của con ngườiđược hình thành từ rất sớm khi chúng ta còn là trẻ em. Chính xác hơn, mô hình mẫu củalối sống của một cá nhân định hình vào khoảng thời gian em bé được 5 tuổi. Những kinhnghiệm sống mới mẻ sau này không thể thay đổi được mẫu mô hình lối sống thời bé màchỉ được sử dụng để cắt nghĩa và lý giải mô hình mẫu lối sống thời bé ấy: Những kinhnghiệm mới mẻ và những kinh nghiệm trong mẫu mô hình lối sống thời bé sẽ cho phép-7-chúng ta một cơ hội đối chiếu. Từ đó họ có hướng xử lý tạo nên những khám phá phongphú lành mạnh hay những kinh nghiệm mang tính chất thành kiến độc hại.Adler tin rằng có 3 loại tình huống tuổi thơ cơ bản có ảnh hưởng trong việc thiếtlập tạo ra những mẫu lối sống lệch lạc, thiếu lành mạnh: Tình huống đầu tiên là bộ phậncơ thể khiếm khuyết, hoặc những căn bệnh thời ấu thơ. Tình huống thứ hai là trẻ con đượcnuông chiều quá mức. Sau cùng là tình huống bị bỏ rơi.-Lý thuyết về quá trình xã hội hóa trong Xã hội học.Câu 2: Vai trò của Max Weber đối với Xã hội học lối sống-Là nhà XHH đầu tiên sử dụng khái niệm lối sống trong xã hội học trong các nghiên cứucủa mìnhLối sống của các doanh nhân theo đạo đức Tin LànhMỗi đẳng cấp có lối sống riêng nhằm duy trì trật tự xã hộiChức năng của lối sống.-8-

Tài liệu liên quan

  • Chương trình đào tạo ngành Xã hội học Chương trình đào tạo ngành Xã hội học
    • 5
    • 589
    • 0
  • Chương trình đào tạo ngành xã hội học Chương trình đào tạo ngành xã hội học
    • 4
    • 711
    • 2
  • Xã hội học Xã hội học
    • 25
    • 294
    • 2
  • ÔN THI XÃ HỘI HỌC ĐC ÔN THI XÃ HỘI HỌC ĐC
    • 55
    • 645
    • 3
  • Biện chứng cá nhân   xã hội trong lối sống của sinh viên hiện nay Biện chứng cá nhân xã hội trong lối sống của sinh viên hiện nay
    • 73
    • 1
    • 11
  • Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống
    • 65
    • 3
    • 65
  • Giáo án điện tử tiểu học: Tự nhiên xã hội loài vật sống trên cạn pdf Giáo án điện tử tiểu học: Tự nhiên xã hội loài vật sống trên cạn pdf
    • 24
    • 545
    • 0
  • Nghị luận xã hội về lối sống đẹp Nghị luận xã hội về lối sống đẹp
    • 5
    • 1
    • 1
  • Nghị luận xã hội về lối sống sành điệu Nghị luận xã hội về lối sống sành điệu
    • 2
    • 666
    • 0
  • Nghị luận xã hội về lối sống đẹp Nghị luận xã hội về lối sống đẹp
    • 2
    • 818
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(270.74 KB - 8 trang) - 22 xa hoi hoc loi song Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chức Năng Của Xã Hội Học Lối Sống