Giá Trị Của Dấu Tròn Và Dấu Vuông Khác Nhau Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Giá trị pháp lý của con dấu trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có con dấu riêng và con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp không trùng lặp để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau.
Con dấu thể hiện vị trí pháp lý đồng thời khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ do doanh nghiệp ban hành.
Tuy nhiên, giá trị pháp lý của con dấu trong doanh nghiệp hiện nay đã không còn rõ nét như trước, theo Điều 44 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu.
Theo đó, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu, không quy định bắt buộc chỉ được sử dụng một con dấu như trước, do đó, con dấu không còn vị trí “độc tôn”.
Dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào về giá trị? (Ảnh minh họa)
Giá trị của dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào?
Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (ngày 01/7/2015):
Việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn Luật này.
Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu, nếu cần có thêm con dấu thì phải được sự đồng ý của bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đồng thời phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu trước.
Sau khi khắc xong con dấu phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an, nộp lệ phí và chỉ được sử dụng con dấu khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Khi bắt đầu sử dụng cần thông báo giới thiệu mẫu con dấu.
Con dấu doanh nghiệp bắt buộc phải có hình tròn và thống nhất dùng mực đỏ. Do đó, chỉ con dấu tròn mới có giá trị trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/7/2015):
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Việc quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Theo đó, Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
- Mẫu con dấu: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu;
- Số lượng con dấu;
- Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
Mẫu con dấu doanh nghiệp có thể có hình tròn, hình đa giác… Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ có 01 mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Căn cứ: Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP
Như vậy, con dấu doanh nghiệp dù có là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp thông báo mẫu con dấu tới Phòng Đăng ký kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Vì vậy, con dấu tròn và dấu vuông đều có giá trị pháp lý ngang nhau khi được doanh nghiệp thông báo mẫu dấu.
- Từ 7/2015, DN được tự quyết định hình thức, số lượng con dấu
Từ khóa » Google Dịch Oval
-
Gõ 'What Doing You Now', Google Dịch Hiện Ra 'sai Rồi ĐM, Phải Là ...
-
Sinh Nhật Google Dịch Tròn 10 Tuổi: 9 Tiết Lộ đầy Thú Vị
-
CDC Hà Nội Hướng Dẫn Người Dân Dùng Test Nhanh Vi Rút SARS ...
-
Trung Đông 2021:Những Chuyển Dịch đa Chiều
-
Vì Sao Nhiều Hãng ô Tô Phải Chuyển Dịch Sang Xe điện?
-
Cách Chọn Kính Râm Hoàn Hảo Cho Từng Khuôn Mặt, Bảo Vệ Mắt Dưới ...
-
3 Bệnh Nấm Da Mùa Hè Và Biện Pháp điều Trị
-
48th And Charlestown Landbanked Site Park Development - Parks ...
-
Chuyên Gia Y Tế Chỉ Cách Tăng Kháng Thể Chủ động Chăm Sóc Sức ...
-
Có Nên Xét Nghiệm đông Máu Hậu COVID-19 ở Phụ Nữ Mang Thai?
-
Thuốc Chữa Loét Miệng
-
Một Năm Tổng Thống Mỹ Biden Cầm Quyền: Những Thách Thức Và Quyết định Chưa Có Tiền Lệ
-
Làm Gì để Khám Hậu COVID-19 Không Trở Thành Trào Lưu Không Cần ...
-
Cuộc Chiến EV - Tesla Phát Triển Thế Nào Sau 19 Năm? - EV