3 Bệnh Nấm Da Mùa Hè Và Biện Pháp điều Trị

1. Cách nhận biết nấm da

Nấm da thường gây bệnh ở những nơi có chất sừng (keratin) như da, lông, tóc, móng...

Các biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện các đám tròn, đỏ, ranh giới rõ, bờ đa cung, có thể có mụn nước nhỏ ở bờ viền trên da và ngứa.

Tỷ lệ mắc bệnh nấm ngoài da chiếm gần 30% trong các bệnh ngoài da. Các chủng nấm gây bệnh chủ yếu: Epidermophyton, Trichophyton và Microsporum.

Các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng và trong cơ thể suy giảm miễn dịch (dùng kháng sinh kéo dài, dùng các thuốc ức chế miễn dịch…).

  • Các loại nấm da và cách phòng ngừa

  • Nhiễm nấm da – dược sĩ chỉ cách sử dụng thuốc hiệu quả

2. Thuốc nào điều trị bệnh nấm da?

Các thuốc điều trị nấm da thường dùng như: Ketoconazole, miconazole, terbinafine, clotrimazole, dung dịch BSI, ASA...

Tùy từng trường hợp tổn thương, vị trí nấm sẽ có thời gian và cách dùng thuốc khác nhau.

Với nấm da trên bề mặt, thường điều trị 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. Những trường hợp điều trị thuốc bôi không đáp ứng thì nên bổ sung thuốc kháng nấm đường uống.

2.1. Điều trị nấm hắc lào

Là bệnh thường gặp ở mùa hè, vị trí tổn thương thường gặp là ở bẹn, thân mình, mông, nếp gấp…

Tổn thương ban đầu là đám da đỏ hình tròn như đồng xu hoặc oval, ranh giới rõ, có mụn nước nhỏ, ở giữa đám bong vảy nhẹ, về sau lan rộng, nhiều đám liên kết với nhau thành mảng lớn hình đa cung.

Dù là bệnh lành tính, nhưng không điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ trở thàn mãn tính dễ tái phát và biến chứng viêm da nhiễm khuẩn.

3 bệnh nấm da mùa hè thường gặp và biện pháp điều trị - Ảnh 2.

Tổn thương do nấm hắc lào.

Các thuốc chống nấm đường uống như: Ketoconazol, itraconazole, griseofulvin… là lựa chọn đầu tay. Thuốc không dùng ở người già, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, suy giảm chức năng gan - chức năng thận.

Ngoài ra, để giảm triệu chứng ngứa, có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamine.

Bổ sung vitamin nhóm B cũng có ích đối với nấm hắc lào.

Thuốc bôi tại chỗ như dung dịch ASA, BSI, mỡ benzosali, kem nizoral, lamisil….

Lưu ý : Chỉ thoa kem một lượng mỏng đúng vị trí tổn thương, không thoa lan rộng ngoài vùng da lành. Sau khi thoa thuốc phải rửa sạch tay với xà phòng.

Để phòng bệnh, cần loại trừ các yếu tố có nguy cơ thuận lợi cho nấm phát triển như: Mặc quần áo chật, ẩm ướt; lạm dụng xà phòng sữa tắm…

Ngoài ra cần tăng cường sức đề kháng qua chế độ ăn và uống nước đầy đủ.

2.2. Điều trị nấm kẽ chân

Nấm kẽ chân hay còn gọi là nước ăn chân. Bệnh do nấm Epidermophyton, Trichophyton...; thường gặp ở người lao động trong môi trường ẩm ướt, lội ruộng, sau mưa bão…

Cần kết hợp cả thuốc uống và bôi thuốc chống nấm ketoconazol, nizoral, sporal…

Bôi dung dịch castellanin, BSI…

Để phòng bệnh, cần giữ gìn các kẽ chân luôn khô ráo. Bôi, rắc thuốc bột diệt nấm vào giày, nhất là những hay mồ hôi chân… Giặt sạch, phơi khô tất, không đi chung tất, giày với người khác.

3 bệnh nấm da mùa hè thường gặp và biện pháp điều trị - Ảnh 3.

Tổn thương nấm kẽ chân.

2.3. Điều trị nấm lang ben

Bệnh do nấm men Pityrosporum Ovale, thường trú ở cổ nang lông tuyến bã, khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh.

Tỉ lệ gặp bệnh ở thanh niên, người có type da dầu. Bệnh cũng gặp ở mùa hè nhiều.

Điều trị cần uống và bôi thuốc chống nấm như sau:

- Thuốc uống: ketoconazol, itraconazol, sporal…

- Thuốc bôi: dung dịch ASA, BSI, thuốc mỡ benzosali, kem nizoral..

- Tắm, vệ sinh da bằng xà phòng SASTID…

Trong Đông y, sử dụng giềng ngâm với dấm thoa lên vị trí nấm lang ben.

Để phòng bệnh, cần chú ý vệ sinh bề mặt da thường xuyên, không lạm dụng xà phòng, mặc áo bằng vải sợi dễ hút mồ hôi…Bệnh nấm da thường gây ngứa, có thể ngứa dữ dội, do đó bệnh nhân thường có nhu cầu gãi. Nhưng khi chà xát, gãi nhiều hoặc dùng thuốc bôi không thích hợp (bôi acid, corticoid, pin đèn như mách bảo…), tổn thương có thể bị viêm trợt, chảy dịch, có khi có mủ, không còn rõ bờ viền, rất nguy hiểm.

Mời độc giả xem thêm video:

SEA Games 31- Lo ngại chấn thương & cách phục hồi.

Từ khóa » Google Dịch Oval