3 Bố Cục Cơ Bản Cho Bức Ảnh Đẹp Người Mới Cần Biết

Trong nhiếp ảnh thì ngoài ánh sáng thì bố cục là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần tạo nên một tấm ảnh đẹp. Vậy bố cục nhiếp ảnh là gì? Có bao nhiêu bố cục chụp ảnh và những bố cục này tác động thế nào đến bức ảnh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé

Có thể bạn quan tâm
  • ViewNX-i, Capture NX-D hỗ trợ Nikon Z6
  • Chọn đèn studio như thế nào
  • Bật mí 5 địa điểm chụp hình ở Đà Lạt đẹp hớp hồn trong phim “Tháng Năm rực rỡ”
  • Bật mí 7 điểm “chụp hình sống ảo” free cực chất ở Sài Gòn dành cho giới trẻ
  • Chế độ Bracketing trên Nikon D7100

Nội Dung

Toggle
  • Bố cục trong nhiếp ảnh là gì?
  • Các bố cục nhiếp ảnh cơ bản cần biết
    • Bố cục trung tâm (centre composition)
    • Bố cục 1/3 (rule of thirds)
    • Bố cục đối xứng (symmetrical composition)
  • Mục đích của việc sắp xếp bố cục
  • Thực hành dành cho người mới chụp ảnh
  • Cách để luôn chụp ảnh với bố cục đẹp

Bố cục trong nhiếp ảnh là gì?

Bố cục nhiếp ảnh là cách bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp. Có 1 số nguyên tắc trong việc sắp đặt bố cục để tác động đến thị giác người xem, giúp cho ảnh chụp ấn tượng và có sức hút hơn.

Bạn đang xem: 3 Bố Cục Cơ Bản Cho Bức Ảnh Đẹp Người Mới Cần Biết

Bố cục chụp ảnh cơ bản
Ảnh: Barry O Carroll

Cách lựa chọn và bố trí bố cục chụp ảnh phụ thuộc vào kĩ năng và tay nghề của người chụp, bạn phải thay đổi góc chụp, hoặc đợi cho chúng xuất hiện tại vị trí bố cục như ý muốn.

Một bức ảnh với bố cục chụp ảnh tốt sẽ hướng người xem đến vật thể trung tâm bạn muốn làm nổi bật, thậm chí là những vật thể vô tri vô giác cũng trở nên có hồn và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Bố cục nhiếp ảnh cơ bản
Ảnh: Nguyen Hoang Phi

Với những bạn mới bắt đầu tập tành chụp ảnh, bạn sẽ thấy việc căn chỉnh bố cục khá phức tạp và tốn thời gian. Đôi khi bạn phải bấm máy ngay lúc khoảnh khắc đẹp diễn ra thì làm sao có thể quan tâm đến bố cục?

Nhưng bạn cần biết mọi nhiếp ảnh gia đều phải thực hành rất nhiều với các bố cục chụp ảnh khác nhau, cho đến khi chúng trở thành phản xạ tự nhiên, và họ có thể đưa máy lên chụp khoảnh khắc thật nhanh mà bức ảnh trông vẫn hoàn hảo về mặt bố cục, mọi thứ trông như “vô tình chụp được” nhưng lại rất hoàn hảo.

* Sắp đặt bố cục không chỉ là đặt các đối tượng vào vị trí nào, chỗ nào trong khung ảnh là xong; hoặc cứ theo các điểm mạnh, đường mạnh mà đặt đối tượng vô đó là xong. Người cầm máy dùng tất cả mọi cách về kỹ thuật như tính toán khoảng cách lấy nét, khẩu độ, góc chụp… ảnh hưởng rất lớn đến việc sắp xếp bố cục của bạn. Có bạn sẽ nói rằng bố cục mà lôi mấy thứ kỹ thuật phức tạp vô làm chi!

Xem thêm : Cách mở đường lưới (grid line) để chụp ảnh đẹp hơn với “bố cục 1/3”

Hãy cùng tìm hiểu qua 3 bố cục cơ bản mà người mới nào cũng có thể áp dụng cho bức ảnh của mình nhé!

Các bố cục nhiếp ảnh cơ bản cần biết

Bố cục trung tâm (centre composition)

Đây là bố cục đa phần những ai mới bắt đầu chụp ảnh cũng sẽ sử dụng. Bạn chỉ cần đặt đối tượng vào chính giữa khung hình và bấm chụp là bạn đã có được 1 tấm hình với bố cục trung tâm rồi đấy.

Bố cục trung tâm centred composition
Nguồn ảnh: expertphotography.com

Ưu điểm của bố cục này là bạn sẽ tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể chính, loại bỏ được sự chú ý vào những yếu tố không cần thiết.

Bố cục trung tâm centred composition
Ảnh: Tatsuya Tanaka
Bố cục trung tâm centred composition
Ảnh: Tatsuya Tanaka
Bố cục trung tâm centred composition
Ảnh: Leung-Kit
Bố cục trung tâm centred composition
Ảnh: Leung-Kit

Tuy nhiên, để chụp được bức hình đẹp với bố cục này không dễ, vì bạn sẽ không biết di chuyển tầm mắt đến đâu khi chụp, cũng như người xem sẽ bị rối vì không biết nhìn ở đâu tiếp theo.

Bố cục 1/3 (rule of thirds)

Đây là một trong những kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất, còn được biết đến là quy tắc điểm vàng.

Bố cục 1/3
Bố cục 1/3 với các “điểm vàng” được khoanh đỏ

Bức ảnh của bạn sẽ được chia làm 9 ô hình chữ nhật bằng nhau, 3 phần dọc ngang. Bạn sẽ thấy 4 điểm giao nhau ở chính giữa trong bức ảnh là phần quan trọng nhất.

Với quy tắc này, bạn cần đặt các yếu tố/ đối tượng trọng tâm dọc theo các đường kẻ, hoặc đặt tại 1 trong 4 điểm giao nhau của khung ảnh.

Bố cục 1/3
Đường chân trời đặt dọc theo đường kẻ | Ảnh: Steve McCurry
Bố cục 1/3
Đường chân trời đặt dọc theo đường kẻ | Ảnh: Steve McCurry
Bố cục chụp ảnh 1/3
Chủ thể đặt dọc theo đường kẻ | Ảnh: Trey Ratcliff
Bố cục nhiếp ảnh 1/3
Chủ thể được đưa vào 1 trong 4 điểm vàng | Ảnh: Steve McCurry
Bố cục nhiếp ảnh 1/3
Chủ thể được đưa vào 1 trong 4 điểm vàng | Ảnh: Steve McCurry
Bố cục chụp ảnh 1/3
Chủ thể được đưa vào 1 trong 4 điểm vàng | Ảnh: Internet

Xem thêm : Cách setup, cài đặt, thiết lập các thông số máy ảnh cơ bản, khi mới mua máy

Hiện nay, nhiều dòng máy ảnh và điện thoại thông minh có hiển thị chế độ lưới (Grid View), giúp bạn thấy rõ các đường kẻ dọc ngang và điểm giao nhau để áp dụng bố cục 1/3Bạn có thể tham khảo bài viết: hướng dẫn mở chế độ grid view để biết cách cài đặt cho điện thoại hoặc máy ảnh của mình nhé

Bố cục nhiếp ảnh 1/3
Màn hình điện thoại Iphone khi chụp với chế độ Grid View

Bố cục đối xứng (symmetrical composition)

Tương tự như bố cục trung tâm, vật thể bạn chụp sẽ nằm chính giữa bức ảnh, nhưng mức độ  được nâng lên một tầm cao hơn. Bạn cần thể hiện rõ sự đối xứng hai bên như thể hình ảnh nhìn qua gương.

Bố cục đối xứng, cân xứng symmetrical composition
Ảnh: Barry O Carroll
Bố cục đối xứng, cân xứng symmetrical composition
London Bridge underground station | Ảnh: Sagesolar
Bố cục đối xứng, cân xứng symmetrical composition
Ảnh: Ope Odueyungbo

Bố cục này tạo nên tổng thể bắt mắt, hài hoà và cân đối. Bạn cũng có thể chụp hình ảnh đối tượng ngả bóng xuống mặt hồ, nhìn qua kính… bởi sự đối xứng có thể diễn đạt nhiều cách, miễn tạo được sự cân bằng, chứ không nhất thiết hai bên phải giống nhau hoàn toàn.

Bố cục đối xứng, cân xứng symmetrical composition
Ảnh: Tatsuya Tanaka
Bố cục đối xứng, cân xứng symmetrical composition
Ảnh: Tatsuya Tanaka

Trên đây chỉ là 3 bố cục nhiếp ảnh cơ bản dành cho những bạn mới “nhập môn”. Hãy thực hành thật nhiều 3 cách chụp bố cục trên đây sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh của bạn.

Mục đích của việc sắp xếp bố cục

Người ta có thể cho rằng bố cục tốt là một bố cục làm thích mắt. Do đó, mục đích của việc sắp xếp bố cục tốt là nhằm trình bày đối tượng hoặc chủ đề chụp của bạn đầy tính hấp dẫn và làm hài lòng về mặt thẩm mỹ. Nhưng ý kiến như thế thì hơi nông cạn. không phải bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng được cho là nhằm làm hài lòng hay đẹp mắt người xem. Một số nghệ sĩ tìm cách thể hiện khác đi, những ý tưởng mạnh mẽ hơn và chủ đề của họ cũng như các chọn lựa bố cục giúp họ thực hiện tác phẩm. Mục tiêu cuối cùng của một bố cục tốt là nhằm giúp cho bày tỏ được ý tưởng của người chụp bằng tất cả những gì có thể.

Thực hành dành cho người mới chụp ảnh

Thực hành đơn giản này là dành cho những người mới chập chững học chụp ảnh:

Chụp một tấm ảnh có một chủ thể và một hậu cảnh. Chụp một tấm ảnh có một chủ thể và một tiền cảnh. Chụp một tấm ảnh có một chủ thể, một tiền cảnh và một hậu cảnh.​

Hãy sắp xếp bố cục giữa các thành phần đó trong bức ảnh, và cố gắng giải thích tại sao.

Cách để luôn chụp ảnh với bố cục đẹp

Cuối cùng, việc xếp đặt bố cục một bức hình là một quy trình rất tự nhiên. Hãy thực hành nhiều – nên tự nhắc nhớ bản thân không có gì có thể gọi là thực hành quá đủ – ngay cả khi bạn không cần phải suy nghĩ về việc sắp đặt các yếu tố lại với nhau. Hãy thuần thục đến lúc tiềm thức sẽ làm việc ấy giúp bạn. Ngón tay bạn sẽ điêu luyện với những cài đặt chính xác, mắt bạn sẽ dẫn dắt việc lên một khung hình. Gặp một bố cục nghèo nàn sẽ lập tức cho bạn thấy ngay rằng nó không tự nhiên và hỏng hoàn toàn như một phản xạ tự nhiên. Càng kinh nghiệm, bạn càng đưa ra được chọn lựa tốt nhất. Cách hay hơn cả để phát triển thành một người chụp ảnh, không phải là đưa ra dồn dập những quyết định của mình và khăng khăng tin tưởng vào tiềm thức của mình, mà là học hỏi nhiều cách thức mới trong việc sắp xếp bố cục cho bức ảnh. Hãy bảo đảm mang lại cho bố cục một số ý tưởng, trải nghiệm, chụp một vài bức ảnh và phân tích chúng trong lúc xử lý hậu kỳ. Xem cái gì mang lại kết quả tốt, cố gắng hiểu cho được lý do vì sao chọn bố cục đó và tiếp tục trải nghiệm nhiều thêm, chắt lọc lại thành phong cách riêng của mình.

Tổng hợp: pus.edu.vn

Từ khóa » Bố Cục ảnh Là Gì