3 Cách Chữa Đau Dạ Dày Khẩn Cấp, Dứt Điểm Cơn Đau Dễ Dàng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Uống nước gừng, nước chanh ấm, lá bạc hà, giấm táo, dùng thuốc tây… là những cách chữa đau dạ dày khẩn cấp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp điều trị nhất thời. Để có thể xác định đúng bệnh và được chữa trị tận gốc, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự chỉ định điều trị.
Các cách chữa đau dạ dày khẩn cấp được dùng phổ biến
Đau dạ dày là bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Khi bị đau dạ dày, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như: Đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, chảy máu đường tiêu hóa, thay đổi thói quen đại tiện…
Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, áp dụng các cách chữa đau dạ dày khẩn cấp là việc đầu tiên cần làm. Vì chúng sẽ làm giảm nhanh chóng các cơn đau, khiến bệnh nhân trở nên dễ chịu và thoải mái hơn.
Sau đây, chúng tôi xin gợi ý một số biện pháp điều trị đau dạ dày cấp tốc được nhiều người áp dụng:
1. Dùng thuốc tây
Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, dù là mắc bệnh do nguyên nhân nào thì việc giảm đau cũng là điều cần thiết. Một trong những cách chữa đau dạ dày khẩn cấp thường được sử dụng nhất chính là dùng thuốc tây. Vậy các loại thuốc tây giảm đau dạ dày nào nên sử dụng?
Thuốc kháng acid (antacids):
Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm Alka-Seltzer, Alternagel, Maalox, Rolaids, Gelusil… Chúng có tác dụng trung hòa acid dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng đau ợ nóng, ợ chua, khó tiêu do dư thừa lượng acid.
Không nên lạm dụng, vì các loại thuốc kháng acid có thể gây ra các tác dụng như tiêu chảy, táo bón, co thắt dạ dày, rối loạn nhu động ruột…
Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2:
Nhóm thuốc này thường được chỉ định để điều trị đau dạ dày do viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày. Thường được dùng bao gồm: Famotidine, Nizatidine, Cimetidine, Ranitidine, Zantac…
Để mang lại tác dụng tốt hơn, bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc kháng acid và thuốc chẹn thụ thể H2 với nhau.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nồn, nôn mửa…
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs):
Những loại thuốc ức chế bơm proton được dùng nhiều hiện nay có thể kể đến: Esomeprazole (Nexium), Omeprazole (Prilosec OTC, Prilosec, Zegerid), Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (Aciphex), Dexlansoprazole (Dexilant)
Lưu ý, điều trị bằng loại thuốc này cũng có thể khiến người bệnh gặp phải những tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, đau bụng, ói mửa, tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi và đường ruột, làm tăng nguy cơ gãy xương đùi…
Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp:
Vi khuẩn Hp được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày phổ biến nhất. Để điều trị, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm: Amoxicillin (Amoxil, Augmentin), Clarithromycin (Biaxin), Metronidazole (Flagyl)…
Bệnh nhân cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị nhằm tiêu diệt triệt để và giảm thiểu khả năng tái phát.
Xem ngay: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay, giúp giảm nhanh cơn đau
2. Áp dụng các cách chữa đau dạ dày khẩn cấp từ mẹo dân gian
Để khắc phục nhược điểm này, bệnh nhân có thể áp dụng các cách chữa đau dạ dày từ dân gian sau đây:
Dùng gừng:
Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của gừng tươi có chứa 2 thành phần hoạt chất chính là Oleoresin và Tecpen. Các nhà nghiên cứu coi chúng như 2 loại kháng sinh tự nhiên mà không gây tác dụng phụ.
Để dùng gừng chữa đau dạ dày, bệnh nhân có thể áp dụng cách sau:
- Uống trà gừng: Lấy vài lát gừng tươi cho vào cốc trà nóng để uống vào mỗi sáng.
- Trà gừng mật ong: Gừng tươi ép lấy nước cốt và cho vào cốc nước. Vắt ít nước cốt chanh và cho thêm ít mật ong nguyên chất vào khuấy đều rồi uống.
Sử dụng bạc hà
Bạc hà tươi có thể được dùng với nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như:
- Dùng trực tiếp: Với cách này, bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị ít lá trà bạc hà tươi, đem rửa sạch. Sau đó nhai và nuốt nước.
- Trà bạc hà: Cho ít lá bạc hà vào nồi, đun sôi lên với nước. Dùng nước lá bạc hà để uống hàng ngày để mang đến tác dụng tốt.
Gợi ý: 10 Loại Nước Uống Tốt Cho Người Đau Dạ Dày, Dễ Làm Tại Nhà
Uống nước muối ấm pha loãng
Để áp dụng, bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị một cốc nước ấm, cho ít hạt muối vào và khuấy đều. Sử dụng nước này để pha thành từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ. Không nên uống quá nhanh và quá nhiều nước muối để tránh gây khó chịu.
3. Chườm nóng, xoa bụng
Để thực hiện biện pháp này, bệnh nhân cần thực hiện như sau:
- Cho nước ấm vào một cái chai, đậy nắp kín hoặc cho nước nóng vào túi chườm. Sau đó dùng chúng để chườm lên vùng bụng.
- Chườm nóng có tác dụng giảm co bóp, tăng quá trình lưu thông máu từ đó dịu bớt cơn đau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên giữ ấm cho các bộ phận khác của cơ thể như cổ, chân.
Bài viết đã chia sẻ một số cách chữa đau dạ dày cấp tốc khá hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà . Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là các biện pháp tạm thời, không thể thay thế cho việc điều trị y tế. Nếu cơn đau dữ dội hoặc kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Thử cách chữa đau dạ dày bằng lá bàng ngay tại nhà cực dễ
- Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Buổi Sáng Để Khỏe Cả Ngày?
Từ khóa » Giảm đau Dạ Dày
-
Top 7 Phương Pháp điều Trị đau Bao Tử Dứt điểm Tại Nhà | Medlatec
-
10 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Nhanh Bằng Mẹo Ít Người Biết
-
Mẹo Giảm đau Dạ Dày đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất
-
TOP 10+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà - CDC Cần Thơ
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Giảm đau Dạ Dày | Vinmec
-
Nên Làm Gì Khi đau Dạ Dày? | Vinmec
-
Cách Chữa Đau Dạ Dày Nhanh Nhất Tại Nhà Cực Hiệu Quả
-
TOP 16 Cách Chữa Đau Dạ Dày Dễ Áp Dụng Tại Nhà, Hiệu Quả Cao
-
9 Cách Giảm đau Dạ Dày đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất - DeHP
-
Mách Bạn Mẹo Hay Giúp Giảm Cơn đau Dạ Dày
-
Contactenos_linea106 - Top 8 Cách Chữa đau Dạ Dày Tại Nhà Giảm ...
-
Cách Giảm đau Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả Bạn Nên Biết | TCI Hospital
-
5 Cách Xử Lý đau Dạ Dày Tại Nhà Nhanh Chóng Và Hiệu Quả Nhất
-
10+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh Nhất