28 Loại Rau Củ Quả Cho Bé Ăn Dặm Tốt Nhất - Thuốc Thang

Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

28 Loại Rau Củ Quả Cho Bé Ăn Dặm Tốt Nhất28 Loại Rau Củ Quả Cho Bé Ăn Dặm Tốt Nhất

Rau củ quả là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho sự phát triển của trẻ và được các chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, không phải rau nào cũng có thể sử dụng, để góp phần giúp các mẹ giải bài toán này thì hôm nay Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu cho mẹ các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm, hãy cùng theo dõi nhé !

TÁC DỤNG CỦA RAU XANH CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ

Chế độ ăn uống của trẻ cũng giống như người lớn cần phải đáp ứng được 4 nhóm chất, bao gồm có: chất đạm, chất béo, đường, vitamin và các loại khoáng chất. Trong đó thì rau củ quả là nhóm thực phẩm cung cấp chủ yếu vitamin và các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Những lơi ích tuyệt vời của rau củ quả đã đươc các nhà khoa học chứng minh và khuyên dùng bởi nó đóng một vai trò cực kì quan trọng cho sự phát triển cả về mặt thể lực cũng như trí lực của trẻ. Theo chứng minh của các chuyên gia dinh dưỡng, trong rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa táo bón đồng thời còn giúp cho hệ tim của bé phát triển. Ngoài ra, rau xanh còn giúp cho các bé ngăn ngừa tình trạng béo phì, cung cấp nước và các khoáng chất như vitamin A, vitamin C, Kali… giúp xây dựng và phát triển tế bào mô cho bé. Bởi vì vậy mà các mẹ cần tạo thói quen ăn nhiều rau củ cho bé ngay từ khi còn nhỏ, trong đó cách tốt nhất là đưa rau vào trong việc chế biến cháo ăn dặm cho bé. Cần phải đưa vào những loại rau với sự đa dạng về màu sắc để khiến cho bé thích thú, chẳng hạn một số loại sau mang màu sắc đặc trưng như:

+ Màu trắng: củ cải, su hào, hành tây…

+ Màu cam: thường sẽ là những thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, ngô ngọt… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

+ Nhóm thực phẩm màu xanh: súp lơ xanh, rau ngót, rau cải, đậu xanh, cần tây, ớt xanh, đậu Hà Lan… giúp ngăn ngừa những bệnh về mắt cho bé.

+ Nhóm thực phẩm màu tím: cà tím, cải bắp tím, ớt tím…

+ Nhóm dưỡng chất màu đỏ: cà chua, đậu đỏ…

Dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu chi tiết đến các mẹ các loại rau tốt để cho bé ăn dặm.

CÁC LOẠI RAU CỦ QUẢ LÝ TƯỞNG CHO BÉ TẬP ĂN DẶM

1. Rau Ngót

Rau ngót rất giàu vitamin B, vitamin C, chất đạm và beta carotene. Các khoáng chất này khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt bé thêm tinh anh đồng thời nâng cao sức đề kháng để bé có thể ngăn ngừa bệnh tật. Rau ngót rất dễ chế biến, các mẹ có thể nhặt rửa sạch, loại bỏ những lá già và sâu sau đó đem xay rồi cho vào cháo.

2. Rau Súp Lơ Xanh

Đứng top đầu trong list các loại rau tốt cho bé ăn dặm là Súp lơ xanh hay còn có tên gọi khác là bông cải xanh, trong đó chứa nhiều vitamin C, A,B, K và các khoáng chất như: chất xơ, sắt, canxi, omega-3… đây là thực phẩm có khả năng chống ung thư hiệu quả, đồng thời nó cũng rất có lợi cho tim và dạ dày. Súp lơ còn đươc coi là “siêu thực phẩm” giúp giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng ở trẻ. Vì vậy, các mẹ có thể yên tâm khi đưa nguyên liệu này vào các món ăn dặm của con em mình.

3. Rau Bina (Hay Còn Gọi Là Rau Chân Vịt, Rau Bó Xôi)

Đây là nguồn dưỡng chất lý tưởng mà các mẹ nên đưa vào chế biến món ăn dặm cho bé. Rau cải bó xôi là nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, C, sắt, mangan và nhiều khoáng chất khác… Chính vì lí do đó mà nhiều chuyên gia khuyến khích việc đưa loại rau này vào chế biến các món ăn dặm cho bé.

4. Rau Đay

“Bé ăn dặm nên ăn rau gì?” là câu hỏi của rất nhiều mẹ trong thời gian con chuẩn bị bước vào giai đoạn này. Mỗi loại rau sẽ chứa những nhóm chất dinh dưỡng khác nhau. Nhưng chủ yếu là bạn nên chọn các loại rau lành tính cho con dễ tiêu hóa là được. Rau đay là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng cho bé ăn dặm được nhiều phụ huynh sử dụng.

Trong rau đay có chứa hàm lượng dồi dào các chất xơ, chất sắt, canxi và các vitamin C, vitamin A. Đây là loại rau tốt cho sự phát triển về cả thể chất và trí não cho bé. Đặc biệt là canxi có trong rau sẽ giúp cho răng và xương của bé được chắc khỏe. Bạn có thể nấu cho bé món cháo cua rau đay, tuy nhiên đừng nấu rau quá kỹ nhé, sẽ làm giảm bớt lượng dinh dưỡng có trong rau đấy.

5. Bắp Cải

Bắp cải chứa hàm lượng chất xơ, vitamin A, C và một số khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, phốt pho rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Một khẩu phần canh rau cải mát lành (chỉ dùng nước hoặc xay nhuyễn cả rau và nước) sẽ rất tốt cho trẻ đấy!

6. Rau Mùi Tây

Rau mùi tây rất tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C, chất xơ, protein dồi dào. Tuy nhiên, loại rau này lại có mùi khá đặc trưng và bạn nên tập cho bé ăn ngay từ những ngày đầu ăn dặm (khoảng 6 đến 8 tháng tuổi).

7. Đậu Cove

Đậu cove hay đậu que cung cấp hàm lượng vitamin A, K và chất xơ khá dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng còn non nớt của trẻ, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ ngày càng hoàn thiện. Đây cũng là loại thực phẩm tươi xanh mà mẹ nên tập cho bé làm quen ngay từ đầu để tiến tới những loại rau xanh ăn lá giàu dưỡng chất khác (rau chân vịt, rau mùi tây,…) Món ăn dặm thích hợp khi dùng đậu cove đó là làm món cháo đậu cove thịt bằm – lưu ý: mẹ nên xay nhuyễn cháo trước khi cho bé ăn.

8. Các Loại Hạt Đậu

Đậu nành, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ,… là những loại hạt mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé. Các loại thực phẩm họ đậu này chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào gồm chất béo lành mạnh, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng có thể chế biến nhiều món ăn từ các loại đậu, điển hình như cháo đậu hoặc kết hợp làm bột ngũ cốc cho bé.

9. Củ Cà Rốt

Cà rốt là nguyên liệu đã quá quen thuộc với các mẹ phải không nào? Đây được xem là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin A góp phần khắc phục chứng quáng gà, suy dinh dưỡng đặc biệt là ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ. Cũng giống như các loại rau củ quả khác, mẹ có thể xay nhuyễn nguyên liệu này sau đó cho vào nấu cháo cho bé hoặc có thể làm nước sinh tố để cho bé uống cũng được nhé!

10. Bí Đỏ

Các mẹ nên cho bé làm quen với bí đỏ từ khi mới bắt đầu ăn dặm bởi vì đây là nguồn nguyên liệu cực kì có lợi cho sức khỏe của bé. Trong bí đỏ chứa nhiều thành phần tinh bột, vitamin C, A đồng thời cũng bao gồm các nguồn dinh dưỡng phong phú khác như: carôtin và nhóm vitamin B giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ và điều trị các bệnh giun sán.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng tác dụng của bí đỏ mà sử dụng nhiều trong các bữa ăn của trẻ nhé các mẹ bởi như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh vàng da ở trẻ. Khi cho ăn bí đỏ, thích hợp nhất là mỗi ngày nên cho bé ăn một bữa hoặc 1 tuần 2 bữa.

11. Bí Ngòi

Với hàm lượng nước, vitamin C, B, A, chất xơ và khoáng chất thiết yếu (canxi, kali, magie…) vô cùng dồi dào, bí ngòi không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch non nớt của trẻ, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí não. Một số cách chế biến mẹ có thể tham khảo như súp bí ngòi + bơ + cà chua, súp bí ngòi + súp lơ xanh + cà rốt hoặc cháo khoai lang + bí ngòi.

12. Cà Tím

Bạn có biết rau gì tốt cho bé ăn dặm mà hay bị bỏ qua không? Chính là cà tím đấy! Cà tím là món khá lý tưởng để cho bé từ 8 - 10 tháng tuổi ăn dặm, nhưng đa số các mẹ đều cho rằng nó không thích hợp. Trong loại quả này có nhiều vitamin K và A, nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Bạn có thể hấp chín hoặc xào nhuyễn cà tím thành món ngon cho bé nhé.

13. Củ Cải Trắng

Không thể bỏ qua củ cải trắng khỏi danh sách các loại rau tốt cho bé ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g củ cải có tới 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 30mg vitamin C… và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Trong củ cải chứa một lượng chất cay nhất định vì vậy khi các bé mắc các triệu chứng như sổ mũi, ho, đờm vào mùa đông thì mẹ có thể sử dụng nguồn thực phẩm này để khắc phục tình trạng, giúp loại bỏ chất nhầy trong cổ họng bé. Đồng thời củ cải trắng cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus và tăng cường sức đề kháng cho bé vì thế mẹ nên xem xét loại thực phẩm này để đưa vào thực đơn cho bé nhé.

14. Khoai Tây

Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, ngoài lựa chọn sữa dinh dưỡng tốt cho giai đoạn phát triển của bé thì mẹ nên có một lịch ăn dặm phù hợp để cho bé tập làm quen với thực phẩm cũng như bổ sung những dưỡng chất thiếu yếu cho sự phát triển của trẻ. Trong đó, khoai tây chính là một trong những loại rau củ quả tốt cho trẻ ăn dặm.

Loại rau ăn củ dễ ăn, dễ tiêu hóa và rất dồi dào chất dinh dưỡng (vitamin C, B1, B2, B5, B12, đồng, sắt, canxi,…) chính là 3 lý do để mẹ lựa chọn cho con. Khoai tây còn dễ chế biến và không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Chỉ cần luộc/ hấp chín, đem nghiền nhỏ hoặc cắt nhỏ nấu cháo khoai tây là mẹ đã có 2 món ăn dặm cho con rồi đấy!

15. Ớt xanh

Ớt xanh là một loại rau gia vị tốt cho tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Bạn có thể cắt nhỏ và hấp chín ớt xanh cho bé tập nhai, sẽ kích thích sự tăng trưởng trí não của bé. Ngoài ra, quá trình nhai là cách vận động giúp cho các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn. Chọn rau gì tốt cho bé ăn dặm là đúng, nhưng cách ăn cũng rất quan trọng nữa đấy nhé, đừng chỉ bắt bé ăn đồ xay nhuyễn mà không cho bé cơ hội được nhai, như thế sẽ vô tình hạn chế quá trình phát triển của bé rất nhiều đó.

16. Bí Đao

Khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, mẹ nên sử dụng bí đao với hàm lượng canxi, chất xơ và vitamin dồi dào. Bí đao cũng là thực phẩm tính mát, mềm và chế biến đa dạng nhiều món khác nhau. Ví dụ hỗn hợp bí đao + bí ngô hấp chín rồi xay nhuyễn hoặc nấu canh bí đao cho trẻ.

17. Khoai Mỡ

Loại rau củ quả tốt cho bé ăn dặm mà mẹ cần ưu tiên lựa chọn đó là khoai mỡ. Với vitamin B6, chất xơ và các khoáng chất dồi dào, khoai mỡ còn thơm ngon, dễ ăn và dễ dễ biến. Canh khoai mỡ + tôm (xay nhuyễn trước khi cho bé ăn), cháo khoai mỡ thịt bằm, khoai mỡ nghiền + sữa là một số món mẹ có thể tham khảo.

18. Cà Chua

Cà chua cũng là một trong những loại thực phẩm cho bé ăn dặm tuyệt vời nhờ hàm lượng khoáng chất (canxi, kali, sắt), vitamin A, C dồi dào. Để biến tấu món ăn dặm của trẻ thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mẹ có thể nấu cháo cà chua + thịt bò rồi xay nhuyễn; hoặc hấp chín cà chua, nghiền nhỏ và trộn với cháo cho bé ăn.

19. Táo

Táo là thực phẩm tuyệt vời dành cho trẻ ăn dặm với hàm lượng vitamin C, chất xơ,… giàu có, rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch mỏng manh của trẻ. Mẹ có thể bổ sung món táo đã hấp chín rồi xay nhuyễn trong thực đơn ăn dặm cho bé.

20. Lê

Lê có vị ngọt thanh, giàu nước, chất xơ, vitamin và một số khoáng chất thiết yếu (kali, đồng) rất tốt cho hệ tiêu hoá cũng như sự phát triển của trẻ. Một chút nước ép lê hoặc xay nhuyễn cùng một số loại trái cây ngọt thanh khác (đào, táo) rất phù hợp cho bé trong giai đoạn ăn dặm khoảng 6 – 12 tháng tuổi.

21. Chuối

Chuối rất giàu kali giúp ngăn ngừa một số loại bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột như táo bón, tiêu chảy và làm dịu dạ dày. Bên cạnh đó, chuối còn khá giàu năng lượng, kết hợp với một số thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và tinh bột như khoai lang, khoai tây sẽ giúp bé tăng cân đáng kể.

22. Mận

Mận chứa hàm lượng vitamin A, C, chất xơ, chất chống oxy hóa cùng một số nguyên tố vi lượng khác giúp trẻ có một hệ miễn dịch và tiêu hóa khỏe mạnh. Khi cho bé ăn, mẹ nên kết hợp mận với một số loại rau củ khác như khoai lang, lê, chuối để kích thích vị giác và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

23. Đào

Một trong những loại rau củ quả cho bé ăn dặm mẹ nên bổ sung đó là đào. Những dưỡng chất như đường (glucose, saccarose), hợp chất beta-carotene, chất xơ, vitamin các loại (B1, B2, C, PP) và các khoáng chất thiết yếu (sắt, kali, canxi,...) có trong quả đào giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé hiệu quả. Về cách chế biến, ngoài làm đào hấp chín + sữa xay nhuyễn thì mẹ có thể kết hợp món súp gồm bí đỏ + khoai tây + cà rốt + đào, hấp (luộc) chín rồi xay nhuyễn cho bé.

24. Mơ

Vitamin A,C, chất chống oxy hóa, chất xơ, hợp chất beta-carotene hay lycopene có trong quả mơ không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh về đường tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), mà còn rất tốt cho hệ tim mạch và thị giác của trẻ. Tuy vậy, trong mơ có chứa một lượng axit nhất định nên khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ, mẹ nên làm giảm vị chua cũng như hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều trong một tuần.

25. Quả Bơ

Có thể nói, bơ là loại trái cây cực kỳ tốt cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Bơ cung cấp một hàm lượng chất béo lành mạnh, các loại vitamin, omega 3, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.

Bơ dẻo, béo ngậy nên mẹ chỉ cần tán nhuyễn, trộn thêm ít sữa là xong. Hoặc áp dụng công thức kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm gồm bơ + sữa chua thơm ngon + xoài, bơ + kiwi + khoai tây để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

26. Kiwi

Bạn hãy chọn những quả kiwi chín mềm để bé có thể ăn thô. Ngoài ra thì xay nhuyễn hoặc ép lấy nước kiwi cũng không ảnh hưởng gì đến chất dinh dưỡng. Những món ăn được chế biến từ Kiwi cho bé ăn dặm sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, đào thải độc tố và bảo vệ ADN rất hiệu quả.

27. Đu Đủ

Đu đủ là loại trái cây có tính mát, lại thơm, ngọt và mềm không kém quả đào chút nào. Bạn hãy gọt vỏ, bỏ hạt và cắt miếng hoặc xay nhuyễn làm món ăn dặm cho bé nhé.

28. Dưa hấu

Dưa hấu là một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C, bạn chỉ cần bỏ hạt dưa sau khi gọt vỏ rồi cho bé ăn thô hoặc xay nhuyễn. Ngoài ra cho bé uống nước ép dưa hấu cũng rất tốt vì các chất dinh dưỡng sẽ nhanh chóng được hấp thụ hơn.

Lưu ý :

- Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong 100g củ dền có chứa tới 5g lipid, 11g cacbon hydrate, 2g chất xơ và 1g protein. Những chất này nếu được đưa quá nhiều vào cơ thể bé sẽ dẫn đến các hiện tượng methemoglobin máu, khiến cho bé có những biểu hiện như tím tái cơ thể, khó thở, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong.

- Đối vớiCần tây, rau mùi: Để tạo thêm sự hấp dẫn cho món ăn, nhiều mẹ đã đưa 2 loại thực phẩm này vào khẩu phần của bé tuy nhiên theo các chuyên gia do hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên khi sử dụng nhiều rau mùi sẽ khiến cho cơ thể bé tăng lượng bài tiết mật và làm tăng nguy cơ tổn hại đến gan. Do vậy, các mẹ nên hạn chế và phải cân nhắc khi đưa thêm một số loại rau này vào thực đơn của bé.

CÁCH CHẾ BIẾN RAU CỦ CHO BÉ ĂN DẶM

Trước khi chế biến rau củ thì các mẹ nên lưu ý khâu sơ chế. Để có thể đem đến nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé thì các mẹ nên lựa chọn những loại rau củ còn tươi, không bị dập nát. Sau đó nhặt rửa sạch rồi đem ngâm với muối loãng khoảng 10 phủ để loại bỏ lượng thuốc trừ sâu có trong thực phẩm. Sau đó rửa sạch lại, để ráo, rồi mới bắt đầu đem chế biến nhé!

Với các loại củ như: khoai lang, khoai tây, cà rốt, su su, củ cải… thì sau khi sơ chế xong các mẹ đem xắt thành miếng nhỏ sau đó cho vào nồi nước mía luộc cùng cho ngọt. Sau khi đã luộc chín mềm thì các mẹ vớt ra đem xay hoặc nghiền nát rồi tiếp đến loại bỏ bớt phần xác cho nguyên liệu mịn hơn.

Với các loại rau xanh như mùng tơi, rau ngót, rau cải, súp lơ xanh thì sau khi rửa sạch sẽ các mẹ đem xay nhuyễn.

Sau khi chế biến xong thì đem nguyên liệu vào từng khay hoặc hộp nhỏ sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nên sử dụng nguyên liệu trong vòng 5 ngày, quá 5 ngày thì các mẹ không nên cho bé ăn nữa vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Thời gian lý tưởng để bé làm quen với việc ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên với 2 bữa/ngày, đến khi bé được ngoài 1 tuổi thì mẹ có thể tăng bữa ăn lên thành 3 bữa/ngày. Trong quá trình ăn dặm thi các mẹ vẫn phải cung cấp đủ lượng sữa cho bé (khoảng 700-900ml/ngày) nhé ! Để cho món ăn của bé thêm ngon miệng, cung cấp được nhiều chất đạm và protein thì các mẹ nên kết hợp các loại rau quả cùng với các loại trứng hoặc thịt như: thịt bò, thịt lợn, tôm, cua, cá… nên xay nhỏ các nguyên liệu này trước khi nấu để các bé dễ ăn hơn. Đừng quên thêm một chút dầu oliu vào món ăn cho bé khi nấu nhé các mẹ.

Xu hướng của các bé là rất lười ăn rau vì vậy mà các mẹ nên lựa chọn những loại rau quả có màu đẹp mắt để đưa vào thực đơn cho bé, đồng thời phải thường xuyên thay đổi các loại rau củ để cho bé làm quen dần nhé

Với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, chọn rau củ ăn dặm luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng với các mẹ bên cạnh việc sử dụng các loại bột ăn dặm tiện lợi những lúc bận rộn. Để giúp bé nhận được nhiều dưỡng chất, bạn nên chọn các loại rau có nhiều lá xanh. Đối với các loại củ thì cách chế biến có ảnh hưởng rất lớn, vì thế bạn nên hấp để không làm thất thoát các chất dinh dưỡng. Bạn nên chọn mua rau củ quả ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn để không gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của bé. Rau gì tốt cho bé ăn dặm quan trọng nhất vẫn phải là rau sạch. Thuocthang.com.vn chúc các Mẹ lựa chọn được cho bé yêu của mình những thực phẩm tươi ngon và bổ dưỡng nhất nhé !

Mrs.Hoàng Quyên

Từ khóa » Các Loại Củ Quả Cho Bé ăn Dặm