3 Bước Phục Hồi Bệnh Vàng Lá Thối Rễ Bền Vững

Vàng lá thối rễ là một trong những bệnh thường gặp trên các loại cây ăn trái như bưởi da xanh, sầu riêng, cam, chanh, quýt,… và các loại cây khác như măng tây, mai…

Đây là căn bệnh có khả năng lây lan rộng và tái phát hằng năm nếu không được xử lý triệt để. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều kiện tiên quyết để xử lý dứt điểm căn bệnh này.

Nội dung bài viết

  • 1. Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá do thối rễ
  • 2. Các nguyên nhân khiến cho rễ cây bị thối
  • 3. Cách chữa bệnh vàng lá thối rễ
  • 4. Câu hỏi thường gặp

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá do thối rễ

Kiểm tra Lá: Lá vàng cả phiến lá và gân lá, ban đầu vàng các lá non sau đó vàng luôn cả lá già.

Biểu hiện vàng lá thối rễ trên sầu riêng, măng tây, mai, cam, bưởi

Kiểm tra Rễ: Gióng thẳng xuống theo các cành có lá bị vàng, bới nhẹ lớp đất mặt sẽ thấy các nhánh rễ.

Quan sát các đầu rễ non xem có bị thối (luộc) không?

Đối với các nhánh rễ lớn thì dùng tay vuốt nhẹ rễ thì lớp vỏ bên ngoài bị bong ra chỉ còn phần lõi bên trong.

cây bị thối rễ
Rễ cây bị thối

Nếu cây của bạn có các biểu hiện trên thì cây đã bị Vàng lá thối rễ.

2. Các nguyên nhân khiến cho rễ cây bị thối

  • Vườn thoát nước kém khiến rễ bị oi nước (không nhất thiết là bị ngập úng).
  • Bón nhiều phân trong mùa mưa.
  • Sử dụng phân chuồng chưa hoai mục trong mùa mưa.
  • Đất bị thoái hóa, bạc màu do canh tác lâu năm.
  • Trồng sâu
  • Tuyến trùng gây hại

Khi rễ bị thối nấm phytophthora, fusarium sẽ khiến cho rễ bị hoại tử, thối lan sang các rễ khỏe. (Ban đầu chỉ vàng 1 vài lá nhưng lâu dần thì lan sang cả cây, khiến cho cây bị chết).

3. Cách chữa bệnh vàng lá thối rễ

Bước 1: Xử lý các nguyên nhân khiến cho rễ bị tổn thương

  • Đối với vườn thoát nước kém bạn cần xẻ rãnh để tăng khả năng thoát nước cho vườn.
  • Tuyệt đối không sử dụng đạm(N) trong mùa mưa.
  • Trước khi sử dụng phân chuồng cần ủ hoai mục (1 – 3 tháng tùy vào cách ủ).
  • Đối với đất thoái hóa thì cần bón nhiều phân hữu cơ. Trồng xen canh các loại cây cải tạo đất, đặc biệt là các loại cây họ đậu.
  • Với những cây trồng sâu, thường bị vàng khi cây được 1 – 2 năm tuổi. Bạn có thể đào và nâng cây lên hoặc xẻ rãnh và hạ dần lớp đất mặt.

Bước 2: Bảo vệ bộ rễ bằng nấm đối kháng.

Nấm đối kháng hiểu 1 cách đơn giản là khi nhà nhiều chuột (nấm gây thối rễ), ta nuôi mèo để bắt chuột.

Bước 3: Sử dụng vi sinh cộng sinh rễ + Humic để kích thích rễ để giúp bộ rễ phát triển trở lại 1 cách nhanh chóng tránh trường hợp cây suy thì rất khó phục hồi.

4. Câu hỏi thường gặp

Hỏi: Tỉ lệ vàng lá trên cây khoảng 70% rồi thì có nên điều trị nữa không?

Trả lời: Đối với các cây có tỉ lệ lá vàng từ 70% trở lên thì không nên điều trị nữa để tránh mất chi phí. Vì Bộ rễ của cây cũng đã thối hơn 70% rồi, cây đã bước sang giai đoạn suy rất khó phục hổi.

Hỏi: Trong giai đoạn điều trị vàng lá thối rễ cần lưu ý những điều gì?

Trả lời: Trong giai đoạn điều trị vàng lá các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ độ ẩm từ 60% – 80% cho đất.
  • Không bón NPK trong 3 tháng kể từ khi điều trị.
  • Không tưới các loại hóa chất vào đất vì sẽ giết chết nấm đã bổ sung.

Hỏi: Nên dùng loại nấm đối kháng, nấm cộng sinh, humic nào để xử lý vàng lá thối rễ?

Trả lời: Các bạn tìm hiểu về bộ giải pháp Chăm sóc đất bảo vệ rễ WAO BOOM.

Điền thông tin vào form bên dưới để nhận được hỗ trợ.

WAO sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Δ

Tìm hiểu thêm:

  • Bệnh vàng lá thối rễ – 3 thời điểm phòng trừ hiệu quả nhất
  • Cách đặc trị bệnh vàng lá thối rễ và biện pháp phòng trừ sau thu hoạch
  • Giải pháp xử lý nhện đỏ trong giai đoạn làm bông mát cây – không lo cháy bông cháy lá
Mua ngay sản phẩm từ WAO để được hưởng ưu đãi giảm 15% trên tổng giá trị đơn hàng!

Từ khóa » Cây Hành Bị Bệnh Vàng Lá