6 Bố Cục Chụp ảnh Phong Cảnh Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp

Trong nhiếp ảnh có rất nhiều kỹ thuật chụp khác nhau, từ chân dung, selfie cho đến chụp phong cảnh. Mỗi dạng ảnh sẽ có những bố cục khác nhau giúp cho bức ảnh thêm phần sáng tạo, đa dạng, lạ mắt và thú vị cũng như thu hút người xem. Hôm nay, Metric Leo sẽ giới thiệu đến các bạn 6 bố cục chụp ảnh phong cảnh được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng từ cơ bản đến nâng cao. Hãy đọc bài viết dưới đây và tìm cho mình những bố cục yêu thích để có những bức ảnh tuyệt vời nhé!

Bố cục ảnh là gì ?

Bố cục ảnh được hiểu nôm na là bố trí sắp xếp các vật thể, thành phần khác nhau trong một khung ảnh sao cho hài hoà, làm nổi bật chủ thể hoặc có cái nhìn tổng quát. Bố cục ảnh sẽ ảnh hướng rất nhiều đến vẻ đẹp của bức ảnh do đó, cần chọn bố cục làm sao cho hợp lý để bức ảnh không bị nhạt nhoà, vô vị.

7 bố cục chụp ảnh phong cảnh từ cơ bản đến nâng cao

Quy tắc vàng ⅓

Đây là quy tắc thường được các nhiếp ảnh gia sử dụng hầu hết ở các bức ảnh. Quy tắc này đơn giản đúng như tên gọi “bố cục ⅓”, tức sẽ chia bức ảnh thành 9 ô hình chữ nhật bằng nhau, các điểm giao nhau ở vị trí ⅓ ảnh là đường quan trọng nhất. Người chụp ảnh cần focus vào các vật thể hoặc cảnh tại các điểm ⅓ của khung hình.

Hiện nay rất nhiều nhà sản xuất đã trang bị sẵn tính năng khung hình ⅓ trên máy ảnh, hoặc điện thoại. Các bạn chỉ cần vào cài đặt và tính năng này sẽ tự động hiển thị trên màn hình khi các bạn mở camera. Trong quá trình chụp ảnh, các bạn cần phải canh vật thể nằm ở ⅓ góc phải trên hoặc ⅓ góc phải dưới để bức ảnh có điểm nhấn và bố cục rõ ràng.

Quảng trường Phố cổ ở Prague nằm ở ⅓ góc phải trên của khung hình, đây là 1 trong 7 bố cục chụp ảnh phong cảnh được các nhiếp ảnh gia chuyên dùng
Quảng trường Phố cổ ở Prague nằm ở ⅓ góc phải trên của khung hình, đây là 1 trong 7 bố cục chụp ảnh phong cảnh được các nhiếp ảnh gia chuyên dùng

Bố cục đối xứng và trung tâm

Một bố cục khá kinh điển của các nhiếp ảnh gia không chỉ áp dụng trong chụp ảnh chân dung mà còn cho phong cảnh. Bố cục chụp phong cảnh đối xứng và trung tâm giúp làm nổi bật chủ thể.

Thông thường, bố cục này thường sử dụng khi chụp các cảnh vật mang tính đối xứng như chụp cây cầu, chụp phong cảnh có đường chân trời hoặc một đường thẳng cắt ngang ½ bức ảnh như rìa dòng sông.

Đường thẳng ngang rìa con sông cắt đôi tạo hình ảnh đối xứng và điểm nổi bật chính là cây với tán lá rộng
Đường thẳng ngang rìa con sông cắt đôi tạo hình ảnh đối xứng và điểm nổi bật chính là cây với tán lá rộng

Lồng khung cho cảnh vật

Nếu bạn muốn tạo chiều sâu cho bức ảnh thì bố cục lồng khung cho cảnh vật chính là lựa chọn sáng suốt. Với một chiếc “khung” gần và cảnh vật từ xa được lồng trong “khung” này cho phép hình ảnh của bạn có điểm nhấn, chiều sâu và ấn tượng. Toàn bộ điểm “focus” của bạn sẽ được làm nổi bật và rõ ràng khi người xem nhìn vào bức ảnh.

Khung hình không nhất thiết phải là những chiếc “khung” bao quanh cả phong cảnh, bạn có thể tận dụng những yếu tố như vòm cây, vòm cửa để làm nổi bật trọng tâm của bức ảnh.

Bạn có thể sử dụng vòm cây để làm nổi bật trọng tâm của bức ảnh chính là ngồi nhà, đồng thời tạo chiều sâu cho bức ảnh, giúp bức ảnh có thêm không gian.
Bạn có thể sử dụng vòm cây để làm nổi bật trọng tâm của bức ảnh chính là ngồi nhà, đồng thời tạo chiều sâu cho bức ảnh, giúp bức ảnh có thêm không gian.

Tận dụng các đường dẫn lối

Bạn có thể tận dụng các đường thẳng để tạo điểm nhấn cho bức ảnh. Các đường thẳng trên mặt đất sẽ dẫn lối đến cảnh trọng tâm của bức ảnh. Với trường hợp này, bạn sẽ thấy bố cục đối xứng và trung tâm cũng được sử dụng. Sự đối xứng của môi trường xung quanh kết hợp với các đường dẫn sẽ giúp cho vật thể càng nổi bật rõ ràng hơn và người xem sẽ ấn tượng hơn vì đập vào mắt họ chính là vật thể mà người chụp muốn “focus” vào.

Các đường dẫn kết hợp với bố cục trọng tâm và đối xứng giúp người xem biết đâu là vật thể mà người chụp muốn “focus”

Ngoài ra, không chỉ các đường thẳng mới có thể sử dụng làm đường dẫn, các bạn cũng có thể sử dụng đường dẫn cong như đường đi, điều này sẽ khiến bức ảnh của bạn thú vị và hấp dẫn.

Đây là một dạng đường dẫn cong, giúp bức ảnh có chiều sâu và bố cục rõ ràng, tập trung vào cây cối đang mọc ven đường.
Đây là một dạng đường dẫn cong, giúp bức ảnh có chiều sâu và bố cục rõ ràng, tập trung vào cây cối đang mọc ven đường.

Tận dụng hoa văn và bề mặt

Con người cũng thường bị thu hút bởi những hoa văn vì chúng trực quan, hấp dẫn và hài hoà. Có những hoa văn nhìn vào bắt mắt, gây hứng thú cho người nhìn, chỉ cần phối hợp những hoa văn đó, bạn dễ dàng tạo ra một bố cục dễ chịu và ấn tượng.

Bạn có thể dựa vào những đường dẫn hoa của văn này kết hợp với bố cục chụp đối xứng và trọng tâm nhằm tập trung vào vật thể cần nhấn mạnh.

Hoa căn của nền đất được chồng lên nhau, vừa làm đường dẫn, vừa tạo điểm nhấn cho bức ảnh, phối hợp cùng bố cục trọng tâm
Hoa căn của nền đất được chồng lên nhau, vừa làm đường dẫn, vừa tạo điểm nhấn cho bức ảnh, phối hợp cùng bố cục trọng tâm

Đơn giản và tối giản background

Background đơn giản là một trong những cách chụp được các nhiếp ảnh gia thường xuyên sử dụng nhằm mục đích làm nổi bật chủ thể. Những bức ảnh này thường được làm mờ background hoặc chụp cận cảnh.

Thông thường, bố cục này thường chụp cho các chủ thể đơn để tập trung vào đối tượng, giúp đổi tượng nổi bật giữa khung nền rộng và tối giản. Với trường hợp này, bạn có thể áp dụng quy tắc vàng ⅓ cùng các đường dẫn để bức ảnh thêm chiều sâu và ấn tượng.

Cây cô đơn nổi bật giữa cánh đồng cỏ cùng con đường dẫn dài
Cây cô đơn nổi bật giữa cánh đồng cỏ cùng con đường dẫn dài

Kết luận

Trong nhiếp ảnh có rất nhiều bố cục chụp ảnh phong cảnh được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng, tuy nhiên, trên đây là 6 kiểu chụp ảnh phong cảnh được họ thường xuyên sử dụng từ cơ bản đến nâng cao cũng như kết hợp đan xen với nhau. Hy vọng với 6 bố cục này, các bạn sẽ tạo ra nhiều bức ảnh phong cảnh thật đẹp để khoe với mọi người nhé!

Từ khóa » Bố Cục ảnh Là Gì