3 Cách Chữa Căng Cơ Chân Thành Công Không Tốn Kém - Himalaya Spa
Có thể bạn quan tâm
Căng cơ chân là tình trạng xảy ra thường xuyên với những ai hay chơi thể thao và bên cạnh đó là những ai trước đó từng bị chấn thương ở bàn chân. Vậy cụ thể đây là tình trạng như thế nào, hãy cùng Himalaya Health Spa tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
I.Căng cơ chân là gì?
Một bàn chân khỏe mạnh sẽ có hõm bàn chân hay còn gọi là vòm cong sinh lý. Có một tình trạng chung đó là rất nhiều người mắc phải chứng bàn chân bẹt, là bàn chân không có vòm khiến bàn chân bị úp vào trong khi đi lại.
Người có bàn chân bẹt thường có xu hướng áp vào trong của bàn chân xuống đất khiến bàn chân bị biến dạng.
Bàn chân trở nên bẹt dần do thói quen bước đi trên nền cứng khi còn trẻ. Khi bàn chân trở nên bẹt và bị giãn cơ, gây chèn ép lên các cơ và gây ra căng cơ chân.
Căng cơ bàn chân gây chèn ép lên các cơ và căng giãn bàn chân
Không chỉ những người hay chơi thể thao, những người hay đi dép không có tác dụng hỗ trợ hõm bàn chân, hay trẻ em thường xuyên đi dép từ sớm sẽ gặp phải những vấn đề về căng cơ bàn chân.
Ngoài ra với những ai có thói quen đi chân trần trên nền cứng, đi dép xăng đan, xăng đan nhựa là đối tượng dễ mắc những bệnh liên quan đến bàn chân.
II.Nguyên nhân của căng cơ bàn chân
Lý do chính khiến cơ chân bị căng đó là do bị đau, khi cảm thấy đau chân đó là vùng cơ đang bị ép chặt.
Với những bàn chân có hõm khỏe mạnh, có hõm bàn chân cao thì một số vùng trên xương bàn chân sẽ không tiếp xúc với mặt đất.
Ngược lại, với bàn chân bẹt xương của bàn chân sẽ bị dồn xuống, tiếp xúc với mặt đất từ đó tác động lên các mô cơ ở bàn chân và gây đau.
Mỗi khi cảm thấy đau, cơ thể sẽ phản ứng lại với các cơn đau đó bằng cách siết chặt cơ bàn chân.
Đó là lý do khiến nhiều người nói rằng chân mình lúc nào cũng cảm thấy căng nhưng thực tế họ đang cảm thấy đau ở các khớp xương bàn chân vì cơ chân bị chèn ép.
III.Dấu hiệu căng cơ bàn chân
Các dấu hiệu căng cơ bàn chân chủ yếu gặp ở bàn chân. Người bệnh thường bị đau xung quanh hõm bàn chân đôi khi còn đau cả gót chân và gan bàn chân.
Đau gót chân và gan bàn chân khiến người bị căng cơ chân gặp nhiều khó khăn
Có một số trường hợp đau lan lên đầu gối hay thậm chí là lưng, bàn chân bẹt có thể làm xoay khớp gối và gây đau cho toàn bộ cơ thể.
IV.Phương pháp chẩn đoán tình trạng bệnh
Ngày nay có rất nhiều phương pháp có thể ứng dụng để chẩn đoán tình trạng bệnh trong đó cơ bản nhất là phương pháp chẩn đoán thông thường
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân những câu hỏi lên quan tới tình trạng bệnh sau đó sử dụng một số thiết bị đặc biệt dùng trong chẩn đoán bệnh như:
- Tấm kính chế tạo đặc biệt quan sát độ bẹt bàn chân tại các điểm chịu lực
- Thiết bị Scan kỹ thuật số với nhiều thanh kim để đo độ lõm và xác định điểm căng cơ của bàn chân
Kết hợp nhiều phương pháp và đánh giá hồ sơ bệnh nhân từ đó Bác Sĩ sẽ xác định bệnh căng cơ bàn chân một cách chính xác.
V.Căng cơ chân có nguy hiểm không?
Nếu bệnh nhân đã mắc phải tình trạng căng cơ chân trong một thời gian dài, mu bàn chân bị bẹt và cơ chân bị thắt chặt thì cơ thể sẽ lấy canxi từ những vùng khác lên chân sau đó chuyển đến vùng bàn chân bị tổn thương.
Hiện tượng này được gọi là gai gót chân, đây là hiện tượng thường đi kèm với bàn chân bẹt do cơ bàn chân bị chèn ép, xương gót trồi ra và đâm rách những mô xung quanh gây nên tình trạng viêm và đau nhức.
Nếu không điều trị sớm, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra bệnh nhân còn có nguy cơ bị thoái hóa cấp ở mu bàn chân hoặc khớp cổ chân.
Nếu để tình trạng kéo dài, bàn chân sẽ trở nên tàn phế
Thêm vào đó, bệnh đau đầu gối cũng là hệ quả của chứng căng cơ vì bàn chân căng cơ không thể hoạt động một cách bình thường khiến cho đầu gối bị chèn ép.
VI.Cách trị căng cơ bàn chân
Phương pháp điều trị căng cơ bàn chân sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nên sẽ có những cách điều trị như sau.
1.Sử dụng đế chỉnh hình
Đế chỉnh hình ở trong dày giúp cố định bàn chân ở vị trí đúng, ngăn chặn vòm bàn chân bị sụp xuống giúp chữa lành vùng bị tổn thương và thư giãn cơ giúp các khớp trở lại bình thường.
Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất áp dụng với những người có tình trạng không quá nghiêm trọng.
2.Dùng sóng laser điều trị
Đối với những bệnh nhân có tình trạng nặng hơn thì cần kết hợp điều trị với nhiều biện pháp khác như laser để tác động và kích thích vào quá trình liền mô, giúp giảm đau và làm lành những tổn thương ở sụn nhanh chóng.
3.Ứng dụng massage trị liệu
Đối với những trường hợp nặng đã chuyển sang biến chứng, người bệnh sẽ được chuyển sang một số bài tập vật lý trị liệu phù hợp để tăng cường độ bền các khối cơ, khôi phục chức năng vận động nhanh chóng.
Bài tập massage trị liệu dành cho người bị căng cơ bàn chân
Trên đây Himalaya Health Spa đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng căng cơ chân cũng như các phương pháp điều trị tối ưu. Để được hỗ trợ thông tin miễn phí, quý độc giả có thể liên hệ tới địa chỉ dưới đây sẽ được thăm khám miễn phí!
Himalaya Heath Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7
Từ khóa » Cách Xoa Bóp Bàn Chân Bẹt
-
Hướng Dẫn Cách Trị Bàn Chân Bẹt Tại Nhà Cho Trẻ Em - Hello Bacsi
-
Mách Nhỏ 7 Bài Tập Hỗ Trợ điều Trị Bàn Chân Bẹt | ACC
-
Vật Lý Trị Liệu Bàn Chân Bẹt Giúp Nâng Vòm Chân Tối ưu
-
CẢI THIỆN HÕM BÀN CHÂN BẸT VỚI 5 BÀI TẬP ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ!
-
Một Số Kiến Thức Về Bàn Chân Bẹt
-
Trẻ đi Không Vững Vì Chân Bẹt, Hãy Thử 10 Cách Khắc Phục Cực Hiệu ...
-
Kỹ Thuật Làm Nẹp Bàn Chân (fo) | BvNTP
-
Xoa Bóp Giảm đau Gan Bàn Chân - Bệnh Viện Y Học Dân Tộc
-
Xoa Bóp Bàn Chân Trị Bệnh Và Nâng Cao Sức Khỏe
-
Đau Nhức Lòng Bàn Chân Là Do đâu? Làm Gì để Cải Thiện?
-
Cải Thiện Tình Trạng đau đầu Gối Bằng Y Học Cổ Truyền
-
Cách Massage Chân Chữa Bệnh Bạn Nên Biết
-
Xoa Bóp Chân. Massage Chân: đào Tạo - Cách Thực Hiện đúng
-
Cầu Gai Massage Chân Hỗ Trợ Bàn Chân Bẹt, Giúp Bé Có Gam Bàn ...